Xem bài viết đơn
Old 15-03-2010, 12:08 AM   #1
namdung
Administrator

 
Tham gia ngày: Feb 2009
Đến từ: Tp Hồ Chí Minh
Bài gởi: 1,343
Thanks: 209
Thanked 4,066 Times in 778 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới namdung
Các cuộc thi Olympic Toán lợi và hại như thế nào?

Chào các bạn,

Mấy ngày hôm nay đọc các tâm sự của các bạn trên topic về VMO 2010, tôi rất trăn trở. Tôi đọc thấy nhiều sự chán nản, thất vọng. Có bạn còn nói công lao học hành bao nhiêu năm nay đều mất toi chỉ vì một cái đề ... Tôi nghĩ các bạn chưa thật đúng lắm trong suy nghĩ và định hướng của mình. Có thể vì các bạn quá hy vọng nên bây giờ thất vọng. Thực ra, cần phải nhìn vấn đề một cách tỉnh táo hơn.

Tôi rất muốn nói với các bạn những điều gì đó để các bạn hiểu rằng nếu trong cuộc thi này bạn không thành công thì cũng chưa phải là vấn đề gì kinh khủng. Nhưng tôi biết là nói như vậy đôi khi sẽ là sáo rỗng. Tôi đành lấy lời của hai nhà toán học nổi tiếng của Nga để nói chuyện với các bạn.

Nhà Toán học vĩ đại A.N.Kolmogorov viết:
"Các thành tích trong các cuộc thi Olympic đáng được vui mừng và thậm chí tự hào. Những thất bại trong các cuộc thi này thì cũng không cần phải quá buồn". "Để thành công trong các cuộc thi olympic cần một số loại năng khiếu nhất định, mà nói chung là chưa chắc đã cần cho công tác nghiên cứu khoa học. Và ngay việc ấn định thời gian để giải các bài toán đã làm cho một số bài toán trở nên không thể. Nhưng có những bài toán mà lời giải của nó đòi hỏi một thời gian dài để suy nghĩ và hình thành các khái niệm mới. Nhiều bài toán như vậy đã được giải bởi nhà topo học P.S.Aleksandrov. Và không phải ngẫu nhiên mà Pavel Sergeevic nói rằng nếu như thời trẻ của ông mà có Olympic thì chưa chắc ông đã trở thành nhà toán học: các thành tựu trong toán học của ông không phải là kết quả của những sáng tạo nhanh mà là kết quả của một quá trình nhận thức lâu dài và sâu sắc".

Qua các tâm sự của các bạn và qua những thông tin cá nhân, tôi cũng biết được rằng có nhiều bạn đã đặt cược tất cả vào cuộc thi này, tốn rất nhiều thời gian, tinh thần để tập trung cho kỳ thi, vì vậy khi không đạt được như mong muốn thì nỗi thất vọng cũng là dễ hiểu.

Tôi trích dẫn tiếp đây những lời trong bài viết của GS Constantinov, một trong những cựu chiến binh của phong trào Olympic của Nga, Moscow, người đã tổ chức cuộc thi Tournament of Towns và Tournament of Lomonosov. Các bạn học sinh, các thầy giáo có thể đọc và rút ra những kết luận cho riêng mình. Để tôn trọng tác giả cũng như nêu rõ sự độc lập trong quan điểm của tác giả với quan điểm của tôi, tôi dịch nguyên văn phần đầu bài viết của ông (phần nói về Olympic Toán).

Các cuộc thi Olympic Toán lợi và hại như thế nào?

N.N.Constantinov

Khoa học là đấu trường của nhiều cuộc đấu tranh. Đó là cuộc đấu tranh của nhân loại với sự thiếu hiểu biết, và cuộc đấu tranh của các nhà khoa học với hướng đi sai của mình, và là cố gắng đem lại lợi ích cho mọi người, tìm kiếm vẻ đẹp của thế giới, hướng đến danh vọng, vinh quanh, tạo dựng sự nghiệp và kiếm tiền. Để khoa học có thể tồn tại một cách đúng nghĩa của nó, cần phải hỗ trợ nó bằng các lực đẩy khác nhau – từ bên trong và từ bên ngoài. Và nếu như lực đẩy này là phản khoa học và không cao quý thì cũng không có gì là đáng sợ. Quan trọng là sẽ có những lực đẩykhác, những lực đẩy phù hợp với ý nghĩa cao quý nhất của khoa học, được xuất hiện đúng lúc.

Các cuộc thi Olympic toán học được sử dụng như một lực đẩy cho tinh thần thi đấu. Đây chính là sức mạnh và cũng là điểm yếu của các Olympic Toán. Là sức mạnh bởi vì ở lứa tuổi nhỏ, lời kêu gọi thi đấu luôn nhận được sự hưởng ứng trong tâm hồn của mỗi người. Hầu như trong trò chơi trẻ con nào cũng có yếu tố thi đấu. Điều này giải thích tại sao các cuộc thi Olympic lại thành công như thế. Chúng được yêu mến đến nỗi mà qua lịch sử 100 năm tồn tại, phong cách và hình thức tổ chức của chúng vẫn không thay đổi.

Các học sinh phổ thông yêu thích toán và tham gia vào các kỳ thi olympic toán cố gắng để đạt được những kết quả cao nhất. Tinh thần thi đấu đẩy các bạn đến việc tập trung tất cả tinh thần và sức lực trong việc chuẩn bị và chính trong kỳ thi. Garry Casparov trong một bài phỏng vấn nói rằng tất cả những tố chất tốt đẹp trong anh đều nhờ vào Cờ vua. Và trong các cuộc thi khác, chẳng hạn Thế vận hội, nguyên nhân của sự quan tâm to lớn của khán giả chính là ở đó họ được gặp những vận động viên ở trạng thái tập trung cao nhất. Đối với nhà toán học, đạt được trạng thái tập trung cao nhất cũng là một điều quan trọng.

Bên cạnh đó thì cái hại của tinh thần thi đấu cũng rất rõ ràng. Trước hết khoa học là một kho tàng rộng lớn và bao nhiêu người vào đó cũng không chật. Tinh thần thi đấu đẩy đám đông con người vào những con đường hẹp. Con người trong khoa học đánh giá cao cái tôi độc nhất của mình, trong khi đó tinh thần thi đấu lại đẩy con người chấp nhận những quy tắc của thời đại cũ, theo đuổi những vinh quang của người khác, cố gắng lặp lại những vinh quang đó thay vì đi tìm vị trí riêng của mình. Người học sinh đam mê các cuộc thi Olympic sẽ dành hết thời gian học của mình ở các lớp trên cho những đam mê của mình. Và ngay cả nếu như cậu ta đạt được những thành tích xuất sắc, thì cái giá phải trả cũng rất lớn, bởi vì để làm được điều này, một phần của cuộc sống sáng tạo của cậu sẽ bị mất đi.

Việc tổ chức các kỳ thi Olympic, kể cả quốc gia và quốc tế đều tuân thủ tinh thần thi đấu, và ngoài cái hại của tinh thần thi đấu lại nảy sinh cái hại của chính sự tuân thủ này. Trong số hàng chục ngàn học sinh tham gia vào các kỳ thi này, tất cả (ngoại trừ vài chục em được tham gia các kỳ thi quốc tế) đều sẽ ở một giai đoạn nào đó trở thành người thua cuộc. Điều này mâu thuẫn với nhiệm vụ chính của các cuộc thi Olympic – thúc đẩy các học sinh có năng khiếu đến với khoa học. Các cuộc thi với nhiều vòng (cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia, chọn đội tuyển, cấp quốc tế) đã tạo ra một nghề mới – olympian – những người thợ giải những bài toán có dạng đặc biệt. Rất nhiều olympian, nhất là các học sinh ở tỉnh lẻ, sau này rất khó khăn khi đến với toán học thực sự.

Các cuộc thi Olympic tạo ra hai truyền thống lựa chọn đề toán: khoa học và phản khoa học. Phù hợp với truyền thống khoa học, dành cho các cuộc thi olympic người ta sáng tác ra những bài toán đẹp và thú vị, trong đó ở dạng cô đọng nhất ẩn chứa những sự kiện và ý tưởng toán học. Những bài toán như thế sẽ được nhớ lâu. Nó sẽ đem lại niềm vui cho cả học sinh, cả thầy giáo, và cả những nhà toán học chuyên nghiệp, và những người yêu thích cái đẹp, ví dụ như các thế cờ hay, các trò đối vui nát óc. Các bài toán olympic tốt còn có thể có ý nghĩa khoa học thực sự, nhiều nhà toán học đôi khi phát biểu những sự kiện và mối quan hệ toán học dưới dạng các bài toán. Đôi khi những bài toán này cho phép có một góc nhìn khác cho những vấn đề cũ.

Truyền thống phản khoa học sinh ra những bài toán quái thai, cũng tranh giành tên gọi “bài toán mới”, “ý tưởng mới” nhưng thực ra là lặp đi lặp lại một cách trơ trẽn những ảo thuận toán học cũ rích. Người ta có thể luyện cho các đội học sinh giỏi làm những bài toán kiểu này và để đạt được những thành tích cao trong các kỳ thi, nhưng những hoạt động như vậy không liên quan gì đến việc quảng bá toán học.

(Trích bài viết “Cuộc thi toán các thành phố và Olympic Toán học, đăng trên tạp chí “Quảng bá toán học” số 1/1997.)
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
namdung is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 52 Users Say Thank You to namdung For This Useful Post:
18pct (16-03-2010), beyondinfinity (16-03-2010), chihao6x (16-03-2010), chinsu_nsl (30-09-2010), conan236 (16-03-2010), congbeo (23-03-2010), cun (21-03-2010), dduclam (15-03-2010), G.Perelman (12-05-2010), Galois_vn (13-07-2010), hnhuongcoi (28-04-2010), hoangia (03-04-2010), hoa_thuy_tjnh (10-04-2010), hoduckhanhgx (17-05-2012), hophinhan_LHP (15-03-2010), hungdo (16-04-2010), huyetdao_tama (16-03-2010), huynshin (02-04-2010), kfgauss (13-07-2010), kidfromheaven (15-03-2010), kimlinh (15-03-2010), king_k0m_n (15-03-2010), king_math96 (01-05-2010), lady_kom4 (18-03-2010), lamlaituday (19-03-2010), lovemaths_hn (17-03-2010), manhpro (15-03-2010), materazzi (15-03-2010), Minh Tuấn (18-03-2010), Mr Stoke (15-03-2010), n.v.thanh (15-03-2010), nbkschool (16-03-2010), ndcj2 (18-03-2010), ngocson_dhsp (15-03-2010), nguyenthephuc (16-03-2010), nguyenvannam (16-03-2010), phuonglvt (15-03-2010), Poincare (15-03-2010), quangbynh (15-03-2010), quanghuyhl07 (18-03-2010), Quydo (13-04-2011), Talent (15-03-2010), thanhquang0410 (12-08-2010), thuabochay (19-09-2010), thuythuy (22-03-2010), tientoanntt (21-03-2010), toanlc_gift (16-03-2010), toantdh (15-03-2010), vduy2005 (19-03-2010), vjpbozz (24-07-2010), votronghieu (15-03-2010), vănđhkh (15-03-2010)
 
[page compression: 20.87 k/22.00 k (5.14%)]