Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tài Liệu > Đề Thi > Các Đề Thi Khác

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 18-07-2014, 10:54 PM   #1
mathandyou
Moderator
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Đến từ: HCMUS
Bài gởi: 557
Thanks: 259
Thanked 402 Times in 216 Posts
Đề thi trường hè Lê Quý Đôn

Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng
Trường Hè Toán HỌc 2014
Kiểm Tra Chất Lượng
Thời gian: 180, Ngày: 17-07-2014

Bài 1: Cho tam giác $ABC$ có đường tròn nội tiếp $(I)$ tiếp xúc $BC$ tại $D$. Gọi $M$ là trung điểm $BC$ và $K$ là trực tâm tam giác $IAC$
a. Chứng minh $DK$ vuông góc $IM$
b. Gọi $H,L$ lần lượt là trực tâm tam giác $IBC,IAB$. Gọi $X$ là điểm đối xứng của $D$ qua $IM$ và các điểm $Y,Z$ xác định tương tự. Chứng minh $HX,KY,LZ$ đồng quy

Bài 2:Tìm hằng số $k$ nhỏ nhất sao cho với mọi số thực dương $a,b,c$ thỏa mãn $a+b+c=3$ thì luôn có bất đẳng thức:
$$k(a^4+b^4+c^4-3)\geq a^3+b^3+c^3+3abc-6$$

Bài 3: Tìm $f: [0,+\propto )\rightarrow [0,+\propto )$ thỏa: $f(x^2)+f(y)=f(x^2+y+xf(4y))$ với mọi $x,y \geq 0$

Bài 4: Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp $(O)$. Gọi $E,F,G$ theo thứ tự là giao điểm của các cặp đường thẳng $AB$ và $CD, BC$ và $DA, AC$ và $BD$. Các đường tròn $(DAE), (DCF)$ cắt nhau tại điểm thứ hai là $H$. Phân giác của góc $AHB$ cắt $AB$ tại $I$, phân giác góc $DHC$ cắt $CD$ tại $J$. Chứng minh $I,G,J$ thẳng hàng

Bài 5: Các số $1,2,...,n^2$ được điền vào bảng kích thước $n$x$n$ theo cách như hình vẽ bên dưới. Ta xóa đi n số từ bảng, sao cho không có hai số nào được xóa cùng hàng cũng như không có hai số nào được xóa cùng cốt. Tìm tổng các số còn lại của bảng

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Xét cho cùng, phần thưởng cao quý nhất mà công việc mang lại không phải là thứ bạn nhận được, mà nó vẽ nên chân dung con người bạn ra sao.

[Only registered and activated users can see links. ]
mathandyou is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to mathandyou For This Useful Post:
greg_51 (19-07-2014), kinhluannguyen (19-07-2014), quocbaoct10 (18-07-2014)
Old 19-07-2014, 03:59 PM   #2
JokerNVT
+Thành Viên Danh Dự+
 
JokerNVT's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Đến từ: Trần Đại Nghĩa high school
Bài gởi: 571
Thanks: 206
Thanked 355 Times in 241 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi mathandyou View Post
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng
Trường Hè Toán HỌc 2014
Kiểm Tra Chất Lượng
Thời gian: 180, Ngày: 17-07-2014

Bài 1: Cho tam giác $ABC$ có đường tròn nội tiếp $(I)$ tiếp xúc $BC$ tại $D$. Gọi $M$ là trung điểm $BC$ và $K$ là trực tâm tam giác $IAC$
a. Chứng minh $DK$ vuông góc $IM$
b. Gọi $H,L$ lần lượt là trực tâm tam giác $IBC,IAB$. Gọi $X$ là điểm đối xứng của $D$ qua $IM$ và các điểm $Y,Z$ xác định tương tự. Chứng minh $HX,KY,LZ$ đồng quy
a) Chứng minh $DK$ vuông góc $IM$
Gọi $E$ là giao điểm $AI$ với $KC$, $H$ là giao điểm $KD$ với $IM$, $N$ là giao điểm của $AB$ với $KC$, $S$ là giao điểm của $BC$ và $AK$. $F$ là hình chiếu của $I$ lên $AC$, $R$ là hình chiếu của $I$ lên $AB$.
Từ giả thiết ta suy ra:
*$E,D,I,F,C$ cùng thuộc 1 đường tròn
$\Rightarrow S,D,E,K$ cùng thuộc 1 đường tròn (1)
*$E$ là trung điểm $CN$
$\Rightarrow ME\parallel BN$
$\Rightarrow \widehat{MEC}=\widehat{ANC}=\widehat{ACN}$
$\Rightarrow \widehat{IEM}=\dfrac{\widehat{BAC}}{2}$
Mà $\widehat{ISM}=\dfrac{\widehat{BAC}}{2}$
Từ đây ta suy ra tứ giác $SIME$ nội tiếp (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra điều phải chứng minh
b) Chứng minh $HX,LZ,KY$ đồng quy
Chứng minh tương tự như trên ta suy ra $LD \perp IM$
$\Rightarrow K,L,X,D$ thẳng hàng
$D$ đối xứng với $X$ qua $IM$ nên $ID=IX=r$ nên $X$ thuộc đường tròn tâm $I$.
Tương tự cho các trường hợp điểm còn lại
Áp dụng phương tích với đường tròn tâm $I$ cho các điểm $H,K,L$, ta có:
$\dfrac{LX}{LY}.\dfrac{KZ}{KX}.\dfrac{HY}{HZ}= \dfrac{LF}{LD}.\dfrac{KD}{KR}.\dfrac{HR}{HF}$
Mặt khác: $\Delta HKL$ có $HD,LR,KF$ đồng quy tại $I$ nên áp dụng định lý Ceva, ta có:
$\dfrac{LF}{LD}.\dfrac{KD}{KR}.\dfrac{HR}{HF}=1$
$\Rightarrow \dfrac{LX}{LY}.\dfrac{KZ}{KX}.\dfrac{HY}{HZ}=1$
Theo định lý Ceva đảo ta suy ra điều phải chứng minh
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Tú Văn Ninh

thay đổi nội dung bởi: JokerNVT, 19-07-2014 lúc 07:03 PM
JokerNVT is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to JokerNVT For This Useful Post:
chelseaMS (22-07-2014), Juliel (21-07-2014), mathandyou (19-07-2014)
Old 19-07-2014, 05:55 PM   #3
hoanghai_vovn
+Thành Viên+
 
hoanghai_vovn's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Asia
Bài gởi: 208
Thanks: 303
Thanked 111 Times in 64 Posts
Ta có$\angle HAE=\angle HDE$ và $\angle HFC=\angle HDE$ nên suy ra $\angle HAE=\angle HFB$ do đó $HFBA$ nội tiếp.
Bằng biến đổi góc đơn giản, ta thu được $\angle HDA=\angle HCB$ và $\angle HAD=\angle HBC$, suy ra $\Delta HAD\sim \Delta HBC$.

Do tc phân giác $HI$ nên $\frac{IA}{IB}=\frac{HA}{HB}$, suy ra $\frac{IA}{IB}=\frac{HA}{HB}=\frac{AD}{BC}=\frac{G A}{GB}$ (do tứ giác nội tiếp).
Suy ra $GI$ là phân giác của góc $AGB$.
tương tự $GJ$ là phân giác của góc $DGC$.
Do đó $I,G,J$ thẳng hàng.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Hate me first, love me later!
hoanghai_vovn is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to hoanghai_vovn For This Useful Post:
mathandyou (19-07-2014)
Old 19-07-2014, 06:15 PM   #4
quocbaoct10
+Thành Viên Danh Dự+
 
quocbaoct10's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2012
Đến từ: THPT chuyên Lê Quý Đôn-Nha Trang-Khánh Hòa
Bài gởi: 539
Thanks: 292
Thanked 365 Times in 217 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi JokerNVT View Post
a) Chứng minh $DK$ vuông góc $IM$
Gọi $E$ là giao điểm $AI$ với $KC$, $H$ là giao điểm $KD$ với $IM$, $N$ là giao điểm của $AB$ với $KC$, $S$ là giao điểm của $BC$ và $AK$. $F$ là hình chiếu của $I$ lên $AC$, $R$ là hình chiếu của $I$ lên $AB$.
Từ giả thiết ta suy ra:
*$E,D,I,F,C$ cùng thuộc 1 đường tròn
$\Rightarrow B,D,E,K$ cùng thuộc 1 đường tròn (1)
*$E$ là trung điểm $CN$
$\Rightarrow ME\parallel BN$
$\Rightarrow \widehat{MEC}=\widehat{ANC}=\widehat{ACN}$
$\Rightarrow \widehat{IEM}=\dfrac{\widehat{BAC}}{2}$
Mà $\widehat{ISM}=\dfrac{\widehat{BAC}}{2}$
Từ đây ta suy ra tứ giác $SIME$ nội tiếp (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra điều phải chứng minh
b) Chứng minh $HX,LZ,KY$ đồng quy
Chứng minh tương tự như trên ta suy ra $LD \perp IM$
$\Rightarrow K,L,X,D$ thẳng hàng
$D$ đối xứng với $X$ qua $IM$ nên $ID=IX=r$ nên $X$ thuộc đường tròn tâm $I$.
Tương tự cho các trường hợp điểm còn lại
Áp dụng phương tích với đường tròn tâm $I$ cho các điểm $H,K,L$, ta có:
$\dfrac{LX}{LY}.\dfrac{KZ}{KX}.\dfrac{HY}{HZ}= \dfrac{LF}{LD}.\dfrac{KD}{KR}.\dfrac{HR}{HF}$
Mặt khác: $\Delta HKL$ có $HD,LR,KF$ đồng quy tại $I$ nên áp dụng định lý Ceva, ta có:
$\dfrac{LF}{LD}.\dfrac{KD}{KR}.\dfrac{HR}{HF}=1$
$\Rightarrow \dfrac{LX}{LY}.\dfrac{KZ}{KX}.\dfrac{HY}{HZ}=1$
Theo định lý Ceva đảo ta suy ra điều phải chứng minh
Làm sao từ $E,D,I,F,C$ cùng thuộc 1 đường tròn thì lại có thể suy ra (1) vậy anh ?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
i'll try my best.
quocbaoct10 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 19-07-2014, 07:03 PM   #5
JokerNVT
+Thành Viên Danh Dự+
 
JokerNVT's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Đến từ: Trần Đại Nghĩa high school
Bài gởi: 571
Thanks: 206
Thanked 355 Times in 241 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi quocbaoct10 View Post
Làm sao từ $E,D,I,F,C$ cùng thuộc 1 đường tròn thì lại có thể suy ra (1) vậy anh ?
Anh ghi nhầm $S, D, E,K$ nội tiếp 1 đường tròn
Do $\widehat{KED}=\widehat{KAC}=\widehat{CSA}$ nên ta suy ra được điều đó
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Tú Văn Ninh

thay đổi nội dung bởi: JokerNVT, 19-07-2014 lúc 07:06 PM
JokerNVT is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 19-07-2014, 09:47 PM   #6
Fool's theorem
+Thành Viên Danh Dự+
 
Fool's theorem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2012
Đến từ: T1 K46 Chuyên ĐHSP Hà Nội
Bài gởi: 187
Thanks: 42
Thanked 192 Times in 101 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới Fool's theorem
Bài 5:
Gọi số được chọn để xóa từ hàng $k$ là $x_k$
Ta có $x_k= (k-1)n +p(k)$ với $p(k) \in {1,2,...,n}$
Do 2 số được chọn bất kì thì không cùng cột nên $p(i)$ khác $p(j)$ với mọi $i$ khác $j$. Tức là $p(1),p(2),...,p(n)$ là một hoán vị của $1,2,...,n$
Từ đây dễ dàng tính được tổng tất cả các $x_k$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Hope against hope.
Fool's theorem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to Fool's theorem For This Useful Post:
mathandyou (19-07-2014)
Old 20-07-2014, 11:11 AM   #7
antuc220375
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Aug 2013
Bài gởi: 15
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 2 Posts
Bài số 3 là của Japan 2009, khá khó.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
antuc220375 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 20-07-2014, 12:47 PM   #8
giabao185
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2012
Bài gởi: 77
Thanks: 54
Thanked 41 Times in 36 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi antuc220375 View Post
Bài số 3 là của Japan 2009, khá khó.
Cho mình xin link cái
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
giabao185 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 20-07-2014, 07:23 PM   #9
khi gia
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2013
Bài gởi: 28
Thanks: 53
Thanked 18 Times in 13 Posts
Trích:
Bài 2:Tìm hằng số k nhỏ nhất sao cho với mọi số thực dương a,b,c thỏa mãn a+b+c=3 thì luôn có bất đẳng thức:
$k(a^4+b^4+c^4−3)≥a^3+b^3+c^3+3abc−6$
cho $a=b=\frac{1}{2},c=2$, ta suy ra đc $k \geq \frac{2}{7}$. ta cần cm:
$$\frac{2}{7}(a^4+b^4+c^4-3)\geq a^3+b^3+c^3+3abc-6 (1)$$
đặt f(a,b,c)=VT(1)-VP(1), $t=\frac{a+b}{2}$.giả sử $c=max(a,b,c)\Rightarrow c\geq 1, t\leq 1$.
$f(a,b,c)-f(t,t,c)=\frac{2}{7}(a^4+b^4-2t^2)-(a^3+b^3-2t^3)-3c(ab-t^2)$
$=(a-b)^2 (\dfrac{7a^2+10ab+7b^2}{28}-\dfrac{3a+3b}{4}+\dfrac{3c}{4})$
$=\dfrac{(a-b)^2}{4}(\dfrac{7a^2+10ab+7b^2}{7}+6c-9)$
ta thấy $\dfrac{7a^2+10ab+7b^2}{7}+6c-9 \geq \frac{6}{7}(a+b)^2+6c-9 = \frac{6}{7}(3-c)^2+6c-9$. tới đay ta xét hàm trên theo biến $c$ với đk $c\geq 1$ chứng minh đc $\dfrac{7a^2+10ab+7b^2}{7}+6c-9 > 0$
do đó : $f(a,b,c)\geq f(t,t,c)$.Để kết thúc cm ta chỉ ra $f(t,t,c)\geq 0$
$f(t,t,3-2t)=\dfrac{2}{7}[2t^4+(3-2t^4)^2-3]-2t^4-(3-2t)^3-3t^2(3-2t)^2+6\geq 0$
$\Leftrightarrow (t-1)^2(2t-1)^2 \geq 0$: đúng

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
khi gia is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to khi gia For This Useful Post:
duykhanhht (24-07-2014)
Old 20-07-2014, 09:28 PM   #10
antuc220375
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Aug 2013
Bài gởi: 15
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 2 Posts
Bài PTH là bài khó. Đây là bài Japan 2009
Các bước : 1. CM f không giảm
2. Nếu tồn tại a mà f(a) = 0 thì f tuần hòan và do đó f = 0 với mọi x.
3. Nếu f(x) > 0 với mọi x > 0 thì f tăng thực sự. Do đó f là đơn ánh. PTH có thể viết $f(x^2) + f(y^2) = f(x^{2}+y^{2}+xf(4y^{2})$. Hoạn vị x,y có $f(x^{2}+y^{2}+xf(4y^{2})) = f(x^{2}+y^{2}+yf(4x^{2}))$ . Vì f đơn nên phải có $xf(4y^2) = yf(4x^2)$
hay $\dfrac{f(4y^2)}{y}=\dfrac{f(4x^2)}{x}=c.$
Do đó f(4x^2) = cx hay $f(x)= k\sqrt{x}$. Tìm được k = 1. Vậy $f(x)=\sqrt{x}$.
Đây là bài có trong quyển sách Topic in Functional Equations, trang 457.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: mathandyou, 21-07-2014 lúc 05:36 PM
antuc220375 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to antuc220375 For This Useful Post:
giabao185 (21-07-2014)
Old 21-07-2014, 01:46 PM   #11
giabao185
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2012
Bài gởi: 77
Thanks: 54
Thanked 41 Times in 36 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi antuc220375 View Post
Bài PTH là bài khó. Đây là bài Japan 2009
Các bước : 1. CM f không giảm
2. Nếu tồn tại a mà f(a) = 0 thì f tuần hòan và do đó f = 0 với mọi x.
3. Nếu f(x) > 0 với mọi x > 0 thì f tăng thực sự. Do đó f là đơn ánh. PTH có thể viết $f(x^2) + f(y^2) = f(x^{2}+y^{2}+xf(4y^{2})$. Hoạn vị x,y có $f(x^{2}+y^{2}+xf(4y^{2})) = f(x^{2}+y^{2}+yf(4x^{2}))$ . Vì f đơn nên phải có $xf(4y^2) = yf(4x^2)$ hay $f(4^y^2)/y = f(4x^2)/x = c$.
Do đó f(4x^2) = cx hay $f(x)= k\sqrt{x}$. Tìm được k = 1. Vậy $f(x)=\sqrt{x}$.
Đây là bài có trong quyển sách Topic in Functional Equations, trang 457.
Làm sao c/m được f không giảm thế bạn??Cho mình xin cái link
------------------------------
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: mathandyou, 21-07-2014 lúc 05:29 PM Lý do: Tự động gộp bài
giabao185 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 21-07-2014, 03:11 PM   #12
antuc220375
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Aug 2013
Bài gởi: 15
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 2 Posts
Với mỗi y > 0, đa thức theo x là $x^{2}+xf(4y)$ nhận mọi giá trị dương ( do pt bậc hai có ac < 0 thì có 2 nghiệm trái dấu).
Từ đó với mọi y > 0 , lấy z = y +a ( a >0) thì có x sao cho $a = x^{2}+4xf(y)$.
Khi đó $f(z) = f(x^{2}+y +4xf(y)) = f(x^{2})+f(y) >= f(y)$. Vậy f không giảm. Mình không có file quyển sách đó. Cảm ơn.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
antuc220375 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to antuc220375 For This Useful Post:
giabao185 (22-07-2014)
Old 22-07-2014, 10:54 PM   #13
tmp
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Dec 2010
Bài gởi: 149
Thanks: 26
Thanked 17 Times in 14 Posts
Xem Solu

Trích:
Nguyên văn bởi giabao185 View Post
Cho mình xin link cái
First, notice that $g(x) = x^2 + kx$ spans all non-negative reals for non-negative values of $x$, because $g(0) = 0$ and $g(x)$ goes to infinity as $x$ increases.

Then $f$ is non-decreasing: if $z = y + a, a > 0$, then there is $x > 0$ such that $x^2 + 4f(y)\cdot x = a$. Choosing such $x$ we have $f(x^2) + f(y) = f(z)$ and since $f$ can only assume non-negative values, $f(z) \geq f(y)$.

Suppose that there is $k > 0$ such that $f(k) = 0$. Then, since $f$ is non-decreasing and, by letting $x = y = 0, f(0) = 0, f(x) = 0 for 0 \leq x \leq k$. Letting $x$ be $\sqrt x$ and $y = k/4$, we obtain $f(x) + f(k/4) = f(x + k/4)\iff f(x+k/4) = f(x)$. This implies that $f$ is periodic with period $k/4$. Since $f([0,k]) = \{0\}, f(x) = 0$ for all non-negative $x$.

It remains to solve the case in which $f(x) > 0$ for all positive $x$. In this case, $f$ is strictly increasing ($f(z) \geq f(y)$ turns into a strict inequality) and, henceforth, $f$ is injective. Substituting $x$ by $\sqrt x$ we obtain $f(x) + f(y) = f(x + y + \sqrt xf(4y))$. By symmetry, $f(x + y + \sqrt xf(4y)) = f(x + y + \sqrt yf(4x)) \iff \frac{f(4x)}{\sqrt x} = \frac{f(4y)}{\sqrt y}$ This means that $\frac{f(x)}{\sqrt x}$ is constant, so $f(x) = c\cdot \sqrt x$. Direct substitution yields $c = 1$ and we are done.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: Fool's theorem, 23-07-2014 lúc 09:23 AM
tmp is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 09:07 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 96.35 k/110.81 k (13.05%)]