Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tài Liệu > Đề Thi > Đề Thi HSG Cấp Quốc Gia

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 17-01-2013, 03:23 AM   #1
huynhcongbang
Administrator

 
huynhcongbang's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Đến từ: Ho Chi Minh City
Bài gởi: 2,413
Thanks: 2,165
Thanked 4,188 Times in 1,381 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới huynhcongbang
Đề thi HSG cấp quốc gia của Trung Quốc năm 2013

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
TRUNG QUỐC NĂM 2013


Ngày thi thứ nhất.

Bài 1.
Cho hai đường tròn ${{K}_{1}},{{K}_{2}}$ có bán kính khác nhau cắt nhau tại hai điểm phân biệt là $A,B.$ Gọi $C,D$ là hai điểm trên ${{K}_{1}},{{K}_{2}}$ theo thứ tự đó sao cho $A$ là trung điểm của đoạn $CD.$ Tia $DB$ cắt ${{K}_{1}}$ tại điểm $E,$ tia $CB$ cắt ${{K}_{2}}$ tại điểm $F.$ Gọi ${{l}_{1}},{{l}_{2}}$ lần lượt là các trung trực của $CD,EF.$
a. Chứng minh rằng ${{l}_{1}},{{l}_{2}}$ có đúng một điểm chung, kí hiệu là $P.$
b. Chứng minh rằng $CA,AP,PE$ là ba cạnh của một tam giác vuông nào đó.

Bài 2.
Tìm tất cả các tập hợp các số nguyên $S$ khác rỗng sao cho $3m-2n\in S$ với mọi $m,n\in S$ (không nhất thiết phân biệt).

Bài 3.
Tìm tất cả các giá trị thực dương của $t$ sao cho: tồn tại một tập hợp vô hạn $X$ các số thực sao cho bất đẳng thức sau $$\max \left\{ \left| x - (a-d) \right|,\left| y-a \right|,\left| z-(a+d) \right| \right\}>td$$ thỏa mãn với mọi số $x,y,z\in X$ (không nhất thiết phân biệt) và với mọi số thực $a$ và mọi số thực dương $d.$

Ngày thi thứ hai.

Bài 4.
Cho $n\ge 2$ là một số nguyên. Xét $n$ tập hợp hữu hạn ${{A}_{1}},{{A}_{2}},{{A}_{3}},...,{{A}_{n}}$ sao cho $$\left| {{A}_{i}}\Delta {{A}_{j}} \right|=\left| i-j \right|,\forall i,j\in \left\{ 1,2,3,...,n \right\}.$$ Tìm giá trị nhỏ nhất của $\sum\limits_{i=1}^{n}{\left| {{A}_{i}} \right|}$, trong đó ${{A}_{i}}\Delta {{A}_{j}}=\left\{ \left( x\in {{A}_{i}}\wedge x\notin {{A}_{j}} \right)\vee \left( x\in {{A}_{j}}\wedge x\notin {{A}_{i}} \right) \right\}$.

Bài 5.
Với mỗi số nguyên dương $n$ và $0\le i\le n,$ đặt $c(n,i)\equiv C_{n}^{i}\text{ }(\bmod \text{ }2)$ với $c(n,i)\in \left\{ 0,1 \right\}.$
Xét $f(n,q)=\sum\limits_{i=0}^{n}{c(n,i)\cdot {{q}^{i}}}$ với $m,n,q$ là các số nguyên dương và $q+1\ne {{2}^{\alpha }}$ với mọi $\alpha \in \mathbb{N}.$ Chứng minh rằng nếu $f(m,q)\left| f(n,q) \right.$ thì $f(m,r)\left| f(n,r) \right.$ với mọi số nguyên dương $r.$

Bài 6.
Cho $m,n$ là các số nguyên dương. Tìm giá trị nhỏ nhất của số nguyên dương $N$ sao cho: Nếu tồn tại một tập hợp $S$ các số nguyên dương chứa một hệ thặng dư đầy đủ theo modulo $m$ mà $\left| S \right|=N$ thì tồn tại một tập con khác rỗng $A\subseteq S$ mà $n\left| \sum\limits_{x\in A}{x} \right. .$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
File Kèm Theo
Kiểu File : pdf De Thi CMO 2013.pdf (159.0 KB, 512 lần tải)
__________________
Sự im lặng của bầy mèo
huynhcongbang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 15 Users Say Thank You to huynhcongbang For This Useful Post:
blackholes. (10-02-2013), caubemetoan96 (17-02-2013), cool hunter (22-01-2013), dvtruc (26-01-2013), Gin Mellkior (19-01-2013), hieu1411997 (19-01-2013), hoang_kkk (17-01-2013), liverpool29 (17-01-2013), Mashimaru (10-02-2013), nghiepdu-socap (17-01-2013), nguyenxuanthai (10-05-2013), pmn_t1114 (21-01-2013), thanhgand (17-01-2013), thaygiaocht (17-01-2013), Trànvănđức (10-02-2013)
Old 17-01-2013, 10:39 AM   #2
liverpool29
+Thành Viên+
 
liverpool29's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2010
Đến từ: hue
Bài gởi: 348
Thanks: 425
Thanked 560 Times in 237 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi huynhcongbang View Post

Bài 1.
Cho hai đường tròn ${{K}_{1}},{{K}_{2}}$ có bán kính khác nhau cắt nhau tại hai điểm phân biệt là $A,B.$ Gọi $C,D$ là hai điểm trên ${{K}_{1}},{{K}_{2}}$ theo thứ tự đó sao cho $A$ là trung điểm của đoạn $CD.$ Tia $DB$ cắt ${{K}_{1}}$ tại điểm $E,$ tia $CB$ cắt ${{K}_{2}}$ tại điểm $F.$ Gọi ${{l}_{1}},{{l}_{2}}$ lần lượt là các trung trực của $CD,EF.$
a. Chứng minh rằng ${{l}_{1}},{{l}_{2}}$ có đúng một điểm chung, kí hiệu là $P.$
b. Chứng minh rằng $CA,AP,PE$ là ba cạnh của một tam giác vuông nào đó.
Câu a: Ta có $\widehat{CAE}=\widehat{CBE}=180-\widehat{FBD}=\widehat{BAD}$ nên $AP$ là phân giác $\widehat{EAF}$.
Suy ra giao đỉêm của $l_1,l_2$ là điểm chính giữa cung $EF$ của đường tròn $(AEF)$ nên ta có điều cần chứng minh.
Câu b: Ta sẽ chứng minh $AP^2=PE^2+AC^2$.
Ta có: $AP^2=PD^2-AC^2$, nên ta quy về chứng minh $2AC^2=PD^2-PE^2$. (*)
Ta cũng có: $2AC^2=DA.DC=DB.DE$. (1)
Mặt khác: $\widehat{EPF}=2.\widehat{CAE}=2.\widehat{FBE}$, mà $P$ cũng thuộc đường trung trực $EF$, nên ta suy ra $P$ là tâm đường tròn $(EFB)$.
Từ đây, theo phương tích, ta có $DP^2-PE^2=DB.DE$. (2)
Từ $(1),(2)$ ta có (*) nên suy ra điều cần chứng minh.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
LIFE HAS SENT TO US A MIRACLE, IT'S GEOMETRY

"Don't try your best. Do your best."
liverpool29 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to liverpool29 For This Useful Post:
huynhcongbang (17-01-2013), nguyenxuanthai (10-05-2013), philomath (17-01-2013), thaygiaocht (17-01-2013), TNP (17-01-2013)
Old 19-01-2013, 05:10 PM   #3
kien10a1
+Thành Viên+
 
kien10a1's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Đến từ: Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
Bài gởi: 371
Thanks: 43
Thanked 263 Times in 153 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới kien10a1
Trích:
Nguyên văn bởi liverpool29 View Post
Câu a: Ta có $\widehat{CAE}=\widehat{CBE}=180-\widehat{FBD}=\widehat{BAD}$ nên $AP$ là phân giác $\widehat{EAF}$.
Suy ra giao đỉêm của $l_1,l_2$ là điểm chính giữa cung $EF$ của đường tròn $(AEF)$ nên ta có điều cần chứng minh.
Câu b: Ta sẽ chứng minh $AP^2=PE^2+AC^2$.
Ta có: $AP^2=PD^2-AC^2$, nên ta quy về chứng minh $2AC^2=PD^2-PE^2$. (*)
Ta cũng có: $2AC^2=DA.DC=DB.DE$. (1)
Mặt khác: $\widehat{EPF}=2.\widehat{CAE}=2.\widehat{FBE}$, mà $P$ cũng thuộc đường trung trực $EF$, nên ta suy ra $P$ là tâm đường tròn $(EFB)$.
Từ đây, theo phương tích, ta có $DP^2-PE^2=DB.DE$. (2)
Từ $(1),(2)$ ta có (*) nên suy ra điều cần chứng minh.
Thực ra là câu a của bài này liverpool29 giải chưa chính xác đâu.
Điểm P thuộc trung trực EF, phân giác $\widehat{AEF} $ nhưng nếu tam giác AEF cân tại A thì ...
Ý của bài toán là chứng minh CD,EF không song song,
Có một cách khá phức tạp: giả sử $EF $song song với $CD $, $CE $ cắt $DF $ tại $R $, theo bổ đề hình thang ta suy ra $RB $ đi qua trung điểm $CD $ là $A $, suy ra $R $ thuộc trục đẳng phương của $K_1 $,$K_2 $, suy ra tam giác $RCD $ cân tại $R $, kết hợp $A $ là trung điểm $CD $ được $K_1 $ và $K_2 $ có bán kính bằng nhau- vô lí.

$C_2 $: giả sử $AE=AF $, từ cặp tam giác đồng dạng $ACF $ và $AED $ ta suy ra $AE.AF=AC.AD $, suy ra $AE=AF=AC=\frac{CD}{2} $.
Do vậy $\widehat{CFD}=90^0\Rightarrow \widehat{BAD}=90^0 $ nên tam giác $BCD $ cân tại $B $, suy ra $K_1,K_2 $ có bán kính bằng nhau.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Quay về với nơi bắt đầu

thay đổi nội dung bởi: kien10a1, 19-01-2013 lúc 05:19 PM
kien10a1 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to kien10a1 For This Useful Post:
liverpool29 (19-01-2013)
Old 19-01-2013, 05:55 PM   #4
liverpool29
+Thành Viên+
 
liverpool29's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2010
Đến từ: hue
Bài gởi: 348
Thanks: 425
Thanked 560 Times in 237 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi kien10a1 View Post
Thực ra là câu a của bài này liverpool29 giải chưa chính xác đâu.
Điểm P thuộc trung trực EF, phân giác $\widehat{AEF} $ nhưng nếu tam giác AEF cân tại A thì ...
Cảm ơn anh đã nhắc nhở
Em chỉnh sửa như sau:
Giả sử $AE=AF$. Từ đây suy ra $\Delta CAE =\Delta DAF$.
Từ đây thông qua biến đổi góc, ta có $\widehat{CBA}=\widehat{ABD}$.
Suy ra $CB=CD$. Mặt khác, ta chứng minh được $\widehat{BK_1C}=\widehat{BK_2D}$, nên suy ra $K_1B=K_2B$, suy ra vô lí vì bán kính hai đường tròn khác nhau.
Ta có điều cần chứng minh.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
LIFE HAS SENT TO US A MIRACLE, IT'S GEOMETRY

"Don't try your best. Do your best."
liverpool29 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-02-2013, 02:50 AM   #5
Mashimaru
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2008
Bài gởi: 89
Thanks: 19
Thanked 70 Times in 28 Posts
Bài 4.

Bằng quy nạp, ta sẽ chứng minh rằng kết quả là $\lfloor \frac{n^2}{4} \rfloor + 2$. Hai trường hợp cơ sở với $n = 2$ và $n = 3$ có thể dễ dàng kiểm tra. Giả sử kết quả với $1, 2, ..., n$, ta chứng minh kết quả với $n + 1$. Thật vậy, vì $|A_1 \Delta A_{n + 1}| = n$ nên ta có $|A_1| + |A_{n + 1}| \geq n$ (nhìn thấy theo nguyên lý bù trừ hoặc biểu đồ Venn), do đó
$$\sum_{i = 1}^{n + 1} |A_i| = |A_1| + |A_{n + 1}| + \sum_{i = 2}^{n} |A_i| \geq n + \lfloor \frac{(n - 1)^2}{4} \rfloor + 2 = \lfloor \frac{(n + 1)^2}{4} \rfloor$$
Vậy quy nạp được hoàn tất. Trường hợp có dấu bằng được xây dựng như sau. Đặt $k = \lfloor \frac{n}{2} \rfloor$. Ta lấy $A_i = \{1, 3, ..., 2(k - i) + 1\}$ với $i = 1, 2, ..., k$, $A_{k + 1} = \{1, 2\}$ và $A_i = \{2, 4 , ..., 2(i - k - 1) \}$ với $i = k + 2, ..., n$.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Mashimaru is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Mashimaru For This Useful Post:
MathForLife (10-02-2013), nguyenxuanthai (10-05-2013)
Old 10-02-2013, 10:26 AM   #6
kien10a1
+Thành Viên+
 
kien10a1's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Đến từ: Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
Bài gởi: 371
Thanks: 43
Thanked 263 Times in 153 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới kien10a1
Trích:
Nguyên văn bởi Mashimaru View Post
Bài 4.

Bằng quy nạp, ta sẽ chứng minh rằng kết quả là $\lfloor \frac{n^2}{4} \rfloor + 2$. Hai trường hợp cơ sở với $n = 2$ và $n = 3$ có thể dễ dàng kiểm tra. Giả sử kết quả với $1, 2, ..., n$, ta chứng minh kết quả với $n + 1$. Thật vậy, vì $|A_1 \Delta A_{n + 1}| = n$ nên ta có $|A_1| + |A_{n + 1}| \geq n$ (nhìn thấy theo nguyên lý bù trừ hoặc biểu đồ Venn), do đó
$$\sum_{i = 1}^{n + 1} |A_i| = |A_1| + |A_{n + 1}| + \sum_{i = 2}^{n} |A_i| \geq n + \lfloor \frac{(n - 1)^2}{4} \rfloor + 2 = \lfloor \frac{(n + 1)^2}{4} \rfloor$$
Vậy quy nạp được hoàn tất. Trường hợp có dấu bằng được xây dựng như sau. Đặt $k = \lfloor \frac{n}{2} \rfloor$. Ta lấy $A_i = \{1, 3, ..., 2(k - i) + 1\}$ với $i = 1, 2, ..., k$, $A_{k + 1} = \{1, 2\}$ và $A_i = \{2, 4 , ..., 2(i - k - 1) \}$ với $i = k + 2, ..., n$.
Nếu các tập $A_i $ mà có thể rỗng thì đáp số là $\left [ n^2/4 \right ] $ ạ
Cách chứng minh hoàn toàn tương tự.
Ta có thể xây dựng ví dụ cho $n=2k $:
$A_ { k } = { 1 } ,A_{k+1}=\o ,A_{k-i}= { 1,3,5,...,2i+1 } ,A_{k+i}= { 2,4,6,..,2i-2 } $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Quay về với nơi bắt đầu
kien10a1 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-05-2013, 02:17 PM   #7
analysis90
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Bài gởi: 89
Thanks: 46
Thanked 39 Times in 23 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Mashimaru View Post
Bài 4.

Bằng quy nạp, ta sẽ chứng minh rằng kết quả là $\lfloor \frac{n^2}{4} \rfloor + 2$. Hai trường hợp cơ sở với $n = 2$ và $n = 3$ có thể dễ dàng kiểm tra. Giả sử kết quả với $1, 2, ..., n$, ta chứng minh kết quả với $n + 1$. Thật vậy, vì $|A_1 \Delta A_{n + 1}| = n$ nên ta có $|A_1| + |A_{n + 1}| \geq n$ (nhìn thấy theo nguyên lý bù trừ hoặc biểu đồ Venn), do đó
$$\sum_{i = 1}^{n + 1} |A_i| = |A_1| + |A_{n + 1}| + \sum_{i = 2}^{n} |A_i| \geq n + \lfloor \frac{(n - 1)^2}{4} \rfloor + 2 = \lfloor \frac{(n + 1)^2}{4} \rfloor$$
Vậy quy nạp được hoàn tất. Trường hợp có dấu bằng được xây dựng như sau. Đặt $k = \lfloor \frac{n}{2} \rfloor$. Ta lấy $A_i = \{1, 3, ..., 2(k - i) + 1\}$ với $i = 1, 2, ..., k$, $A_{k + 1} = \{1, 2\}$ và $A_i = \{2, 4 , ..., 2(i - k - 1) \}$ với $i = k + 2, ..., n$.
Với $n=3$ xét $|A_1|=|A_3|=1$, với $A_1,A_3$ không giao nhau và $A_2$ là tập rỗng. Với ba tập hợp như vậy ta thấy thoả mãn yêu cầu bài toán nhưng $\Sigma|A_i|=2$? Tong bài này tôi có một nhận xét nhỏ là có nhiều nhất một tập bằng rỗng.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
analysis90 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:59 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 78.08 k/87.25 k (10.51%)]