PDA

View Full Version : Đề đại học năm 2014


kynamsp
04-07-2014, 10:01 AM
đề thi đại học chính thức mời các bạn chém bất đẳng thức

vinhhop.qt
04-07-2014, 10:20 AM
Câu 9. Cho $x,y,z$ không âm thỏa mãn $x^2+y^2+z^2=2$. Tìm GTLN của biểu thức
$$P=\dfrac{x^2}{x^2+yz+x+1}+\dfrac{y+z}{x+y+z+1}-\dfrac{1+yz}{9}.$$
1. Ta có $\dfrac{x^2}{x^2+yz+x+1}\le \dfrac{x}{x+y+z+1}$ (với $x,y,z$ thỏa mãn yeu cầu bài toán.)
Suy ra $$P\le \dfrac{x+y+z}{x+y+z+1}-\dfrac{1+yz}{9}=1-\left(\dfrac{1}{x+y+z+1}+\dfrac{1+yz}{9}\right).$$
2. Ta cần tìm GTNN của biểu thức $$Q=\dfrac{1}{x+y+z+1}+\dfrac{1+yz}{9}.$$
Sử dụng BĐT $x+(y+z)\le \sqrt{2(x^2+(y+z)^2)}=2\sqrt{1+yz},$ ta suy ra
$$Q\ge \dfrac{1}{2\sqrt{1+yz}+1}+\dfrac{1+yz}{9}.$$
3. Dễ chứng minh được $$\dfrac{1}{2t+1}+\dfrac{t^2}{9}\ge \dfrac{4}{9}\forall t\ge 0.$$
Suy ra $$P\le 1-\dfrac{4}{9}=\dfrac{5}{9}.$$ Dấu bằng xảy ra khi $x=1, y=1, z=0$ hoặc $x=1,y=0,z=1$.

phucbentre
04-07-2014, 10:55 AM
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC KHỐI A, A1 NĂM 2014

Câu 1: (2,0 điểm) Cho hàm số $y = \dfrac{{x + 2}}{{x - 1}}$ (1)

a. Khảo sát sự biến thiên hàm số và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số (1).

b. Tìm tọa độ điểm $M$ thuộc $(C)$ sao cho khoảng cách từ $M$ đến đường thẳng $y=-x$ bằng $\sqrt 2 $.

Câu 2: (1,0 điểm) Giải phương trình $$\sin x + 4\cos x = 2 + \sin 2x$$.

Câu 3: (1,0 điểm) Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường cong $y = {x^2} - x - 3$ và đường thẳng $y=2x+1$.

Câu 4: (1,0 điểm)

a. Cho số phức $z$ thỏa mãn điều kiện $z + \left( {2 + i} \right)\overline z = 3 + 5i$. Tìm phần thực và phần ảo của $z$.

b. Từ một hộp chưa $16$ thẻ được đánh dấu từ $1$ đến $16$, chọn ngẫu nhiên $4$ thẻ. Tính xác suất để $4$ thẻ được chọn đều được đánh số chẵn.

Câu 5: (1,0 điểm) Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$. Cho mặt phẳng $(P):2x+y-2z-1=0$ và đường thẳng $d:\dfrac{{x - 2}}{1} = \dfrac{y}{{ - 2}} = \dfrac{{z + 3}}{3}$. Tìm tọa độ giao điểm của $d$ và $(P)$. Viết phương trình mặt phẳng chứa $d$ và vuông góc với $(P)$.

Câu 6: (1,0 điểm) Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình vuông cạnh $a$, $SD = \dfrac{{3a}}{2}$, hình chiếu vuông góc của $S$ trên mặt phẳng $(ABCD)$ là trung điểm của cạnh $AB$. Tính theo $a$ thể tích khối chóp $S.ABCD$ và khoảng cách từ $A$ đền mặt phẳng $(SBD)$.

Câu 7: (1,0 điểm) Trong mặt phẳng hệ tọa độ $Oxy$ cho hình vuông $ABCD$ có điểm $M$ là trung điểm của $AB$ và $N$ là điểm thuộc đoạn $AC$ sao cho $AN=3NC$. Viết phương trình đường thẳng $CD$, biết rằng $M(1;2)$ và $N(2;-1)$.

Câu 8: (1,0 điểm) Giải hệ phương trình $$\left\{\begin{matrix} x\sqrt {12 - y} + \sqrt {y\left( {12 - {x^2}} \right)} = 12\\ {x^3} - 8x - 1 = 2\sqrt {y - 2} \end{matrix}\right.\left ( x,y \in R \right )$$

Câu 9: (1,0 điểm) Cho $x,y,z$ là các số thực không âm thỏa mãn điều kiện ${x^2} + {y^2} + {z^2} = 2$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức

$$P = \dfrac{{{x^2}}}{{{x^2} + yz + x + 1}} + \dfrac{{y + z}}{{x + y + z + 1}} - \dfrac{{1 + yz}}{9}$$

vinhhop.qt
04-07-2014, 11:01 AM
Câu 8. Giải hệ phương trình $$\left\{\begin{matrix} x\sqrt {12 - y} + \sqrt {y\left( {12 - {x^2}} \right)} = 12\\ {x^3} - 8x - 1 = 2\sqrt {y - 2} \end{matrix}\right.\left ( x,y \in R \right )$$
Theo BĐT $ab\le \dfrac{a^2+b^2}{2}$, ta suy ra $$12=x\sqrt {12 - y} + \sqrt {y\left( {12 - {x^2}} \right)}\le \dfrac{x^2+12-y}{2}+\dfrac{y+12-x^2}{2}=12.$$
Suy ra $x=\sqrt{12-y}$. Thay vào phương trình thứ hai, ta cần giải phương trình $$x^3-8x-1=2\sqrt{10-x^2}.$$
Phương trình tương đương với $$x^3-8x-3=2(\sqrt{10-x^2}-1),$$
$(x-3)(x^2+3x+1)=2\dfrac{9-x^2}{\sqrt{10-x^2}+1}$
Từ đó, ta được $x=3$, hoặc $$x^2+3x+1+2\dfrac{x+3}{\sqrt{10-x^2}+1}=0.$$
Phương trình cuối này vô nghiệm (do $x\ge 0$).
Đáp số $(x,y)=(3,3)$.

mesmoirevent
04-07-2014, 11:28 AM
Câu 8. Đáp án của anh Tất Thu.

Điều kiện: $\begin{cases}|x|\le 2\sqrt{3}\\ 2\le y\le 12\end{cases}$

Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacốpski ta có:

$x\sqrt{12-y}+\sqrt{y(12-x^2)} \le \sqrt{(x^2+12-x^2)(12-y+y)}=12$

Do đó phương trình thứ nhất của hệ tương đương với:

$x\sqrt{y}=\sqrt{12-y}.\sqrt{12-x^2}$

$\leftrightarrow \begin{cases}x\ge 0\\ x^2y=144-12x^2-12y+x^2y\end{cases}$

$\leftrightarrow \begin{cases}x\ge 0\\ y=12-x^2\end{cases}$

Thay vào phương trình thứ 2 ta có:

$$x^3-8x-1=2\sqrt{12-x^2}$$

$$\leftrightarrow x^3-8x-1-2\sqrt{12-x^2}=0$$
$$\leftrightarrow x^3-8x-3+2(1-\sqrt{12-x^2})=0$$
$$\leftrightarrow (x-3)(x^2+3x+1)+2\frac{(x-3)(x+3)}{1+\sqrt{12-x^2}}=0$$
$$\leftrightarrow (x-3)(x^2+3x+1+2\frac{(x+3)}{1+\sqrt{12-x^2}}=0$$ (*)
Vì $x\ge 0$ nên $x^2+3x+1+2\frac{(x+3)}{1+\sqrt{12-x^2}}>0$. Do đó $* \leftrightarrow x=3$ hay $y=3$

Thử lại thấy thoải mãn. Vậy $(x,y)=(3,3)$ là nghiệm duy nhất của chương trình.

hansongkyung
04-07-2014, 08:19 PM
Nói chung đề năm nay ko khó lắm. Ở phòng thi mình ai cũng làm đc 8/9 câu. Mình thì làm đc bài cuối ai ngờ thay số nhầm :sad:
Mức độ đề theo kiểu từ dễ đến khó, chắc đây là thay đổi lớn nhất mà Bộ từng nói. Tính phân loại của đề mình nghĩ rất chuẩn, tiếc là không có phần riêng, chắc các bác sợ tốn giấy :lolz: (trong khi đề lý 5 trang liền)
Là một thí sinh cũng tham dự kì thi tuyển sinh 2014 chúc anh em diễn đàn làm mấy môn còn lại mgon như toán nhé!

tranhongviet
04-07-2014, 08:47 PM
Nói chung đề năm nay ko khó lắm. Ở phòng thi mình ai cũng làm đc 8/9 câu. Mình thì làm đc bài cuối ai ngờ thay số nhầm :sad:
Mức độ đề theo kiểu từ dễ đến khó, chắc đây là thay đổi lớn nhất mà Bộ từng nói. Tính phân loại của đề mình nghĩ rất chuẩn, tiếc là không có phần riêng, chắc các bác sợ tốn giấy :lolz: (trong khi đề lý 5 trang liền)
Là một thí sinh cũng tham dự kì thi tuyển sinh 2014 chúc anh em diễn đàn làm mấy môn còn lại mgon như toán nhé!

câu hình phẳng bác ra bao nhiêu ạ?

einstein1996
04-07-2014, 09:21 PM
Trong tâm trạng một thí sinh đi thi và thay số nhầm, mình chúc anh em Mathscope mai thi Hóa ngon lành 10 điểm nhé :)

dangvip123tb
04-07-2014, 10:02 PM
Em nghĩ câu hệ sau khi dùng bdt ta được đẳng thức (*) thì xét
_ y>3 thì từ pt 2 suy ra x>3 nhưng từ (*) lại suy ra x<3 vô lí.
_ y<3 ttu cũng vô lí.
Do đó x=y=3:lolz2:

tranhongviet
05-07-2014, 12:00 AM
Câu 9: (Đoán max=5/9)
Thay 1+yz=\frac{x^{2}+(y+z)^{2}}{2}.
P=\frac{x^{2}}{x^{2}+yz+x+1}+\frac{y+z}{x+y+z+1}-\frac{1+yz}{9}
suy ra P=\frac{x^{2}}{x^{2}+x+\frac{x^{2}+(y+z)^{2}}{2}}+ \frac{y+z}{x+y+z+1}-\frac{x^{2}+(y+z)^{2}}{18}
Ta có :x^{2}+(y+z)^{2}\geq \frac{(x+y+z)^{2}}{2}
suy ra P\leq \frac{x^{2}}{x^{2}+x+\frac{(x+y+z)^{2}}{4}}+\frac{ y+z}{x+y+z+1}-\frac{(x+y+z)^{2}}{36}
Lại có:x^{2}+\frac{(x+y+z)^{2}}{4}\geq x(x+y+z)
suy ra
P\leq \frac{x^{2}}{x+x(x+y+z)}+\frac{y+z}{x+y+z+1}-\frac{(x+y+z)^{2}}{36}=\frac{x+y+z}{x+y+z+1}-\frac{(x+y+z)^{2}}{36}
Đặt x+y+z=t.
Ta sẽ chứng minh P\leq \frac{5}{9}
Nhưng bđt này luôn đúng vì nó tương đương với \frac{t}{t+1}-\frac{t^{2}}{36}\leq \frac{5}{9}<=> (t-2)^{2}(t+5)\geq 0.
Vậy max = 5/9

CTK9
06-07-2014, 12:19 PM
Hic, mình cùng rất nhiều thằng bạn chết dưới tay câu cuối. Mình thì thấy việc thay $1 = \dfrac{x^2 + y^2 + z^2}{2}$ là gần như bắt buộc và rất mẹo mực. Mình muốn hỏi mọi người là liệu bài này có giải được khi giả thiết thay đổi, ví dụ như $x^2 + y^2 + z^2 = 3$ hay $x + y + z = 3$?

portgas_d_ace
06-07-2014, 12:45 PM
Thì bài này thì người ra đề viết ngược lại mà :!

tranhongviet
06-07-2014, 05:52 PM
Hic, mình cùng rất nhiều thằng bạn chết dưới tay câu cuối. Mình thì thấy việc thay $1 = \dfrac{x^2 + y^2 + z^2}{2}$ là gần như bắt buộc và rất mẹo mực. Mình muốn hỏi mọi người là liệu bài này có giải được khi giả thiết thay đổi, ví dụ như $x^2 + y^2 + z^2 = 3$ hay $x + y + z = 3$?

ý tưởng bài này chủ yếu là thay vào, nhưng bạn xem ,mình có thay 1 = \dfrac{x^2 + y^2 + z^2}{2} vào đâu. Ý tưởng chính là thấy cái 1+yz xuất hiện tới 2 lần, nên cố đưa nó về 1 biểu thức nào đó từ giả thiết. rồi chỉ dùng đánh giá cơ bản thôi.

CTK9
07-07-2014, 01:17 PM
@tranhongviet: bạn đã thay vào để được $1 + yz = \dfrac{x^2 + (y+z)^2}{2}$.
Hic, mình thì ngu tới mức nghĩ rằng dấu bằng xảy ra khi $y=z$ :)

tranhongviet
09-07-2014, 06:37 PM
Nốt đề khối B, D :

tranhongviet
09-07-2014, 10:44 PM
Câu 9 KB:
P=\sqrt{\frac{a}{b+c}}+\sqrt{\frac{b}{c+a}}+\frac{ c}{2(a+b)}
Đặt \frac{a}{c}=x và \frac{b}{c}=y (x,y không cùng bằng không)
Viết lại P=\sqrt{\frac{x}{y+1}}+\sqrt{\frac{y}{x+1}}+\frac{ 1}{2(x+y)}
Ta sẽ chứng minh các đánh giá sau :
\sqrt{\frac{x}{y+1}}\geq \frac{2x}{x+y+1}(1)
\sqrt{\frac{y}{x+1}}\geq \frac{2y}{x+y+1}(2)
Ta có (1) tương đương với:(x+y+1)^{2}\geq 4xy+4x <=> (-x+y+1)^{2}\geq 0 (luôn đúng )
Và \sqrt{\frac{y}{x+1}}=\frac{y}{\sqrt{y(x+1)}}\geq \frac{2y}{x+y+1} nên (2) đúng.
Vậy P\geq \frac{2(x+y)}{x+y+1}+\frac{1}{x+y}
Đặt x+y=t (t>0)
Ta sẽ chứng minh P\geq \frac{3}{2}Chỉ cần chứng minh \frac{2t}{t+1}+\frac{1}{2t}\geq \frac{3}{2} , nhưng nó tương đương với (t-1)^{2}\geq 0.
Vậy min = 3/2 khi a hoặc b bằng không và 2 số còn lại bằng nhau.

Câu 9 KD:
Vì 1\leq x,y\leq 2
nên (x-1)(x-2)\leq 0 và(y-1)(y-2)\leq 0
tương đương với x^{2}\leq 3x-2; y^{2}\leq 3y-2
Suy ra :P=\frac{x+2y}{x^{2}+3y+5}+\frac{y+2x}{y^{2}+3x+5} +\frac{1}{4(x+y-1)}\geq \frac{x+y}{x+y+1}+\frac{1}{4(x+y-1)}
Bây giờ chỉ cần chứng minh \frac{x+y}{x+y+1}+\frac{1}{4(x+y-1)}\geq \frac{7}{8}
(nhưng nó tương đương với (t-3^{2})\geq 0 )
Vậy min = 7/8.
:!:!

osp
10-07-2014, 08:29 AM
Câu hệ khối b:
\left\{\begin{matrix}
(1-y)\sqrt{x-y}+x=2+(x-y-1)\sqrt{y} (1) & & \\
2y^{2}-3x+6y+1=2\sqrt{x-2y}-\sqrt{4x-5y-3} (2)& &
\end{matrix}\right.
đk:$x \geq 2y \geq 0$
(1) tương đương
$(1-y)\sqrt{x-y}=(1-\sqrt{y})(1+y+\sqrt{y})+(1-\sqrt{y})-x(1-\sqrt{y})
\Leftrightarrow 1=y$ hoặc $(1+\sqrt{y})\sqrt{x-y}=1+y+\sqrt{y}+1-x (3)$
$(3)\Leftrightarrow (1+\sqrt{y})(\sqrt{x-y}-1)=-(\sqrt{x-y}+1)(\sqrt{x-y}-1) \Leftrightarrow x=y+1$
sau đó thay xuống (2) và giải tiếp :d

huynhcongbang
11-07-2014, 09:06 AM
Hic, mình cùng rất nhiều thằng bạn chết dưới tay câu cuối. Mình thì thấy việc thay $1 = \dfrac{x^2 + y^2 + z^2}{2}$ là gần như bắt buộc và rất mẹo mực. Mình muốn hỏi mọi người là liệu bài này có giải được khi giả thiết thay đổi, ví dụ như $x^2 + y^2 + z^2 = 3$ hay $x + y + z = 3$?

Thường thì chỉ có những BĐT đối xứng mới "dám" thay đổi các giá trị như thế để tìm đánh giá tương tự thôi bạn. Đề bài này rõ ràng người ta đã tính toán sẵn trước các hệ số, điểm rơi, ... Nếu thay đổi điều kiện ban đầu thì điểm rơi chắc chắc sẽ thay đổi và không có lý do gì để nó là số đẹp, dễ tính được cả. :)