Xem bài viết đơn
Old 21-12-2013, 04:11 PM   #4
mathandyou
Moderator
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Đến từ: HCMUS
Bài gởi: 557
Thanks: 259
Thanked 402 Times in 216 Posts
Tiếp tục với bổ đề...
Bài 9.Chứng minh rằng với mọi số nguyên tố $p$ thì $p^3+ \frac{p-1}{2}$ không là tích hai số tự nhiên liên tiếp.
Giải:
Từ đề bài dễ có p lẻ.
Đặt $p^3+ \frac{p-1}{2}=n(n+1)$.(n là số tự nhiên).
+)$p=4k+1$:Khi đó dễ có VT lẻ.(vô lí vì tích hai số liên tiếp luôn chẳn).
+)$p=4k+3$:
Từ đẳng thức ta biến đổi thành:$4p^3+2p=(2n+1)^2+1$.(Nhân 4 vào 2 vế)
suy ra $(2n+1)^2+1 \vdots p$.Vô lí theo hệ quả.

10.Chứng minh rằng:Không tồn tại số tự nhiên n sao cho $n^7+7$ là số chính phương.
Giải:
Khi không thể làm gì thì phản chứng rất hiệu quả.
Giả sử tồn tại n thỏa mãn,khi đó $n^7+7=m^2$,với m là một số tự nhiên.
Ta có:$n^7+2^7=m^2+11^2$
$\rightarrow (n+2)(n^6-2n^5+4n^4-8n^3+16n^2-32n+2^6)=m^2+11^2$.
vì $m^2\equiv 0,1 (mod 4)$ và $11^2 \equiv 1 (mod 4)$ nên ta suy ra $VP \equiv 1,2 (mod 4).$
Lại có:$2^7 \equiv 0 (mod 4)$ và $n^7 \equiv 0,1,-1 (mod 4)$ nên $VT \equiv 0,1,-1 (mod 4).$
Do đó $VT \equiv VP \equiv 1 (Mod 4)$ và $n \equiv 1 (mod 4).$
Từ đó $ n+2 \equiv 3 (mod 4)$ nên $n+2$ sẽ có ước nguyên tố $p=4i+3.$
Theo bổ đề thì $11 \vdots p$,nên $p=11,m=11k$
$\rightarrow VP \vdots 11^2$ nên $VT \vdots 11^2.$
Ta lại có:$n^6-2n^5+...+2^6 \equiv 8 (mod 11)$ (vì $n\equiv -2 (mod 11))$.
nên $n+2 \vdots 11^2 \rightarrow n=11^2h-2$ và $h$ là ước dương của $k^2+1$.
Suy ra $h \equiv 1 (mod 4)$,Vì vậy $n \equiv 3 (mod 4)$ (vô lí).
Nên ta có đpcm.


11.Tìm các số nguyên dương a,b,c sao cho $a^2=b^c-3$
Giải:
Tiếp tục phản chứng.
Ta viết đẳng thức lại thành:$a^2+4=(b+1)(b^{c-1}-b^{c-2}+..+b-1).$
*Nếu $b=4k+2$ thì $b+1=4k+3$, dễ có ngay điều vô lí theo bổ đề.
*Nếu $b=4k+1$ thì $b+1 \equiv 2 mod 4 và (b^{c-1}-b^{c-2}+..+b-1) \equiv 1 (mod 4)$.
từ đó $VT \equiv VP \equiv 2 (mod 4)$.Vô lí.
*Nếu $b=4k+3$ thì $(b^{c-1}-b^{c-2}+..+b-1) \equiv -1 (mod 4)$.
Theo bổ đề dễ có điều vô lí.
*Nếu $b=4k$ thì $b^c \equiv 0 (mod 8)$ .
khi đó: $b^c-3 \equiv -3 (mod 8)$,vô lí vì một scp chia 8 không có số dư là -3.
Vậy ta có dpcm.

12.Chứng minh rằng:không tồn tại số nguyên tố p sao cho:$3^p+19(p-1)$ là số chính phương.
Giải:
Tiếp tục phản chứng nào...
Đặt $3^p+19(p-1)=n^2$ (n là một số nguyên).
*Nếu $p=2$.Ta có:$n^2=28$(!!!)
*Nếu $p>2$,$p$ lẻ.
+)$p=4k+1$:
Ta có $3 \equiv -1 (mod 4)$ nên $3^p \equiv -1 (mod 4)$.
$19 \equiv 3 mod 4,p-1 \equiv 0 (mod 4)$
Do đó $VT \equiv -1 (mod 4) $(Vô lí!!)
+)$p=4k+3$:
$3^p \equiv 3 (mod p)$.
$19(p-1) \equiv -19 (mod p)$.
nên $VT \equiv -16 (mod p)$.
Do đó $n^2+16 \vdots p$.
Từ cái bổ đề ấy,ta có:$16 \vdots p$. (vô lí rồi).
Vậy ta có dpcm.

------------------------------
Trích:
Nguyên văn bởi quocbaoct10 View Post
Bài 6 (IMO 1970) Tìm $n$ nguyên dương để tập $\{n,n+1,n+2,n+3,n+4,n+5\}$ có thể phân hoạch thành 2 tập $A$ và $B$ sao cho tích của tất cả các phần tử ở tập này bằng tích của tất cả các phần tử ở tậpkia. (ví dụ như chia được 2 tập $A=\{n+1,n+2\}; B=\{n,n+3,n+4,n+5\}$ thì $(n+1).(n+2)=n.(n+3)(n+4).(n+5) )$
Thực chất bài này và bài tổng quát là một ứng dụng của hệ thặng dư và định lí Wilson,thêm chút là cái bình phương chia 4.Mở rộng cũng như những bài toán tương tự bài này xuất hiện khá nhiều trong các cuộc thi sau đó.
vd: :Chứng minh rằng:Không thể chia một tập hợp gồm 18 phần tử là các số nguyên dương liên tiếp thành 2 tập A và B sao cho tích các phần tử của A bằng tích các phần tử của B.
Bài toán tổng quát của @Huy chứng minh cũng tương tự.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Xét cho cùng, phần thưởng cao quý nhất mà công việc mang lại không phải là thứ bạn nhận được, mà nó vẽ nên chân dung con người bạn ra sao.

[Only registered and activated users can see links. ]

thay đổi nội dung bởi: mathandyou, 21-12-2013 lúc 04:44 PM Lý do: Tự động gộp bài
mathandyou is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to mathandyou For This Useful Post:
Juliel (21-12-2013), pco (21-12-2013), quocbaoct10 (21-12-2013)
 
[page compression: 17.62 k/18.86 k (6.58%)]