Diễn Đàn MathScope

Diễn Đàn MathScope (http://forum.mathscope.org/index.php)
-   Các Bài Toán Đã Được Giải (http://forum.mathscope.org/forumdisplay.php?f=110)
-   -   Phương pháp quy nạp toán học (http://forum.mathscope.org/showthread.php?t=14380)

batigoal 08-11-2010 09:00 PM

Phương pháp quy nạp toán học
 
Xin mời các bạn dùng phương pháp quy nạp chứng minh:

1. Với mọi số nguyên dương n. Chứng minh rằng:
$\frac{n^3}{3}+\frac{n^5}{5}+\frac{7n}{15} $ là số nguyên.

2.Với mọi số nguyên dương n>=2 đều có thể phân tích được thành tích các số nguyên tố.

3.Với mọi số nguyên dương n. Chứng minh rằng:
$3^n+7^n - 2 $ chia hết 8

duynhan 08-11-2010 10:09 PM

Trích:

Nguyên văn bởi batigoal (Post 69981)
1. Với mọi số nguyên dương n. Chứng minh rằng:
$\frac{n^3}{3}+\frac{n^5}{5}+\frac{7n}{15} $ là số nguyên.

Ta chứng minh:

$3n^5 + 5n^3+ 7n \vdots 15 \forall n \in N* $(1)

(1) đúng với n=1.
Giả sử (1) đúng với $n=k k\in N* $ tức là:

$3k^5 + 5k^3 + 7k \vdots 15 $

Ta cần chứng minh (1) đúng với $n=k+1 $, tức là phải chứng minh:

$3(k+1)^5 + 5(k+1)^3 + 7(k+1) \vdots 15 $

Mà :
$3(k+1)^5 + 5(k+1)^3 + 7(k+1) - (3k^5 + 5k^3 + 7k) \\ =3( (k+1)^4 + k(k+1)^3 + k^2(k+1)^2 + k^3(k+1) + k^4 ) + 5((k+1)^2 + k(k+1) + k^2 ) + 7 \\ = 15 k^4 + 30k^3 + 45k^2 + 30k+ 15 \vdots 15 $

$--> 3(k+1)^5 + 5(k+1)^3 + 7(k+1) \vdots 15 $

Vậy (1) đúng với mọi $n \in N* $


------------------------------
Trích:

Nguyên văn bởi batigoal (Post 69981)
3.Với mọi số nguyên dương n. Chứng minh rằng:
$3^n+7^n - 2 $ chia hết 8

$n=1 $ đúng.
Giả sử $n=k $ đúng.
CM đúng với $n=k+1 $

$3^{k+1}+7^{k+1} - 2 = 3.(3^k+ 7^k -2) + 4.(7^k + 1) \vdots 8 $ do $7^k+1 \vdots 2 $

batigoal 08-11-2010 10:58 PM

Bổ sung thêm phương pháp quy nạp toán học:

Bài1.Chứng minh rằng với mọi số nguyên n>=0 .Ta có:
$1+2^{4n+2}+3^{4n+2}+4^{4n+2}+5^{4n+2}+6^{4n+2} $ chia hết 13

Bài2.Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n.Ta có:
$2^{2^{n}}+3^{2^{n}}+5^{2^{n}} $ chia hết 19

abctom123 09-11-2010 11:53 AM

Giải một bài toán cũng dùng phương pháp quy nạp.
So sánh hai số A & B biết
A=$(2010^{2010}+2011^{2010})^{2011} $

B=$(2010^{2011}+2011^{2011})^{2010} $

duynhan 09-11-2010 05:04 PM

Trích:

Nguyên văn bởi batigoal (Post 70009)
Bổ sung thêm phương pháp quy nạp toán học:

Bài1.Chứng minh rằng với mọi số nguyên n>=0 .Ta có:
$1+2^{4n+2}+3^{4n+2}+4^{4n+2}+5^{4n+2}+6^{4n+2} $ chia hết 13

Đúng với n=1.
Giả sử đúng với n=k
Chứng minh đúng với n=k+1.
Tức là cần chứng minh:

$ 1+ 2^4. 2^{4k+2}+ 3^4.3^{4k+2} + 4^4.4^{4k+2}+5^4. 5^{5k+2} + 6^4.6^{4k+2} \vdots 13 $

hay cần chứng minh:

$1+ 3. 2^{4k+2}+ 3.3^{4k+2} + 9.4^{4k+2}+5^{5k+2} +9.6^{4k+2} \vdots 13 $

Kết hợp giả thiết quy nạp ta cần chứng minh:

$2^{4k+2}+ 3^{4k+2} + 4^{4k+2}+6^{4k+2} \vdots 13 $

mà ta lại có:
$2^{4k+2}+ 3^{4k+2} + 4^{4k+2}+6^{4k+2} \\ = (2^{4k+2}+1)(2^{4k+2}+3^{4k+2}) = (2^{4k+2}+1)(4^{2k+1}+9^{2k+1}) \vdots (9+4) = 13 $
------------------------------
Trích:

Nguyên văn bởi batigoal (Post 70009)
Với mọi nguyên dương n.Ta có:
$2^{2^{n}}+3^{2^{n}}+5^{2^{n}} $ chia hết 19

Đúng với n=1.
Giả sử đúng với n=k
Chứng minh đúng với n=k+1, tức là phải chứng minh:
$4^{2^{k}}+9^{2^{k}}+25^{2^{k}} \vdots 19 $

Ta có: $\begin{cases} 4^{2^{k}} \equiv 15^{2^k}(mod 19) \\ 9^{2^{k}} \equiv 10^{2^k}(mod 19) \\ 25^{2^k} \equiv 6^{2^{k}}(mod 19) \end{cases} $

Bình phương giả thiết quy nạp + điều trên ta có điều phải chứng minh :)

batigoal 09-11-2010 08:47 PM

Mời các bạn chứng minh PP quy nạp toán học (tiếp)

Bài 1: Cho dãy Fibonaci cho bởi : $f_1=f_2=1,f_{n+2}=f_n + f_{n+1} $.CMR với mỗi số tự nhiên n, ta có:
$f_1+f_3+...+f_{2n-1}=f_{2n} $.

Bài 2:Cho dãy Fibonaci cho bởi : $f_1=f_2=1,f_{n+2}=f_n + f_{n+1} $CMR với mỗi số tự nhiên n, ta có:
$f_2+f_4+...+f_{2n}=f_{2n+1}-1 $.

duynhan 09-11-2010 09:15 PM

Trích:

Nguyên văn bởi batigoal (Post 70112)
Mời các bạn chứng minh PP quy nạp toán học (tiếp)

Bài 1: Cho dãy Fibonaci cho bởi : $f_1=f_2=1,f_{n+2}=f_n + f_{n+1} $.CMR với mỗi số tự nhiên n, ta có:
$f_1+f_3+...+f_{2n-1}=f_{2n} $.

n=1 đúng.
giả sử đúng với n=k
TA cần chứng minh đúng với n=k+1

$f_{2k+2} = f_{2k}+f_{2k+1} = f_1+f_3+...+f_{2k-1}+f_{2k+1} $

Vậy CT luôn đúng.

Bài 2:
n=1 đúng.
Giả sử n=k đúng.
CM đúng với n=k+1.

$f_{2n+3}-1 = f_{2n+1}-1 + f_{2n+2} = f_2+f_4+...+f_{2n} + f_{2n+2} $

Vậy CT luôn đúng

batigoal 12-11-2010 11:24 AM

Chứng minh quy nạp
Bài 1:Cho dãy Fibonacci : $f_0=0,f_1=1,f_{n+1}=f_{n}+f_{n-1} $.CMR $f_{n} $ chia hết 2 khi và chỉ khi n chia hết 3

Bài 2: CM với mọi số n nguyên dương ta có:
$1+(\frac{1+\sqrt{17}} {2})^{2^n}+(\frac{1-\sqrt{17}} {2})^{2^n} $ chia hết 5
Bài 3: vội quá post sau

novae 12-11-2010 02:50 PM

Trích:

Nguyên văn bởi batigoal (Post 70485)
Chứng minh quy nạp
Bài 1:Cho dãy Fibonacci : $f_0=0,f_1=1,f_{n+1}=f_{n}+f_{n-1} $.CMR $f_{n} $ chia hết 2 khi và chỉ khi n chia hết 3

$f_{n+3}=f_{n+2}+f_{n+1}=f_{n+1}+f_{n}+f_{n+1}=2f_{ n+1}+f_{n} $
Từ đó suy ra $f_{n+3} \equiv f_{n} \pmod{2} $
$\Rightarrow f_{3k} \vdots 2,f_{3k \pm 1} \not\vdots \, 2 $

batigoal 21-11-2010 10:35 AM

Mời các bạn chứng minh bài toán sau theo pp quy nạp:

Cho các số nguyên không âm a,b,c,d,e,f.CM Rằng mọi số nguyên dương n>=5 đều có thể biểu diễn dưới dạng:
n=a+2b+5c+10d+20e+50f.

batigoal 22-11-2010 08:35 PM

Trích:

Nguyên văn bởi batigoal (Post 71555)
Mời các bạn chứng minh bài toán sau theo pp quy nạp:

Cho các số nguyên không âm a,b,c,d,e,f.CM Rằng mọi số nguyên dương n>=5 đều có thể biểu diễn dưới dạng:
n=a+2b+5c+10d+20e+50f.

Sao bài này diễn đàn chúng ta chưa có ai giải vậy?=p~

namdung 22-11-2010 09:10 PM

Trích:

Nguyên văn bởi batigoal (Post 71745)
Sao bài này diễn đàn chúng ta chưa có ai giải vậy?=p~

Vì bài toán được phát biểu không rõ ràng.

Nếu a, b, c, d, e, f cho trước thì đề không đúng. Còn nếu a, b, c, d, e, f phải tìm thì kết luận là hiển nhiên: chọn a = n, b = c = d = e = f = 0.

batigoal 22-11-2010 09:27 PM

Trích:

Nguyên văn bởi namdung (Post 71753)
Vì bài toán được phát biểu không rõ ràng.

Nếu a, b, c, d, e, f cho trước thì đề không đúng. Còn nếu a, b, c, d, e, f phải tìm thì kết luận là hiển nhiên: chọn a = n, b = c = d = e = f = 0.

Vâng bài toán này em khái quát hóa rút ra từ 1 câu hỏi thực tế mà đời sống chúng ta hay gặp.
Đó là ở cây ATM thường có các loại tiền 10 nghin,20 nghìn,50 nghìn,100 nghìn,200 nghìn và 500 nghìn. mỗi lần số tiền được rút ít nhất là 50 nghìn máy mới hoạt động. câu hỏi đặt ra 1 người muốn rú bất kì số tiền nào >=50 nghìn máy đều đáp ứng được .
Và em muốn thông qua toán học chúng ta cũng có thể chứng minh được với số n đủ lớn bất kì đều có biểu diễn qua được số tờ tiền cho phép.
Mong các thành viên có thể khái quát hóa bài toán này đúng theo tinh thần quy nạp và giải quyết bài toán..


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:51 AM.

Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.

[page compression: 17.12 k/18.50 k (7.45%)]