Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Thảo Luận Về Giáo Dục, Văn Hóa, Cộng Đồng Toán Học > Văn Hóa và Xã Hội

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 05-01-2012, 06:35 AM   #1
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Giải mã kỳ tích giáo dục Phần Lan

Một bài viết hay về giáo dục [Only registered and activated users can see links. ]

Ở nước ta, giáo viên không có nhiều quyền, nên muốn cải cách cũng khó
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-01-2012, 10:36 AM   #2
NhamNgaHanh
Vọng Phong Nhi Đào
 
NhamNgaHanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Bài gởi: 282
Thanks: 85
Thanked 207 Times in 111 Posts
Giải mã kỳ tích giáo dục Phần Lan
Giáo sư Tony Wagner Đại học Harvard giải thích lý do vì sao quốc gia này đạt được thành công phi thường trong giáo dục. Ông Wagner còn là tác giả cuốn sách phát hành năm 2008 "Lỗ hổng thành tích toàn cầu: Tại sao thậm chí các trường học tốt nhất cũng không dạy những kỹ năng tồn tại mới mà con em chúng ta cần - Chúng ta có thể làm được gì".


Ảnh: typepad

Phần Lan đã đạt được gì và lịch sử cải cách hệ thống giáo dục của họ?

Vào đầu những năm 70, Phần Lan có một hệ thống giáo dục kém hiệu quả và một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn. Sau đó, quốc gia này đã hiểu rằng, họ phải cải tổ hoàn toàn hệ thống giáo dục nhằm hình thành một nền kinh tế dựa trên nền tảng kiến thức đích thực.

Vì thế vào thập niên 70, họ bắt tay bằng sự chuyển đổi hoàn toàn việc chuẩn bị và tuyển chọn các giáo viên tương lai. Đó là một cải cách cơ bản rất quan trọng bởi nó cho phép tạo ra sự chuyên nghiệp hoá cao hơn cho giáo viên. Mọi giáo viên đều có bằng thạc sĩ và giáo viên nào cũng đạt chuẩn cao như nhau.

Vậy điều gì đã xảy ra kể từ khi giảng dạy trở thành nghề cao quý nhất. Không phải ở mức lương cao nhất mà là sự đánh giá cao nhất. Cứ trong 10 người đệ đơn xin trở thành giáo viên thì chỉ có một người được đứng lớp. Kết quả, Phần Lan đã vượt qua nhiều quốc gia phương tây trong chương trình quốc tế đánh giá học sinh (PISA).

Vì thế, Phần Lan về cơ bản tập trung vào giáo viên chứ không phải chuyện kiểm tra đánh giá thành tích?

Đúng hoàn toàn, không có kiểm tra, không trách nhiệm giải trình, không so sánh chéo giữa các trường học. Điều hấp dẫn nhất là bởi họ đã tạo ra một cấp độ cao về trình độ nghiệp vụ nên họ có thể tin tưởng vào các giáo viên của mình. Phương châm của họ là "Niềm tin gửi vào trình độ nghiệp vụ". Sự khác biệt giữa trường "đẳng cấp nhất" và thấp nhất ở Phần Lan là không quá 4%.

Ông sẽ nói gì khi có những người khẳng định rằng, không thể so sánh hệ thống giáo dục của Mỹ với hệ thống giáo dục của Phần Lan bởi Phần Lan có dân số đồng nhất còn Mỹ thì đa chủng tộc?

Trước tiên, Phần Lan có dân số đa dạng hơn nhiều so với mọi người nghĩ. 15% dân số thông thạo ngôn ngữ thứ hai. Có tới 45 thứ ngôn ngữ được dùng trong các trường học Helsinki ngày nay. Hãy so sánh Phần Lan với Minnesota - rất tương đồng về nhân khẩu học. Trong khi sự thật là có nhiều khác biệt, có rất nhiều điều chúng ta có thể học hỏi từ câu chuyện Phần Lan.

Vậy thì kinh tế có vai trò gì? Phần Lan là một xã hội ít tồn tại bất bình đẳng về kinh tế hơn. Điều này có giải thích thành công của Phần Lan hay không?

Tôi đã từng tới một số trường học tốt nhất của Mỹ, ở một số quận giàu có nhất, và thậm chí một số trường tư, và tôi đã chứng kiến việc dạy học chỉ đơn giản bằng chuyện kiểm tra. Các bài kiểm tra là sự ôn lại kiến thức và học sinh có thể vượt qua, nhưng sẽ không học được kỹ năng cần thiết nào trong một nền kinh tế tri thức toàn cầu.

Đó là những gì Phần Lan đã làm và tạo ra sự khác biệt rõ rệt. Họ xác định thế nào là giảng dạy xuất sắc và không chỉ có cách dạy hợp lý, họ còn có một chuẩn mực cho nó. Thứ hai, họ xác định rõ đâu là điều gì quan trọng nhất để học, và chắc chắn không phải là chương trình giảng dạy dựa vào sự ghi nhớ mà là chương trình giảng dạy dựa trên tư duy, suy nghĩ. Vì thế thậm chí ở các khu vực giàu có nhất chúng ta cũng không tiếp cận được chuẩn mực của thành công tuyệt vời ấy.

Phần Lan đã làm thế nào để nâng vai trò của giáo viên, để người dân không chỉ coi đó là nghề danh giá mà còn là một nghề đáng được kính trọng, trong khi tại Mỹ, các giáo viên thường bị coi nhẹ?

Họ thực sự coi giáo viên là các nhà khoa học còn lớp học là các phòng thí nghiệm. Vì thế, như tôi đã đề cập, mọi giáo viên đều phải đạt trình độ thạc sĩ, và đó phải là một tấm bằng có chất lượng. Giáo viên được hưởng toàn quyền tự chủ trong lớp học. Cả nước quan tâm đến giáo dục, các chính sách giáo dục quốc gia có sự đồng thuận và ủng hộ của nhiều phía. Đó là điểm đầu tiên.

Điểm thứ hai là họ phải xác định rõ trình độ nghiệp vụ trong công việc bằng sự hợp tác, tương tác. Họ giúp giáo viên dành thời gianđể làm việc cùng nhau, để tiếp tục cải thiện chương trình giảng dạy và các bài học của mình. Chúng ta chứng kiến kiểu làm việc thế kỷ 19 ở Mỹ, hay tồi tệ hơn là thời trung cổ. Giáo viên làm việc một mình suốt cả ngày, ngày nào cũng như ngày nào, và sự cô lập chính là kẻ thù của cải tiến và cách tân. Người Phần Lan đã thấm nhuần điều này. Hãy kéo giáo viên ra khỏi cảnh đơn độc và dành thời gian để họ làm việc cùng nhau.

Tương tác và phối hợp là nguyên tắc cốt lõi của toàn bộ quá trình giáo dục ở mọi cấp độ, cũng như giữa ngành giáo dục và mọi bộ phận khác trong xã hội. Học tập là sự tương tác tích cực giữa thầy và trò, giữa trò này với trò khác, và giữa người học với môi trường xung quanh...Đây cũng là một bí quyết quan trọng của sự thành công.

Huy Tuấn (Theo Salon)
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Nhâm Ngã Hành
NhamNgaHanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-01-2012, 10:38 AM   #3
n.t.tuan
+Thành Viên+
 
n.t.tuan's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 1,250
Thanks: 119
Thanked 616 Times in 249 Posts
99 sau này có 9 con, đi theo nghiệp bố hết, thích thật!
------------------------------
P.S. Anh đọc bài này lâu rồi.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
T.

thay đổi nội dung bởi: n.t.tuan, 05-01-2012 lúc 10:38 AM Lý do: Tự động gộp bài
n.t.tuan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to n.t.tuan For This Useful Post:
Akira Vinh HD (03-06-2012)
Old 05-01-2012, 10:46 AM   #4
modular
B&S-D
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 589
Thanks: 395
Thanked 147 Times in 65 Posts
Phần Lan giám sát từng quyết định để chặn tham nhũng

Hệ thống giám sát của Phần Lan có một số biện pháp để giám sát các quyết định mà chính quyền mọi cấp đưa ra. Ngoài sự phản biện và xem xét bởi một cấp cao hơn, các quyết định đưa ra còn được giám sát bởi Tổ chức giám sát Tư pháp và Thanh tra nghị viện.

Phần Lan từ đâu có tiếng trong sạch?

Phút sa cơ của bà trùm đường sắt Trung Quốc

Sáng kiến Phòng chống tham nhũng Việt Nam 2011 (VACI)

Gốc rễ của thể chế Tổ chức giám sát Tư pháp bắt nguồn từ những năm 1700, khi Phần Lan là một phần của Thụy Điển. Còn Thanh tra Nghị viện thì được thiết lập năm 1922.

Thẩm quyền của họ được đặt ra trong Hiến pháp. Cả Tổ chức giám sát Tư pháp và Thanh tra Nghị viện đều phải bảo đảm rằng, các tòa án luật pháp, những cơ quan liên quan, công chức, viên chức và những người khác đảm nhận nhiệm vụ công tuân thủ pháp luật và thực thi các bổn phận của họ. Trong nhiệm vụ của mình, hai cơ quan này còn giám sát việc thực hiện những quyền cơ bản và quyền con người.

Tổ chức giám sát Tư pháp và Thanh tra nghị viện tiến hành đánh giá định kỳ công việc của các cơ quan hành chính và tư pháp. Họ còn tiến hành điều tra riêng biệt nếu nhận được đơn thư khiếu nại từ công chúng, hoặc ví dụ trong phản ứng với những cáo buộc sai phạm mà báo chí đưa ra. Họ có quyền khiển trách cơ quan hay cá nhân nào đó nếu phát hiện ra sai phạm và trong trường hợp nghiêm trọng, là quyền đưa ra buộc tội.

Ảnh: Allianz
Tại Phần Lan, công việc của Thanh tra nghị viện được bổ sung bởi những thanh tra đặc biệt cho một số lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật. Ví dụ như thanh tra về Các trường hợp phá sản hay Thanh tra Tiêu dùng. Thanh tra phá sản đảm nhận việc giám sát, đặc biệt trong điều khoản quản lý và mua bán công bằng tài sản bất động sản trong trường hợp phá sản. Thanh tra Tiêu dùng chịu trách nhiệm giám sát lợi ích của người tiêu dùng trên thị trường. Giám sát ở đây đề cập tới cả vấn đề an toàn sản phẩm và cơ cấu giá rõ ràng, hợp lý của sản phẩm. Toàn bộ những cơ quan đề cập trên đều có thể can thiệp vào tình hình thực tế hay tình hình tiềm năng của tham nhũng.

Ngoài những cơ quan trên, còn có Văn phòng Kiểm toán Nhà nước đảm nhận giám sát công việc của nhà nước. Văn phòng này kết nối với quốc hội. Nó kiểm tra tài chính nhà nước và quản lý tài sản của nhà nước. Trong lĩnh vực kiểm toán, văn phòng tập trung vào việc đảm bảo rằng, tài chính của nhà nước được sử dụng hợp lý theo các mục tiêu mà nghị viện đề ra. Văn phòng Kiểm toán còn làm việc với chính phủ để phát triển những nguyên tắc phù hợp trong quản lý kinh tế nhà nước và tăng cường sự tín nhiệmtrong việc sử dụng quỹ công hợp pháp, đúng đắn. Là một tổ chức độc lập, Văn phòng Kiểm toán hỗ trợ cho việc đưa ra các quyết định của nghị viện, Hội đồng Nhà nước và chính phủ.

Thủ tục đơn giản nhất có thể

Phần Lan có một lực lượng cảnh sát quốc gia, chia làm 24 khu vực. Điều tra tội phạm là trách nhiệm cơ bản của cảnh sát địa phương. Khu vực cảnh sát lớn hơn có khả năng tự điều tra phần lớn trường hợp lớn và phức tạp hơn. Tuy nhiên, những vụ việc nghiêm trọng, bao gồm cả hối lộ hay các hình thức khác của tham nhũng nói chung được chuyển giao cho Cục Điều tra Quốc gia, với các nhà điều tra chuyên biệt, ví dụ như điều tra tội phạm kinh tế, tài chính.

Đơn vị công tố hoạt động độc lập trực thuộc Văn phòng Chưởng lý. Cũng như điều tra, việc truy tố được thực hiện ở cấp địa phương, nhưng trường hợp hối lộ và các hình thức tham nhũng khác có thể được chuyển giao trách nhiệm cho các công tố viên quốc gia làm việc tại Văn phòng Chưởng lý.

Phần Lan không có một đơn vị chuyên trách điều tra hay truy tố tội phạm liên quan tới tham nhũng. Phần Lan theo mô hình của Đức với hệ thống tòa án song song, một cho các trường hợp “thông thường” và một cho các trường hợp hành chính. Cả hai hệ thống này tương đối đơn giản. Trường hợp “thông thường” gồm tòa án quận, tòa kháng cáo và Tòa tối cao.

Trong vụ án hành chính, mỗi quyết định của cơ quan hành chính có thể được đệ trình hay kháng cáo với một tòa án hành chính, và quyết định của tòa án hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án Hành chính Tối cao.

Hai hệ thống tòa án này đều có vai trò trong ngăn chặn tham nhũng. Tòa án “thông thường” xử lý các vụ án dân sự và hình sự do đó sẽ giải quyết những cáo buộc tham nhũng. Vai trò của hệ thống tòa hành chính là đánh giá lại một quyết định hành chính có được thực hiện theo trình tự phù hợp và thực hiện trên nền tảng hợp lý hay không.

Tiếp cận với hai hệ thống này được đảm bảo ở mức đơn giản nhất có thể. Luật Thủ tục Tố tụng và Luật Thủ tục Tố tụng Hành chính đã được soạn thảo để đảm bảo rằng những người tin là quyền lợi của họ bị vi phạm có thể đưa vấn đề ra tòa. Nói chung, người có liên quan pháp lý có thể tự mình đưa sự việc ra tào mà không cần tới luật sư. Tuy nhiên, họ cũng dễ dàng có được sự trợ giúp pháp lý. Kết quả là, nếu có người tin rằng, chuyện tham nhũng ảnh hưởng tới một quyết định, và quyết định ấy ảnh hưởng tới quyền lợi của họ, họ được tạo cơ hội thuận lợi để đưa sự việc ra tòa để xem xét lại quyết định.

Chưởng lý và Thanh tra Nghị viện giám sát hoạt động của tất cả quan chức chính phủ, từ cấp cao nhất hay thấp hơn. Cả hai đều độc lập, được phép điều tra, kiểm tra hoạt động của các thành viên Nghị viện, bộ trưởng hay thậm chí là người đứng đầu nhà nước. Bất cứ người dân nào không nhất trí với một quyết định hành chính liên quan đến quyền hay bổn phận của mình có thể tìm tới một tòa án hành chính. Tòa án hành chính tối cao là nơi quyết định cuối cùng trong một trường hợp kiện tụng liên quan.

Truyền thông - chìa khóa chặn tham nhũng

Hệ thống giáo dục tại Phần Lan được coi là một trong những hệ thống hiệu quả nhất thế giới. Do đó, người dân Phần Lan có khả năng tương đối tốt để nắm bắt, nhận thức, thực hiện và bảo vệ quyền lợi của chính mình. Ít nhất về lý thuyết, họ có thể hiểu biết được sự việc tham nhũng khi đối mặt, hiểu rằng điều đó không thể chấp nhận được, và có thể đưa sự việc ra tòa án hay những cơ quan khác có trách nhiệm xem xét vấn đề.

Xã hội Phần Lan có thể mô tả ngắn gọn là dân chủ và bình đẳng. Năm 2008, Phần Lan đứng thứ hai (sau Na Uy) về chỉ số bình đẳng giới do Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra.

Người dân Phần Lan có mức sống cao. Nước này đứng thứ bảy trong Chỉ số Phát triển Con người của UNDP năm 2008. Mức lương trong cả lĩnh vực công và tư nhân có thể nói là hợp lý, và khác biệt không lớn trong thu nhập. Từ quan điểm phòng chống tham nhũng thì, sự bình đẳng tương đối trong thu nhập kết hợp với mức sống cao có thể được xem là một rào cản với việc nhận hối lộ.

Chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong thực hiện dân chủ. Nhiều quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người dân như thuế khóa, đường sá, cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đều được thực hiện tại địa phương. Điều này tạo ra động lực khuyến khích rõ ràng với người dân khi tham gia vào chính quyền địa phương, hay ít nhất là thúc đẩy họ chú tâm, quan sát những người đưa ra quyết định tại địa phương.

Các dịch vụ phúc lợi tại Phần Lan được mở rộng đặc biệt kể từ những năm 1950. Các nhân tố chính trong hệ thống an sinh xã hội của Phần Lan là miễn phí giáo dục toàn diện, giáo dục cao hơn và chăm sóc y tế cơ bản với tất cả mọi người. Nhà nước chịu trách nhiệm chăm sóc các nhóm thất nghiệp và khuyết tật.

Nhìn chung, truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong ngăn chặn tham nhũng ở Phần Lan. Họ có thể đưa ra các câu hỏi, bắt đầu thảo luận về sự minh bạch, chính nghĩa, giải quyết với các giải pháp khác nhau. Sự độc lập của báo chí cũng được áp dụng. Thậm chí một lỗi nhỏ nhất của quan chức cũng bị báo chí để ý tới, đôi khi còn hơn cả những thông tin quan trọng khác, và ngay lập tức, vị quan chức ấy sẽ bị mất tín nhiệm. Vai trò của truyền thông có lẽ đặc biệt mạnh mẽ, lớn lao tại Phần Lan – nơi tỉ lệ người đọc báo và sử dụng internet nằm trong hàng cao nhất thế giới.

Chương trình Sáng kiến Phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI) 2011 với chủ đề: “Tăng cường liêm chính công và thực thi pháp luật góp phần phòng chống tham nhũng hiệu quả” sẽ hỗ trợ kinh phí trực tiếp ít nhất 20 ý tưởng khả thi nhằm phòng chống tham nhũng theo chủ đề trên để thực hiện, mỗi khoản tài trợ lên tới 290 triệu đồng.

Tất cả cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể ở cấp địa phương đều có thể gửi đề án tham gia chương trình. Vòng chung kết cuộc thi và diễn đàn Trao đổi tri thức - hai hoạt động chính của chương trình - sẽ được tổ chức ngày 18-19/8/2011 tại Hà Nội.

VACI do Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới và các nhà đồng tài trợ: Chương trình Viện trợ phát triển Australia (AusAID), Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID-UK), Đại sứ quán Bỉ, Đại sứ quán Phần Lan và Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu tham nhũng, tăng cường minh bạch, mang tới môi trường sống tốt đẹp hơn cho mọi người.


Diệu Thúy lược dịch
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
modular is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-01-2012, 10:47 AM   #5
modular
B&S-D
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 589
Thanks: 395
Thanked 147 Times in 65 Posts
Phần Lan từ đâu có tiếng trong sạch?

Tại sao Phần Lan nổi tiếng là một đất nước ít tham nhũng? Người Phần Lan thường chân thực hơn người những nơi khác? Hoặc mức sống cao hơn nhiều nên họ không nhận hối lộ? Hay họ thiếu cơ hội? Phần Lan đã làm gì để ngăn chặn tham nhũng?

Phút sa cơ của bà trùm đường sắt Trung Quốc
Ăn hối lộ bao nhiêu, nộp phạt bấy nhiêu

Sáng kiến Phòng chống tham nhũng Việt Nam 2011 (VACI)


Không có nhân tố cá nhân nào giải thích mức độ tham nhũng. Thực tế là cần phải xem xét đến phạm vi rộng lớn hơn của cả những nhân tố xã hội. Trong phần 1 bài viết của tác giả Matti Joutsen và Juha Keranen, chúng tôi giới thiệu các nhân tố liên quan tới hệ thống quản lý.

Cơ cấu pháp lý và hành chính cũng như văn hóa Phần Lan là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài, ổn định, từng bước một.


Thủ đô Helsinki, Phần Lan Ảnh: ezinemark



Cấu trúc hệ thống hành chính của Phần Lan tương đối “thấp” (nghĩa là với mức độ ít quan liêu) với quyền tự trị đáng kể ở cấp địa phương, thành phố. Ngay từ giai đoạn đầu còn là một phần của Thụy Điển, dịch vụ hành chính công đã có một vị trí tương đối mạnh trong xã hội Phần Lan, và công chức rất được tôn trọng.

Bia nóng và bánh mỳ lạnh

Hệ thống giáo dục làm cho khái niệm công chức (ít nhất về mặt lý thuyết) truyền cảm hứng cho bất kỳ ai rằng, đó là một sự nghiệp tốt, được thăng tiến trên cơ sở chế độ thực tài. Mức lương có thể không cao nhưng tương đối đầy đủ. Có một câu nói từ lâu ở Phần Lan rằng: “bánh mỳ công chức có thể mỏng nhưng dài”.

Trình độ công chức, thủ tục bổ nhiệm, quyền và nghĩa vụ của họ được định nghĩa bởi luật pháp. Cho tới gần đây, tại Phần Lan, hầu như không có quy định đào tạo nào với công chức mới bởi quy chuẩn luật pháp (ví dụ như loại hình giáo dục hay kinh nghiệm nào cần cho vị trí cụ thể) và việc đào tạo nghề ở mỗi lĩnh vực đã tương đối đầy đủ. Trước khi bổ nhiệm một người nào đảm nhận một vị trí chủ chốt, một cuộc kiểm tra an ninh riêng biệt có thể được tiến hành nghiêm túc và chặt chẽ với các ứng viên.

Mỗi công chức mới còn được cung cấp thông tin về những trường hợp điển hình có nguy cơ xảy ra hối lộ hay tham nhũng. Quản lý đào tạo hay các loại hình khác trong đào tạo công chức được xây dựng bao gồm cả những bài học về giá trị và đạo đức. (Thời gian trước đây, theo một câu chuyện vui được phổ biến rộng rãi, một bài học đạo đức sử dụng để đào tạo công chức trẻ đó là, một công chức cấp cao đưa ra lời giải thích về sự khác nhau giữa được nhận lòng hiếu khách và không được nhận hối lộ: “một công chức có thể nhận một cốc bia nóng và bánh mỳ lạnh, chứ không phải là cốc bia lạnh và bánh mỳ nóng”).

Ở Phần Lan, những người được bổ nhiệm dựa trên nền tảng chính trị thường chỉ rất ít và chủ yếu là các vị trí hàng đầu. Ví dụ như thành viên Hội đồng nhà nước, hay bộ trưởng một vài bộ nào đó. Trong các nguyên tắc hành chính tạo dựng nên quy định pháp luật ở Phần Lan là nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc cân xứng và nguyên tắc rằng bất kỳ hành động nào cần phải phù hợp theo quan điểm của các mục đích. Người Phần Lan xử lý hầu hết các vấn đề pháp luật rất thực tế. Thực tế và thực tiễn cuộc sống luôn được cân nhắc tới.

Một khía cạnh trong nguyên tắc khách quan là một viên chức có thể không được tham dự vào việc bàn bạc quyết định nào đó có lợi (hay có hại) với lợi ích của họ hay lợi ích của một nhóm người thân cận mà viên chức ấy có mối quan hệ phụ thuộc. Trong trường hợp này, họ sẽ bị rút khỏi quá trình xem xét vấn đề.

Tính cởi mở rộng rãi của hành chính công luôn luôn là một nguyên tắc cơ bản ở Phần Lan. Các quyết định phải được công khai và thường xuyên được đem ra phân tích, phê bình bởi các công chức khác, người dân và báo chí. Tại Phần Lan, tất cả mọi người đều có quyền hợp hiến để có được việc xử lý các trường hợp hành chính hay pháp luật của mình một cách thích đáng trên cơ sở các quy định của hiến pháp về việc công khai thủ tục tố tụng, quyền được lắng nghe, quyền được nhận một quyết định hợp lý, quyền khiếu nại, cũng như những đảm bảo khác của một phiên xử công bằng và quản trị tốt.

Tiếp cận bất cứ tài liệu nào về bất kỳ ai

Sự minh bạch khi ra quyết định là một nhân tố chính ngăn chặn tham nhũng. Việc tiếp cận cởi mở hồ sơ công càng tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng minh bạch và các thực tiễn thông tin tốt trong những hoạt động công. Nó cũng giúp cá nhân hay tổ chức kiểm soát hành động của chính quyền, sử dụng nguồn tài chính công, tự do hình thành quan điểm, tác động tới hành xử của quan chức và khẳng định các quyền cũng như đảm bảo lợi ích của mình.

Một phương diện quan trọng là mua sắm công. Phần Lan với tư cách là thành viên EU, đã làm việc để đảm bảo thông qua cơ cấu cũng như thủ tục để kiểm soát việc ai có thể đấu thầu các hợp đồng chính phủ, điều kiện cụ thể là gì và sự minh bạch trong khi quyết định ra sao.

Phần Lan là một trong những quốc gia tiên phong trong nền dân chủ điện tử. (Theo xếp hạng của Economist Intelligence Unit năm 2009, Phần Lan đứng thứ 10 toàn cầu về khả năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong phát triển kinh tế và hệ thống an sinh xã hội). Thậm chí, ở một mức độ cao hơn, mọi yêu cầu hay đơn từ gửi tới cơ quan chức năng giải quyết đều có thể thực hiện thông qua máy tính.

Ở Phần Lan, trong khi nắm giữ ghế bộ trưởng chính phủ, một thành viên Hội đồng Nhà nước không được phép giữ bất kỳ chức vụ nào khác có thể cản trở nhiệm vụ bộ trưởng của mình, hoặc ảnh hưởng tới sự tín nhiệm của người ấy ở tư cách là thành viên Hội đồng Nhà nước.

Phần Lan còn là một trong những quốc gia đầu tiên cung cấp kinh phí nhà nước cho các đảng phái chính trị. Theo đó, đã loại bỏ được sự xung đột lợi ích cũng như tham nhũng thông qua công khai tài chính ở mỗi chiến dịch tranh cử.

Nói chung, công khai của cơ quan công quyền là một nguyên tắc thành lập. Theo quy định, bất cứ ai cũng có quyền yêu cầu thông tin liên quan đến bất cứ tài liệu nào mà cơ quan công quyền nắm giữ. Không cần đưa ra lý do cho yêu cầu này. Ví dụ, thông tin về hồ sơ thuế của các cá nhân được công khai. Nếu bạn muốn biết hàng xóm của mình đóng thuế bao nhiêu, hay biết thông tin thuế của bất kỳ ai đó ở Phần Lan, tất cả những gì bạn làm là yêu cầu.

Chương trình Sáng kiến Phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI) 2011 với chủ đề: “Tăng cường liêm chính công và thực thi pháp luật góp phần phòng chống tham nhũng hiệu quả” sẽ hỗ trợ kinh phí trực tiếp ít nhất 20 ý tưởng khả thi nhằm phòng chống tham nhũng theo chủ đề trên để thực hiện, mỗi khoản tài trợ lên tới 290 triệu đồng.

Tất cả cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể ở cấp địa phương đều có thể gửi đề án tham gia chương trình. Vòng chung kết cuộc thi và diễn đàn Trao đổi tri thức - hai hoạt động chính của chương trình - sẽ được tổ chức ngày 18-19/8/2011 tại Hà Nội.

VACI do Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới và các nhà đồng tài trợ: Chương trình Viện trợ phát triển Australia (AusAID), Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID-UK), Đại sứ quán Bỉ, Đại sứ quán Phần Lan và Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu tham nhũng, tăng cường minh bạch, mang tới môi trường sống tốt đẹp hơn cho mọi người.

(Còn tiếp)

Diệu Thúy lược dịch
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
modular is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-01-2012, 10:48 AM   #6
modular
B&S-D
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 589
Thanks: 395
Thanked 147 Times in 65 Posts
Để trẻ em chơi, Phần Lan lên top giáo dục

"Trẻ em phải được chơi" là tiêu đề bài viết trên tờ The New Republic, với những so sánh và phân tích thú vị giữa giáo dục Mỹ và Phần Lan, mà ở đó, vẫn còn nhiều điều các nhà cải cách Mỹ phải học hỏi. Dưới đây là nội dung bài viết.


Trung Quốc đứng đầu PISA: Vầng hào quang và cái giá phải trả
Đứng nhất, các nhà giáo dục vẫn kêu gọi cải cách



Trong khi đang theo dõi giờ giải lao bên ngoài trường trung học công lập Kallahti nằm ở phía đông thủ đô Helsinki vào một ngày lạnh giá tháng 4, tôi hỏi hiệu trưởng liệu các em học sinh có ra ngoài vui chơi trong tiết trời lạnh như thế này không.

Thầy Timo Heikkinen bảo các em vẫn ra ngoài sân chơi bình thường. Sau đó, tôi lại hỏi, nếu trời rất rất lạnh thì các em có ra chơi nữa không. Thầy Heikkinen cười nói:“Nếu nhiệt độ âm 15 độ và trời gió to, có lẽ là không, nhưng nếu không phải như thế thì chắc là có”. “Bọn trẻ sẽ không thể học nếu chúng không được vui chơi.Trẻ em phải được vui chơi".

Học sinh có nhiều giờ nghỉ lao hơn



So với nước Mỹ và nhiều quốc gia công nghiệp, Phần Lan đã tiến hành cải cách giáo dục theo kiểu hoàn toàn khác - dựa trên giáo trình mang tính cân bằng và chuyên nghiệp hóa, chứ không phải dựa trên các bài kiểm tra.

Giáo viên ở Phần Lan cho phép học sinh có nhiều giờ nghỉ lao hơn so với Mỹ. Ở Phần Lan, các em trường THCS được nghỉ giảo lao trung bình 75 phút một ngày, trong khi đó ở Mỹ, thời gian nghỉ trung bình là 27 phút.

Tuy nhiên, trẻ em Phần Lan lại được học nhiều về nghề thủ công, thiết kế trang trí, học hỏi nhiều hơn trong công việc, tiêu chuẩn giáo viên khắt khe hơn, lương giáo viên cao hơn và điều kiện làm việc hấp dẫn hơn.


Nỗ lực của Phần Lan đã được đền đáp: vào tháng 12/2009, với lần thứ 4 liên tiếp, giành số điểm xuất sắc trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, chương trình kiểm tra khả năng đọc, môn toán và khoa học tổ chức 3 năm một lần. Trong khi đó, Mỹ đứng ở giữa bảng xếp hạng.


Tổng thống Obama đã vạch ra kế hoạch cải cách giáo dục công lập, bao gồm phân bổ trợ cấp cạnh tranh, nâng thang điểm các bài kiểm tra, và đánh giá giáo viên gắn với thành tích của học sinh.


Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều mà các nhà cải cách Mỹ phải học hỏi các chuyên gia giáo dục Phần Lan, và cả phần còn lại của thế giới về những thứ khác xa những bài kiểm tra, hình thức quản lý và đánh giá cứng nhắc.


Câu chuyện từ bình thường lên xuất sắc


Không phải các trường học ở Phần Lan trước đây đều xuất sắc. Vào những năm 1960, các trường này chỉ ở mức bình thường. Nhưng mọi sự thay đổi vào năm 1971 chính phủ đã nhận định rằng, quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên thì phải hiện đại hóa nền kinh tế, và chỉ có thể làm được điều đó bằng cải thiện chất lượng trường học.


Theo đó, chính phủ đã tán thành việc giảm số lượng học sinh trong lớp học, tăng lương, và bắt buộc tất cả các giáo viên trước năm 1979 phải hoàn thành chương trình thạc sỹ.


Hiện nay, nghề giáo ở Phần Lan đang là nghề nghiệp đáng mơ ước mà chỉ 1/10 ứng cử viên của 8 chương trình đào tạo thạc sỹ trong cả nước được lựa chọn. Ngược lại ở Mỹ,SV tốt nghiệp ĐH có thể trở thành giáo viên mà không cần phải có bằng thạc sỹ.


Thêm vào đó, giáo viên ở Phần Lan có mức lương cao hơn hẳn. Giáo viên cấp 3 với 15 năm giảng dạy có mức lương bằng 102 % thu nhập của những người tốt nghiệp ĐH làm những ngành nghề khác. Ngược lại, ở Mỹ, lương giáo viên chỉ bằng 65%.

Phần Lan không quản lý trường học thành các tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận, không phát tiền thưởng hay tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên và trường học theo kết quả kiểm tra.

Họ đã sử dụng các chiến lược kinh doanh một cách tài tình. Họ chiến thắng trong cuộc đua tài bằng cách biến việc dạy học trở thành công việc thú vị, lôi cuốn.


Bằng việc lựa chọn hiệu trưởng, giám thị, và người đề ra chính sách ngay trong đội ngũ giáo dục thay vì tìm kiếm bên ngoài, có thể ví, các nhà lãnh đạo Phần Lan đã lấy một trang trong cuốn truyện dày - giống như sử gia kinh doanh Alfred Chandler nói: “nuôi dưỡng nhân tài từ bên trong”.


Tôi đã phỏng vấn nhiều quan chức của Bộ Giáo dục Phần Lan, ban giáo dục quốc gia, Hội đồng đánh giá giáo dục và Phòng Giáo dục Helsinki thì tất cả đều từng làm giáo viên ít nhất 4 năm.


Hệ thống giáo dục của Phần Lan cũng rất khác biệt. Ví dụ, các lớp khoa học - bộ môn mà học sinh Phần Lan đã thể hiện rất tốt trong chương trình đánh giá PISA - từ lớp 7 đến lớp 9 nhiều nhất là 16 em, do đó các em có thể làm thí nghiệm vào mỗi buổi học.


Và các em từ lớp 1 đến lớp 9 sẽ có 4 đến 7 tiết mỗi tuần học các lớp nghệ thuật, âm nhạc, nấu ăn, làm mộc, dệt may và làm sản phầm bằng kim loại.

Các em có không gian thiên nhiên cho các tiết học toán, khoa học, nuôi dưỡng các kĩ năng hợp tác và thầy cô dạy cho các em biết tôn trọng những người kiếm sống bằng chính sức lực của mình.


Có lẽ, điều đáng chú ý nhất tạo nên một Phần Lan với nền giáo dục độc đáo chính là việc nước này đã chủ trương đi ngược lại phong trào tiêu chuẩn hóa đang thịnh hành hiện nay.


Vào những năm 1990, trong khi các quốc gia khác trên thế giới áp dụng hình thức kiểm tra theo tiêu chuẩn nặng nề, cứng nhắc thì Phần Lan lại cho rằng, như thế sẽ tiêu tốn quá nhiều thời gian để hướng dẫn, tốn nhiều tiền bạc cho quá trình xây dựng, coi thi, chấm điểm và sẽ tạo ra nhiều căng thẳng.


Đối với những bài kiểm tra được chuẩn hóa, Phần Lan chỉ kiểm tra với một nhóm nhỏ học sinh. Họ tin tưởng giáo viên đến mức đã giải tán ban thanh tra vào năm1991.


Các giáo viên tự thiết kế bài giảng, sử dụng giáo trình quốc gia như sách hướng dẫn, chứ không phải như bản thiết kế chi tiết và giành khoảng 80% thời gian hướng dẫn lớp tương tự như giáo viên Mỹ. Ngược lại, họ có đủ thời gian để lên kế hoạch bài giảng và cộng tác với đồng nghiệp.


Lý do duy nhất mà học sinh Phần Lan phải làm bài thi được tiêu chuẩn hóa là khi hoàn thành bậc trung học và mong muốn vào đại học.


Sức khỏe thể chất, tinh thần của học sinh cũng được các trường học hết sức quan tâm. Từ năm 1985, các em không phải phân lớp theo khả năng cho đến lớp 10. Hơn nữa, từ năm 1991, Phần Lan cũng quyết định xóa bỏ việc giữ các em yếu kém ở lại lớp, vì việc này làm các em xấu hổ, nhụt chí.


Cộng đồng kinh doanh Phần Lan và các thành viên bảo thủ trong nghị viện chỉ trích quyết định xóa bỏ việc thanh tra vì cho rằng đây chính là sự xoàng xĩnh, qua loa trong giáo dục. Nhưng họ đã không thể lên tiếng khi PISA 2000 công bố kết quả.

“PISA chính là món quà may mắn cho các nhà giáo dục Phần Lan,” ông Kari Louhivuori, hiệu trưởng Trường trung học công lập Kirkkojärvi ở Espoo, người bắt đầu sự nghiệp giảng dạy vào năm1974, nói.

“Chúng tôi đã không nhận được sự ủng hộ từ nhiều thế lực bảo thủ và chúng tôi cần đến sự công nhận từ bên ngoài cho hướng đi mới đã lựa chọn”.

Louhivuori thừa nhận, một số hình thức kiểm tra là hoàn toàn cần thiết, nhưng những bài kiểm tra thường xuyên thì không.

Thêm vào đó, hiện nay, đã có những minh chứng rõ ràng về những lợi ích kinh tế mà cải cách giáo dục Phần Lan mang lại, đặc biệt là trong thành phần kinh tế kĩ thuật cao, tiêu biểu như Nokia trong lĩnh vực viễn thông, Orion trong ngành y dược, Polar trong theo dõi nhịp tim, Vaisala trong đo lường khí tượng và VTI sử dụng trong máy đo gia tốc...

Xem tiếp: Làm sao có thể lấy giáo dục Phần Lan làm bài học cho một đất nước rộng lớn và dân cư đa dạng như nước Mỹ?

Câu trả lời chính là cánh của tiếp theo.





Lưu Ly (Theo TNR)
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
modular is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-01-2012, 10:49 AM   #7
modular
B&S-D
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 589
Thanks: 395
Thanked 147 Times in 65 Posts
Giáo dục Phần Lan - Mỹ: Cánh cửa tiếp theo

Nhiều người đã chỉ trích việc so sánh hệ thống giáo dục 2 nước Mỹ và Phần Lan, và cho rằng kết quả PISA xuất sắc của Phần Lan có được là vì nước này nhỏ bé hơn rất nhiều và dân số cũng thuần nhất hơn nhiều (trong 5,3 triệu người thì chỉ có 4 % là người ngoại quốc).

Phần 1: Trẻ em phải được chơi

Làm sao có thể lấy giáo dục Phần Lan làm bài học cho một đất nước rộng lớn và dân cư đa dạng như nước Mỹ?

Câu trả lời chính là cánh của tiếp theo.

Na Uy cũng là một nước nhỏ với 4,8 triệu dân và cũng gần như thuần nhất với 10 % dân ngoại quốc, nhưng đất nước này lại giống với Mỹ hơn Phần Lan khi xét đến giáo dục.

Giáo viên ở đây không cần phải có bằng thạc sỹ, giáo viên cấp 3 với 15 năm giảng dạy chỉ kiếm được mức lương bằng 70% thu nhập của sinh viên ra trường làm ngành nghề khác. Và năm 2006, các nhà lãnh đạo cũng áp dụng hệ thống kiểm tra theo tiêu chuẩn quốc gia.

Nhưng cán bộ giảng dạy lại thiếu hụt trầm trọng đến mức chính phủ phải dành ra 3,3 triệu đô cho cuộc vận động nhằm thu hút giáo viên và cuối năm phải hợp tác với Statoil phát động “Teach for America” để tuyển giáo viên toán và khoa học.

Thêm vào đó, cũng như ở nước Mỹ, lớp học ở Na Uy quá đông học sinh và thiết bị thì quá ít. Một giáo viên dạy môn khoa học tại một trường trung học ở Oslo cho biết có phòng thí nghiệm là biệt lệ chứ không phải là bình thường và cô cũng không thể nhớ được mình đã được làm thí nghiệm như thế nào khi còn là sinh viên cách đây cả thập kỉ.

Bởi vậy, không đáng ngạc nhiên khi nhìn vào điểm số PISA của Na Uy vào các năm 2000, 2003, 2006, 2009, và thấy rằng vấn đề không phải ở đất nước lớn hay bé, dân cư nhiều hay ít, thuần nhất hay đa dạng mà là ở việc lựa chọn các chính sách đúng đắn mới có thể mang lại thành công cho nền giáo dục nước nhà.

Bài học từ đất nước Phần Lan nhỏ bé đã cho ta biết dù là quốc gia nào, bất kể dân số hay cấu thành của nó, sẽ là khôn ngoan hơn nếu hạn chế tối đa các bài kiểm tra.

Thay vào đó, nên đầu tư vào mở rộng chương trình dạy học, giảm bớt số lượng học sinh trong lớp học, cải thiện vấn đề đào tạo, lương bổng và đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên.

Lưu Ly

(Theo TNR)
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
modular is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-01-2012, 10:50 AM   #8
modular
B&S-D
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 589
Thanks: 395
Thanked 147 Times in 65 Posts
Những điều Mỹ làm ngơ về kỳ tích Phần Lan
Anu Partanen là một nhà báo Phần Lan hiện đang làm việc ở New York. Bà đang viết một quyển sách về những điều mà nước Mỹ có thể học từ các xã hội Bắc Âu.

Về giáo dục, Partanen vừa đăng một bài với tựa đề “What Americans Keep Ignoring About Finland's School Success” (những điều người Mỹ làm ngơ khi nói về kỳ tích của giáo dục Phần Lan) trên Theatlantic. Bài viết cung cấp nhiều thông tin thú vị về nền giáo dục Phần Lan. VietNamNet giới thiệu bản dịch tiếng Việt bài báo này.
Học sinh Phần Lan trong một giờ học

Các nước Bắc Âu là những siêu cường giáo dục bởi vấn đề bình đẳng được coi trọng hơn hơn sự xuất sắc.

Mọi người đều nhìn thấy rằng Hoa Kỳ cần phải cải thiện hệ thống giáo dục của mình một cách toàn diện, nhưng làm thế nào?

Một trong những xu hướng được quan tâm nhất gần đây trong cải cách giáo dục chính là nhìn vào sự thành công đáng kinh ngạc của siêu cường giáo dục phương Tây, đó chính là Phần Lan. Nhưng vấn đề là, khi nói đến những bài học mà các trường học Phần Lan đã gợi ra, hầu hết các cuộc thảo luận đều dường như lại bỏ qua những điểm quan trọng.

Xếp hạng gần như cao nhất ở cả ba lĩnh vực trong tất cả các cuộc khảo sát kể từ năm 2000

Phần Lan, quốc gia Bắc Âu nhỏ bé, nếu nói về sự nổi tiếng, thì nó được biết đến là quê hương của Nokia, hãng điện thoại di động khổng lồ.

Nhưng gần đây, Phần Lan đang thu hút sự chú ý vào cuộc điều tra toàn cầu về chất lượng cuộc sống - Phần Lan được Newsweek xếp hạng số một vào năm ngoái - và hệ thống giáo dục quốc gia của Phần Lan đã nhận được nhiều lời nể phục đặc biệt, vì trong vài năm gần đây học sinh Phần Lan đã đạt được những điểm số cao nhất trên thế giới.

Trường học Phần Lan giành được danh tiếng mới mẻ này chính là do một nghiên cứu của tổ cức khảo sát PISA, tiến hành ba năm một lần bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Cuộc khảo sát so sánh khả năng của những học sinh ở độ tuổi 15 ở những quốc gia khác nhau trong ba lĩnh vực: đọc hiểu, toán và khoa học.

Phần Lan được xếp hạng gần như cao nhất ở cả ba lĩnh vực trong tất cả các cuộc khảo sát kể từ năm 2000, ngang hàng với các quốc gia kì cựu như Hàn Quốc và Singapore.

Trong cuộc khảo sát gần đây nhất vào năm 2009 tuy tụt hạng không đáng kể, nhường vị trí cao nhất cho các sinh viên ở Thượng Hải, Trung Quốc, nhưng Phần Lan vẫn nằm trên tốp đầu.

Trong khi đó, kết quả khảo sát PISA đối với Hoa Kỳ lại không cao, và lần xếp hạng cao nhất cũng chỉ ở mức trung bình.

Không bị học nhồi, học vẹt

So với mô hình giáo dục khuôn mẫu của Đông Á – thời gian học kéo dài cùng với sự nhồi nhét, học vẹt - thành công của Phần Lan đặc biệt gây hấp dẫn vì các trường học yêu cầu làm bài tập ở nhà ít hơn và thu hút học sinh tham gia nhiều trò chơi sáng tạo hơn.

Tất cả điều này đã dẫn đến sự đổ xô của các phái đoàn nước ngoài đến Phần Lan để tham quan trường học và trao đổi với các chuyên gia giáo dục của nước này, và phát đi liên tục các chương trình về kì tích của nền giáo dục Phần Lan trên các phương tiện truyền thông đại chúng trên toàn thế giới.

Trách nhiệm giải trình sẽ chẳng là gì nếu như anh không thực hiện hết trách nhiệm của mình

Vì vậy, có rất nhiều sự quan tâm về một chuyến thăm gần đây đến Mỹ của một trong những người đứng đầu chính quyền Phần Lan về cải cách giáo dục, ông Pasi Sahlberg, giám đốc Trung tâm Chuyển dịch Quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan và đồng thời là tác giả cuốn sách mới: Những bài học từ Phần Lan: Thế giới học được gì từ cải cách giáo dục ở Phần Lan?

Đầu tháng này, Sahlberg đã có cuộc nói chuyện với những người làm giáo dục và sinh viên tại trường Dwight ở New York.

Chuyến thăm của ông nhận được sự chú ý của giới truyền thông Mỹ và tạo ra nhiều cuộc thảo luận xung quanh vấn đề này.

Nhưng điều đó vẫn không đảm bảo rằng thông điệp của Sahlberg được nhìn nhận thấu đáo. Sahlberg cho tôi biết rằng ở Mỹ có những điều không ai thực sự muốn thảo luận.

* * *

Suốt chiều hôm đó Sahlberg lưu lại trường Dwight, một nhiếp ảnh gia làm cho tờ Thời Báo New York và một thành viên đoàn làm phim hãng Dan Rather thi nhau đưa tin khi ông tham gia vào một cuộc trò chuyện với các sinh viên. Các bài viết tiếp theo sự kiện này trên tờ Thời Báo sẽ tập trung vào Phần Lan như một "mô hình cải cách trường học siêu phàm."

Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng mà Sahlberg đã nhắc đến nhưng thực sự không được chú ý.

XEM THÊM
Thi tốt nghiệp phổ thông trung học ở Phần Lan
Tại sao nhà trường Phần Lan thành công?
Giải mã kỳ tích giáo dục Phần Lan
Giáo dục Phần Lan - Mỹ: Cánh cửa tiếp theo
Để trẻ em chơi, Phần Lan lên top giáo dục
Đứng nhất, các nhà giáo dục vẫn kêu gọi cải cách
Đọ sức giáo dục Trung Quốc và Mỹ
Đọ sức giáo dục Nga - Mỹ
Ông đề cập rằng “Không có trường học tư nhân nào ở Phần Lan cả.” Khái niệm này có vẻ khó hiểu với người Mỹ, nhưng đó là sự thật. Chỉ có một số nhỏ các trường học tồn tại độc lập ở Phần Lan, và thậm chí là tất cả đều được tài trợ từ cộng đồng. Không trường nào được phép thu học phí. Cũng không có trường đại học tư nhân. Điều này có nghĩa là thực tế, tất cả mọi người ở Phần Lan học tại trường công lập, cho dù là học mẫu giáo hay học tiến sĩ.

Điều nực cười là Sahlberg đưa ra nhận xét này trong một cuộc nói chuyện tại Trường Dwight rất rõ ràng.

Giống như nhiều trường học tốt nhất của Mỹ, Dwight là một trường tư, chi phí cho một học sinh trung học phải đóng lên tới 35.000 đô la Mỹ một năm – nếu không muốn nói Dwight là một trường hoạt động vì lợi nhuận, xu hướng ngày càng phổ biến tại Mỹ.

Tuy nhiên, không ai trong phòng bình luận về tuyên bố này của Sahlberg. Tôi thấy ngạc nhiên về điều này, còn ông thì không.

Sahlberg biết người Mỹ muốn nói về những gì khi thảo luận về giáo dục, bởi vì ông là người họ luôn tìm đến khi ở Phần Lan.

Là con trai gia đình có cha mẹ đều là giáo viên, ông lớn lên trong môi trường giáo dục Phần Lan. Ông dạy toán học và vật lý tại trường trung học cơ sở ở Helsinki, làm việc tâm huyết và dần nắm giữ một loạt các vị trí trong Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan, trải qua nhiều năm làm việc như một chuyên gia giáo dục của OECD, Ngân hàng Thế giới, và các tổ chức quốc tế khác.

Hiện tại, ngoài nhiệm vụ của mình, Sahlberg được các tổ chức tổ chức giáo dục nước ngoài mời đến tham quan, khoảng một trăm cuộc mỗi năm, trong đó gồm nhiều người Mỹ, những người muốn biết bí mật sự thành công của Phần Lan. Cuốn sách mới của Sahlberg một phần cũng là một nỗ lực để trả lời những câu hỏi mọi người thường đưa ra.

XEM PHẦN 2: Người chiến thắng thật sự là người không cạnh tranh

Chuyển ngữ: TS. Lê Văn Út - Lê Thị Minh Hiếu (ĐH Oulu, Phần Lan)

************************************************** ****************************

VietNamNet cảm ơn TS Lê Văn Út và đã chia sẻ bài viết này. Mời bạn đọc chia sẻ thông tin theo địa chỉ: [Only registered and activated users can see links. ] hoặc theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
modular is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-01-2012, 10:51 AM   #9
modular
B&S-D
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 589
Thanks: 395
Thanked 147 Times in 65 Posts
Thi tốt nghiệp phổ thông trung học ở Phần Lan
- Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH) đầu tiên của Phần Lan được tổ chức vào năm 1852 bởi Đại học Helsinki. Từ năm 1919, kỳ thi này do Hội đồng quốc gia về tốt nghiệp PTTH tổ chức. Nếu vượt qua kỳ thi này, học sinh có thể tiếp tục theo học bậc đại học.

Hội đồng thi tốt nghiệp

Hội đồng thi tốt nghiệp PTTH (HĐTNPTTH) của Phần Lan là một hội đồng quốc gia do Bộ Giáo dục và Văn hóa thành lập. Chủ tịch và thành viên của hội đồng này được đề cử bởi các đại học, các viện nghiên cứu về giáo dục đại học và Hội đồng giáo dục quốc gia. HĐTNPTTH gồm 25 tiểu ban chuyên môn.

Mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban và thành viên tiển ban. Có những tiểu ban chỉ có một thành viên và cũng là trưởng tiểu ban (địa lý, lịch sử, tâm lý, tiếng Pháp, tiếng Đức,…); tiểu ban Toán, tiếng Phần Lan, tiếng Thuỵ Điển và tiếng Anh là có nhiều thành viên nhất.

Môn thi và đề thi

Có ít nhất 4 môn cho mỗi kỳ thi. Một môn bắt buộc là quốc ngữ (Phần Lan hoặc Thụy Điển hoặc tiếng Saami). Thí sinh tự chọn ít nhất 3 môn còn lại từ các môn: quốc ngữ thứ hai, ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh), Toán, và ít nhất một môn trong các môn về khoa học và nhân văn.

Toàn bộ đề thi do HĐTNPTTH ra. Đề thi có hai mức độ: cơ bản và nâng cao, riêng quốc ngữ hai có thêm mức trung cấp. Học sinh có thể chọn mức độ đề thi, nhưng phải có ít nhất một môn thuộc nhóm các một bắt buộc ở mức nâng cao. Kết quả tốt nghiệp và mức độ của kỳ thi (hay đề thi) sẽ ảnh hưởng việc cạnh tranh vào đại học của học sinh. Đối với môn ngoại ngữ, học sinh phải thi ba kỷ năng: nghe, đọc, viết.

Chấm thi

Quá trình chấm thi gồm hai vòng. Vòng 1 do các trường phổ thông tự tổ chức chấm. Sau đó toàn bộ bài thi được gửi về HĐTNPTTH. Hội đồng này tổ chức chấm vòng 2.

Những người tham gia chấm vòng 2 là những người đang làm việc ở các đại học (chủ yếu), các nhà khoa học hoặc những nhà giáo dục uy tín do HĐTNPTTH tuyển chọn thông qua sự giới thiệu và cam kết của cơ quan chủ quản của họ.

Ông chủ tịch hội đồng Toán thuộc HĐTNPTTH cho biết: "Tôi là người quyết định chọn ai chấm vòng 2, tôi chỉ chọn các giáo sư hoặc tối thiểu là các giảng viên kỳ cựu ở các đại học, không ai can thiệp vào công việc của tôi, ngay cả Bộ Giáo dục và Văn hóa".

Sau khi nhận được bài thi từ vòng 1, HĐTNPTTH gửi bài đến cán bộ chấm vòng 2 qua đường bưu điện (người ở gần thì có thể đến HĐTNPTTH nhận bài), nghĩa là người chấm vòng 2 không cần phải tập trung về một nơi. Như vậy việc chấm vòng 2 rất giống với quá trình phản biện, peer-review, của các tạp chí khoa học quốc tế.

Thi lại

Học sinh đậu một môn nhưng điểm thấp thì có thể đăng ký thi lại môn đó. Số lần thi lại không giới hạn và điểm cao nhất sẽ được ghi vào giấy chứng nhận.

Học sinh rớt môn bắt buộc thì có thể đăng kí thi lại tối đa hai lần trong ba mùa thi ngay sau đó. Học sinh có thể thay đổi mức độ đề thi. Nếu học sinh không đậu môn bắt buộc thì phải thi lại toàn bộ.

Học sinh rớt môn tự chọn thì có thể thi lại tối đa hai lần và không giới hạn trong bao nhiêu mùa thi.

Tiêu cực thi cử

Một cô giáo tiếng Anh ở Oulu cho biết: "Thời gian cho mỗi môn thi là 6 tiếng, học sinh có thể mang thức ăn, nước uống vào phòng thi. Giám thị kiểm tra rất kỹ những thứ học sinh được phép mang vào phòng thi. Hầu như học sinh không có một cơ hội nào để tiêu cực."

Khi được hỏi liệu có thể "bùa phép" gì không? Một sinh viên ở Oulu từng tham dự kỳ thi tuyên bố: "Ai muốn "chết" sớm thì cứ mà tiêu cực. Làm thế để làm gì? Không được lần này thì thi lại lần khác. Kiến thức học thì sẽ được nhưng sự trung thực thì không phải dễ có, ...."

Một học sinh ở Turku vừa tham dự kì thi cho biết: "Không thể nào tiêu cực được, có đến 3 giám thị mỗi phòng thi và họ rất nghiêm khắc, vi phạm một lần thì coi như rớt cả kỳ thi và sẽ bị cấm thi một năm,...". Khi hỏi liệu có cảnh sát giám sát và bảo vệ kỳ thi hay không thì bạn ấy ngạc nhiên: "Cảnh sát vào trường học làm gì, hoàn toàn không có".

Một giáo sư hiện là ủy viên Hội đồng giảng dạy Toán của Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan cho biết: "Kỳ thi tốt nghiệp PTTH của Phần Lan cho đến bây giờ là khá tốt. Chúng tôi có thể phân loại được học sinh và giúp họ có định hướng tốt cho việc chọn ngành học bậc đại học."

Khi được hỏi ông nghĩ gì về kỳ thi tốt nghiệp PTTH, một giáo sư ở Helsinki phấn khởi khẳng định: "Chúng tôi rất hài lòng và luôn tin vào kết quả của kỳ thi."

Tuyển sinh vào đại học

Kết quả tốt nghiệp PTTH sẽ giúp học sinh tiếp tục vào đại học. Tuy nhiên, các đại học Phần Lan không chỉ dựa vào kết quả này để tuyển sinh. Bài tới sẽ bàn chi tiết về vấn đề này.

TS. Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan)
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
modular is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-01-2012, 10:52 AM   #10
modular
B&S-D
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 589
Thanks: 395
Thanked 147 Times in 65 Posts
Tại sao nhà trường Phần Lan thành công?

(TuanVIetNam) - Các thành tựu về giáo dục của đất nước này khiến các quốc gia khác phải xem lại. Đó là ngày kết thúc học kì tại trường tổng hợp Kirkkojarvi ở Espoo, một vùng ngoại ô sắc màu rực rỡ phía tây của Helsinki, khi Kari Louhivuori, một giáo viên kì cựu và hiệu trưởng của trường quyết định thử nghiệm một cái gì đó khá cực đoan – theo tiêu chuẩn Phần Lan.

Một trong những học sinh lớp 6 của ông, một cậu bé Albani gốc Kosovo, đã trôi dạt xa mạng lưới học tập, chống lại những nỗ lực tốt nhất của cô giáo của mình. Đội ngũ những nhà giáo dục đặc biệt của trường - bao gồm một nhân viên xã hội, một y tá và một nhà tâm lí - thuyết phục Louhivuori rằng không phải lỗi do sự lười biếng. Vì vậy, ông quyết định giữ cậu lại một năm, một biện pháp trên thực tế đã lỗi thời rất hiếm gặp ở Phần Lan.

Phần Lan đã cải thiện rất nhiều trong xoá việc mù chữ, mù toán và khoa học trong thập kỉ qua một phần lớn vì các giáo viên của họ được tin cậy để làm bất cứ điều gì cần thiết để xoay chuyển cuộc sống giới trẻ. Cậu bé 13 tuổi Besart Kabashi này đã nhận được một cái gì đó giống như dạy kèm cho hoàng gia.

Trong văn phòng với tấm tranh cổ động "Tàu ngầm vàng" của Beatles trên tường và một cây đán guitar điện trong tủ quần áo, Louhivuori nói với tôi "Năm đó tôi đã nhận Besart làm học sinh riêng của tôi." Khi Besart không chịu học khoa học, địa lí và toán học, cậu ta đứng bên cạnh bàn của Louhivuori trước mặt các bạn cùng lớp 9 và 10 tuổi của mình, vạch mấy quyển sách mở từ một ngăn xếp cao, từ từ đọc một quyển, rồi một quyển khác, sau đó ngấu nghiến đọc thêm hàng chục quyển nữa. Đến cuối năm đó, cậu con trai của những người tị nạn chiến tranh Kosovo đã chinh phục được ngôn ngữ phong phú nguyên âm của đất nước mới của mình và đến lúc nhận ra rằng trên thực tế nó có thể học.

Nhiều năm sau, một Besart 20 tuổi đã có mặt tại tiệc Giáng sinh ở Kirkkojarvi với một chai rượu Cognac và một nụ cười lớn. Anh ta nói với giáo viên cũ của mình"Thầy đã giúp em." Besart đã mở công ti sửa chữa xe riêng và công ti làm sạch "No big fuss" (Không lộn xộn lớn), Louhivuori nói với tôi. "Đây là những gì chúng tôi làm mỗi ngày, chuẩn bị trẻ cho cuộc sống."

Câu chuyện thần kì này về một trường hợp trẻ em duy nhất được cứu giúp gợi một số trong những lí do cho kỉ lục đáng kinh ngạc về thành công giáo dục của đất nước Bắc Âu nhỏ bé này, một hiện tượng đã truyền cảm hứng, gây bối rối và thậm chí cả khó chịu cho các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục Mĩ. Giáo dục Phần Lan đã trở thành một chủ đề nóng sau khi bộ phim tài liệu năm 2010 Waiting for "Superman" (Chờ đợi "Siêu nhân" )so sánh nó với các trường công lập có vấn đề của nước Mĩ.

"Dù nhận bất cứ cái gì" ("Whatever it takes") là một thái độ thúc đẩy không chỉ 30 giáo viên của Kirkkojarvi mà hầu hết 62.000 nhà giáo dục Phần Lan trong 3.500 trường học từ Lapland đến Turku - các nhà chuyên môn được lựa chọn từ 10% các sinh viên tốt nghiệp hàng đầu của cả nước để giành lấy được bằng thạc sĩ (master) về giáo dục theo đòi hỏi. Nhiều trường vừa đủ nhỏ để giáo viên biết hết mỗi học sinh. Nếu dùng một phương pháp nào đó không thành công, giáo viên tham khảo ý kiến các đồng nghiệp để thử một cái gì đó khác. Họ dường như thích thú với những thách thức. Gần 30% trẻ em Phần Lan nhận được một loại trợ giúp đặc biệt nào đó trong chín năm đầu tiên ở nhà trường.

Năm ngoái, trường học nơi Louhivuori dạy phục vụ cho 240 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9, và tương phản với tiếng tăm về tính thuần nhất dân tộc của Phần Lan, hơn phân nửa trong số 150 học sinh bậc tiểu học là người nhập cư từ Somalia, Iraq, Nga, Bangladesh, Estonia và Ethiopia, và các quốc gia khác. "Trẻ em từ gia đình giàu có, với rất nhiều giáo dục có thể được giảng dạy bởi các giáo viên ngu ngốc", Louhivuori mỉm cười nói, "Chúng tôi cố gắng để nắm bắt những học sinh yếu. Điều đó nằm sâu trong suy nghĩ của chúng tôi. "

Việc chuyển đổi hệ thống giáo dục của Phần Lan bắt đầu từ 40 năm trước đây là một bệ phóng quan trọng của kế hoạch phục hồi kinh tế của đất nước. Các nhà giáo dục có ít ý nghĩ vì sao nó lại rất thành công kể từ năm 2000, khi các kết quả đầu tiên từ Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA - Programme for International Student Assessment), một bài kiểm tra chuẩn hoá dành các trẻ em15 tuổi trong hơn 40 địa điểm toàn cầu, cho thấy giới trẻ Phần Lan có kĩ năng đọc tốt nhất trên thế giới. Ba năm sau, họ dẫn đầu về toán học.

Đến năm 2006, Phần Lan đứng đầu trong 57 quốc gia (và một vài thành phố) về khoa học. Theo điểm PISA 2009 công bố năm ngoái, nước này đứng thứ hai về khoa học, thứ ba về đọc hiểu và thứ sáu về toán học trong số gần nửa triệu học sinh trên toàn thế giới. Arjariita Heikkinen, hiệu trưởng của một trường học Helsinki tổng hợp nói "Tôi vẫn còn ngạc nhiên. tôi chưa nhận ra là chúng tôi tốt đến mức đó."

Tại Hoa Kì, có lộn xộn giữa chừng trong thập kỉ qua, các quan chức chính phủ đã cố gắng đưa việc cạnh tranh thị trường vào các trường công lập. Trong những năm gần đây, một nhóm các nhà tài chính của Wall Street và các nhà hảo tâm như Bill Gates đã bỏ tiền ủng hộ những ý tưởng khu vực tư nhân, chẳng hạn như các phiếu tài trợ giáo dục, chương trình giảng dạy theo hướng dữ liệu, và các trường học theo hợp đồng, đã tăng gấp đôi về số lượng trong thập kỉ qua.


Tổng thống Obama rõ ràng cũng đã đặt cược vào việc cạnh tranh. Cuộc Chay đua cho các sáng kiến hàng đầu của ông mời gọi các tiểu bang đua tranh giành lấy tài trợ liên bang bằng việc sử dụng các bài kiểm tra và các phương pháp khác để đánh giá giáo viên, một triết lí không sống được ở Phần Lan. Timo Heikkinen, một hiệu trưởng Helsinki với 24 năm kinh nghiệm giảng dạy nói "Tôi nghĩ rằng, trên thực tế, giáo viên sẽ xé áo họ, nếu chúng ta chỉ đo lường số liệu thống kê, bỏ qua những khía cạnh con người.

Không có các cuộc kiểm tra chuẩn hóa bắt buộc ở Phần Lan, ngoài một kì thi cuối năm ở năm cuối cùng của học sinh trung học. Không có xếp hạng, không có so sánh, cạnh tranh giữa các học sinh, các trường học hay các khu vực. Trường học Phần Lan do nhà nước tài trợ. Những người trong các cơ quan chính phủ điều hành các nhà trường này, từ trung ương đến địa phương, đều là các nhà giáo dục, không phải là các nhà kinh doanh, các nhà lãnh đạo quân sự hoặc chính trị gia chuyên nghiệp.

Mọi nhà trường đều có cùng một mục tiêu quốc gia và rút ra từ nguồn vốn chung của các nhà giáo dục qua đào tạo đại học. Kết quả là một đứa trẻ Phần Lan có được một cơ may tốt nhận được cùng một chất lượng giáo dục dù sống trong một ngôi làng nông thôn hay một thành phố có trường đại học. Theo một khảo sát gần đây nhất của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD - Organization for Economic Cooperation and Development) thì sự khác biệt giữa các học sinh yếu nhất và mạnh nhất ở Phần Lan là nhỏ nhất trên thế giới . Olli Luukkainen, chủ tịch công đoàn giáo viên mạnh mẽ của Phần Lan nói "Bình đẳng là từ quan trọng nhất trong giáo dục Phần Lan. Tất cả các đảng phái chính trị cánh tả và cánh hữu đều nhất trí về điều này."

93% học sinh Phần Lan tốt nghiệp từ trường trung học phổ thông hoặc dạy nghề, cao hơn Mĩ 17,5%, và 66% học tiếp giáo dục đại học, mức cao nhất trong Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, Phần Lan chi tiêu cho mỗi học sinh ít hơn Hoa Kì 30%.

Tuy nhiên, có một sự vắng mặt dễ thấy về xúc cảm ở người Phần Lan nổi tiếng kín đáo. Họ sẵn sàng để ăn mừng chức vô địch thế giới về khúc côn cầu gần đây của họ, nhưng về điểm PISA điểm thì không quá nhiều. Pasi Sahlberg, một giáo viên toán lí trước đây và bây giờ làm việc ở Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan nói "Chúng tôi chuẩn bị cho trẻ em học cách để học chứ không phải học cách để làm một bài kiểm tra. Chúng tôi không quan tâm nhiều tới PISA. Nó không phải là thứ chúng tôi nhắm tới."

Maija Rintola đứng trước lớp học gồm 23 học sinh 7 và 8 tuổi đang trò chuyên vào một ngày cuối tháng tư ở Kirkkojarven Koulu. Một mớ lọn tóc nhiều màu nằm trên mái tóc màu đồng của cô giống như một bộ tóc giả nhuộm màu. Cô giáo viên 20 năm trong nghề này đang cố tìm Vappu trong các giáo viên ban ngày và trẻ em đến trường trong trang phục hỗn loạn để ăn mừng ngày tháng Năm (May Day).

Mặt trời buổi sáng đổ qua mái ngói và toả bóng màu chanh trên các thùng chứa cỏ Phục Sinh cỏ trồng trên các ngưỡng cửa gỗ. Rintola mỉm cười và giơ một bàn tay xoè lên theo một góc nghiêng - "con hươu cao cổ im lặng" thử nghiệm thời gian của cô, đó là dấu hiệu báo để các học sinh giữ im lặng. Nón nhỏ, áo khoác, giày xếp gọn trong ccác chỗ ấm cúng, các đứa trẻ ngọ nguậy bên cạnh các bàn làm việc của chúng với các bàn chân thả, chờ tới lượt để kể lại chuyện của chúng ngoài sân chơi. Chúng vừa trở về sau15 phút của thời gian chơi ngoài trời giữa các bài học thường xuyên. Về sau, Rintola nói "Chơi là quan trọng ở độ tuổi này. Chúng tôi đánh giá cao việc chơi."

Vẫn lắc lư ngọ nguậy không dứt, các học sinh lôi từ bàn làm việc của chúng các túi nhỏ đựng các nút, đậu và các loại thẻ ép số 1 đến 20. Một giáo viên phụ tá đi qua xung quanh dải màu vàng đại diện cho các đơn vị của mười. Tại một tấm bảng điện tử ở phía trước của phòng, Rintola hướng dẫn cho cả lớp học thông suốt các nguyên tắc của cơ số mười. Một cô bé đeo tai mèo trên đầu không có lí do rõ ràng. Một cô khác giữ một con chuột nhồi bông trên bàn của mình để nhắc nhở cô ấy ở nhà. Rintola đi lòng vòng khắp phòng học giúp mỗi học sinh nắm bắt các khái niệm. Những học sinh hoàn thành trước sẽ chơi trò chơi giải "câu đố hạt" cao cấp. Sau 40 phút thì đến giờ ăn trưa nóng trong các quán ăn tự phục vụ theo kiểu ở nhà thờ.

Mỗi ngày giáo viên Phần Lan đến trường ít giờ hơn và dành thời gian trên lớp ít hơn so với giáo viên Mĩ. Giáo viên sử dụng thời gian dư này để xây dựng chương trình đào tạo và đánh giá học sinh của mình. Trẻ em dành rất nhiều thời gian hơn để chơi bên ngoài, ngay cả giữa mùa đông. Bài tập về nhà là tối thiểu. Tuổi bắt buộc bắt đầu đi học là 7 tuổi. Louhivuori cho biết: "Chúng tôi không vội vàng. Trẻ em học tốt hơn chỉ khi chúng đã sẵn sàng. Tại sao lại căng chúng ra chứ? "

Hầu như không nghe có trẻ em bị đói hoặc vô gia cư. Phần Lan cho hưởng ba năm nghỉ thai sản và trợ cấp chăm sóc ban ngày cho các bậc cha mẹ và giáo dục mầm non cho mọi trẻ em 5 tuổi, trong đó trọng tâm là chơi và xã hội hoá. Ngoài ra, nhà nước trợ cấp cho cha mẹ, trả cho họ khoảng 150 euro mỗi tháng cho mỗi đứa trẻ cho đến khi chúng 17 tuổi. 97% trẻ 6-tuổi theo học các trường mầm non công lập, ở đó trẻ em bắt đầu một vài nội dung học tập nào đó. Trường cung cấp thực phẩm, chăm sóc y tế, tư vấn và dịch vụ taxi nếu cần thiết. Học sinh hưởng chăm sóc y tế miễn phí.

Mặc dù vậy, Rintola cho biết đến cuối tháng 8 những học sinh của cô đã vượt xa về trình độ đọc và ngôn ngữ. Khoảng tháng 4, gần như mọi học sinh trong lớp đều đọc được, và hầu hết đều viết được. Những học sinh nam đã được vỗ về vào văn học với các sách như Kapteeni Kalsarin ("Quần lót Thuyền trưởng"). Giáo viên giáo dục đặc biệt của trường hợp tác với Rintola để dạy 5 học sinh có vấn đề về hành vi và học tập khác nhau. Mục tiêu quốc gia trong 5 năm qua là để đưa vào dòng chính tất cả học sinh. Thời gian duy nhất mà học sinh của Rintola rút ra là khi học tiếng Phần Lan như một lớp học ngôn ngữ thứ hai, giảng dạy bởi giáo viên với 30 năm kinh nghiệm và đào tạo sau đại học.

Dù vậy cũng có các ngoại lệ, tuy hiếm. Một bé gái lớp 1 không phải là học sinh cũ của Rintola. Cô bé 7 tuổi này mới từ Thái Lan đến, không nói được một từ Phần Lan. Cô bé học toán liền tức thì trong một "lớp học chuẩn bị" đặc biệt được giảng dạy bởi một chuyên gia học tập đa văn hóa. Lớp học này được thiết kế để giúp trẻ em theo kịp các môn học của mình trong khi còn đang chinh phục ngôn ngữ. Các giáo viên của Kirkkojarvi đã học được cách đối phó với số lượng lớn bất thường các học sinh nhập cư. Thành phố Espoo giúp họ thêm 82.000 euro một năm trong quỹ "phân biệt đối xử tích cực" để chi trả cho những mục như các giáo viên nguồn đặc biệt, nhân viên tư vấn và 6 lớp học có nhu cầu đặc biệt.

Rintola sẽ dạy cũng nhóm học sinh này vào năm tới và có thể trong cả 5 năm tiếp theo, tùy thuộc vào nhu cầu của nhà trường. Rintola, người được Louhivuori tự tay chọn lựa 20 năm trước cho biết "Đó là một hệ thống tốt. Tôi có thể tạo mối liên kết mạnh mẽ với các em. Tôi hiểu chúng là ai." Bên cạnh tiếng Phần Lan, toán học và khoa học, các học sinh lớp 1 còn học âm nhạc, nghệ thuật, thể thao, tôn giáo và thủ công dệt may. Tiếng Anh bắt đầu học ở lớp 3, tiếng Thụy Điển lớp 4. Lớp 5, các em có thêm sinh học, địa lí, lịch sử, vật lí và hóa học.

Mãi cho đến lớp 6, lúc đó và chỉ khi các giáo viên dạy lớp đồng ý tham gia, trẻ em sẽ chọn để dự một kì thi nhiệm ý toàn huyện. Hầu hết đều tham dự, vì tò mò. Kết quả không được công bố. Các nhà giáo dục Phần Lan cảm thấy khó hiểu về niềm đam mê của Hoa Kì với các bài kiểm tra chuẩn hóa. Trong khi lục lọi tủ quần áo của mình tìm kiếm kết quả năm qua, Louhivuori trêu chọc "Người Mĩ đều giống như các biểu đồ thanh, các đồ thị và biểu đồ màu." Ông nói sau khi ông đã tìm thấy các bản báo cáo "Hình như chúng tôi đã làm tốt hơn mức trung bình hai năm trước đây. Chẳng có ý nghĩa gì cả. Chúng tôi biết học sinh rõ hơn các bài kiểm tra này có thể cho chúng tôi biết về chúng."

Tôi đã đến Kirkkojarvi để xem làm thế nào phương pháp tiếp cận Phần Lan có thể áp dụng cho học sinh không theo khuôn mẫu tóc vàng, mắt xanh và Lutheran. Nhưng tôi tự hỏi nếu thành công của Kirkkojarvi trong việc chống lại những điều bất thường có thể là một may mắn. Một số các nhà cải cách bảo thủ to tiếng ở Mĩ đã thấy mệt mỏi với "đám đông Chúng tôi Yêu Phần Lan" hoặc cái gọi là ganh tỵ Phần Lan. Họ lập luận rằng Hoa Kì có không nhiều cái để học hỏi từ một quốc gia chỉ có 5,4 triệu người - 4% trong số đó sinh ở nước ngoài. Tuy nhiên, Phần Lan dường như ở trên một cái gì đó. Láng giềng Na Uy, một quốc gia có kích thước tương tự, ấp ủ các chính sách giáo dục tương tự như Hoa Kì. Nước này sử dụng các kì thi chuẩn hóa và giáo viên không có bằng thạc sĩ. Và cũng giống như Mĩ, điểm PISA của Na Uy cũng chỉ làng nhàng chặng giữa trong phần tốt hơn của một thập kỉ.

Để có được một mẫu thứ hai, tôi hướng về phía đông từ Espoo đến Helsinki và khu lân cận có khó khăn gọi là Siilitie, từ Phần Lan có nghĩa là "đường con Nhím" ("Hedgehog Road") và được biết đến với dự án nhà ở thu nhập thấp lâu đời nhất ở Phần Lan. Ngôi trường cũ hình hộp 50 tuổi nằm trong một khu vực nhiều cây cối, ở một góc cách không xa một trạm tàu điện ngầm với hai bên là các trạm xăng và các cửa hàng tiện ích. Một nửa trong số 200 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 là có khó khăn về học tập. Hầu như tất các các học sinh có khuyết tật nghiêm trọng nhất này được trộn lẫn với các trẻ em giáo dục phổ thông, theo chính sách của Phần Lan.

Các học sinh lớp 1 của một lớp chạy lướt qua giữa các cây thông và cây bạch dương gần đó, trên mỗi cây có treo một chồng thẻ bọc nhựa "toán học ngoài trời" tự làm của giáo viên. Một thẻ ghi "Tìm một cây que dài bằng bàn chân của bạn". Một thẻ khác ghi "Thu thập 50 hòn đá và quả đấu và xếp chúng thành các nhóm mười". Làm việc theo nhóm, các học sinh 7 - 8 tuổi chạy đua để xem làm thế nào chúng có thể nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ của mình. Aleksi Gustafsson, có bằng thạc sĩ ở Đại học Helsinki, xây dựng các bài tập này sau khi tham dự một trong nhiều hội thảo miễn phí cho giáo viên. Ông nói "Tôi đã nghiên cứu thấy điều này có ích cho trẻ em như thế nào. Làm việc bên ngoài là điều vui thích đối với trẻ em. Chúng học thực sự với nó."

Chị của Gustafsson, Nana Germeroth, dạy một lớp học chủ yếu là trẻ em có khiếm khuyết trong học tập, trong khi học sinh của Gustafsson không có vấn đề trong học tập hoặc hành vi. Cả hai kết hợp hầu hết các lớp học của họ trong năm nay để kết hợp ý tưởng và khả năng của mình đi cùng với các trình độ khác nhau của học sinh. Germeroth, lớn hơn mười tuổi, nói "Chúng tôi biết nhau rất rõ. Tôi biết Aleksi đang nghĩ những gì."

Nhà trường nhận được 47.000 euro một năm tiền "phân biệt đối xử tích cực" để thuê các phụ tá và giáo viên giáo dục đặc biệt, những người được trả lương cao hơn một chút so với lớp học vì đòi hỏi 6 năm đào tạo đại học và các nhu cầu của công việc. Cứ 7 học sinh ở Siilitie có một giáo viên (hoặc trợ lí).

Trong lớp học khác, hai giáo viên giáo dục đặc biệt đã nẩy ra một loại hợp tác giảng dạy khác . Năm ngoái, Kaisa Summa, một giáo viên với 5 năm kinh nghiệm không thể kiểm soát nổi một nhóm học sinh trai lớp 1. Cô đã nhìn một cách thèm thuồng vào phòng lớp 2 của Paivi Kangasvieri yên tĩnh bên cạnh, tự hỏi đồng nghiệp với tay nghề 25 năm này có bí mật gì có thể chia sẻ cùng cô. Mỗi học sinh có nhiều khả năng trên phạm vi rộng và những nhu cầu đặc biệt. Summa hỏi Kangasvieri liệu họ có thể kết hợp các giờ học thể dục với nhau với hi vọng hành vi tốt có thể sẽ được lây lan. Điều đó cho thấy có hiệu quả. Năm nay, cả hai quyết định hợp nhất 16 giờ một tuần. Kangasvieri., người mô tả chính cô như một "người cha" bình tĩnh và cứng rắn so với sự ấm áp như một người mẹ của Summa cho biết: "Chúng tôi bổ sung cho nhau. Đó là sự hợp tác giảng dạy ở mức tốt nhất của nó".

Hiệu trưởng Arjariita Heikkinen nói với tôi, rằng quận Helsinki nhiều lần cố gắng đóng cửa nhà trường vì các khu vực xung quanh ngày càng có ít trẻ em hơn, chỉ mong có người trong cộng đồng tăng lên mới cứu được nó. Sau rốt, gần 100% học sinh lớp 9 của trường đi vào các trường trung học. Ngay cả nhiều học sinh có khiếm khuyết nghiêm trọng nhất cũng tìm được chỗ trong hệ thống mở rộng của các trường trung học dạy nghề, hệ này thu hút khoảng 43% học sinh trung học Phần Lan, chuẩn bị cho họ làm việc trong các nhà hàng, bệnh viện, các công trường xây dựng và các văn phòng của Phần Lan. Phó hiệu trưởng Anne Roselius nói "Chúng tôi giúp chúng tìm trường trung học đúng với mình. Chúng tôi quan tâm đến những gì sẽ trở thành của họ trong cuộc sống."

Trường học của Phần Lan không phải lúc nào cũng là một điều kinh ngạc. Cho đến cuối những năm 1960, người Phần Lan vẫn còn cố thoát ảnh hưởng của Liên Xô. Hầu hết trẻ em rời khỏi trường công lập sau 6 năm. (Phần còn lại đi đến các trường tư, trường ngữ pháp, trường bình dân, thường có xu hướng ít nghiêm ngặt.) Chỉ những kẻ có đặc quyền hoặc may mắn mới hưởng một nền giáo dục chất lượng.

Cảnh quan thay đổi khi Phần Lan đã bắt đầu cố gắng nặn lại quá khứ đẫm máu gãy đổ của mình thành một tương lai thống nhất. Trãi qua hàng trăm năm, những người yêu độc lập này nằm giữa hai cường quốc đối thủ - chế độ quân chủ Thụy Điển về phía tây và chế đô Sa hoàng Nga về phía đông. Không là người Scandinavia cũng không là người Baltic, người Phần Lan tự hào về nguồn gốc Bắc Âu (Nordic) và một ngôn ngữ độc đáo mà chỉ có họ mới có thể yêu (hoặc phát âm) được. Năm 1809, sau khi đã cai trị khoảng 600 năm người Thụy Điển nhượng Phần Lan lại cho Nga. Sa hoàng tạo ra Lãnh địa Phần Lan (Grand Duchy of Finland), một bán-nhà nước với những quan hệ hiến pháp với đế quốc Nga.

Ông ta đã chuyển thủ đô từ Turku, gần Stockholm, đến Helsinki, gần St Petersburg. Sau khi sa hoàng bị người Bolshevik lật đổ năm 1917, Phần Lan tuyên bố độc lập, đưa đất nước vào cuộc nội chiến. Thêm ba cuộc chiến tranh nữa giữa các năm 1939 và 1945 - hai với Liên Xô, một nước Đức - để lại đất nước này đầy sẹo bởi sự chia rẻ cay đắng và một khoản nợ trừng phạt của Nga. Pasi Sahlberg, Tổng giám đốc trong Bộ Giáo dục và Văn hóa nói "Tuy nhiên, chúng tôi vẵn cố xoay xở cho nền tự do của mình."

Năm 1963, Quốc hội Phần Lan đưa ra quyết định táo bạo chọn giáo dục công như cú đột phá tốt nhất cho việc phục hồi kinh tế của mình. Sahlberg, tác giả cuốn sách sắp ra Bài học của Phần Lan, dự kiến sẽ được phát hành vào tháng Mười, nói "Tôi gọi đó là giấc mơ lớn của giáo dục Phần Lan. Đó đơn giản chỉ là ý tưởng rằng mọi trẻ em sẽ được học ở một trường công rất tốt. Nếu chúng ta muốn tranh đua, chúng ta cần phải giáo dục mọi người. Tất cả đều xuất hiện một nhu cầu để tồn tại."

Nói một cách thực tế - và người Phần Lan không là gì cả nếu không thực tế - quyết định này có nghĩa rằng mục tiêu sẽ không được phép để tiêu tan vào việc kêu gào. Các nhà lập pháp đã vạch ra một kế hoạch có vẻ đơn giản nhưng đã tạo thành nền tảng cho tất cả mọi thứ sẽ đến. Các trường công lập sẽ được tổ chức thành một hệ thống trường tổng hợp, hoặc peruskoulu, cho lứa tuổi từ 7 đến 16. Giáo viên từ tất cả các nơi trên đất nước đóng góp vào cho một chương trình quốc gia, chương trình này đưa ra các hướng dẫn chứ không phải các quy định.

Bên cạnh tiếng Phần Lan và tiếng Thụy Điển (ngôn ngữ chính thức thứ hai của đất nước), trẻ em sẽ học một ngôn ngữ thứ ba (tiếng Anh là một ngôn ngữ yêu thích) thường bắt đầu lúc 9 tuổi. Các nguồn tài nguyên được phân phối đồng đều. Khi các trường học tổng hợp được cải thiện thì theo đó các trường trung học phổ thông (lớp 10 đến 12) cũng được cải thiện. Quyết định quan trọng thứ hai đến vào năm 1979, khi các nhà cải cách yêu cầu mỗi giáo viên phải có bằng thạc sĩ đào tạo trong 5 năm về lí thuyết và thực hành tại một trong tám trường đại học nhà nước - bằng chi phí nhà nước. Từ lúc đó trở đi, giáo viên được hưởng vị thế bình đẳng với các bác sĩ và luật sư. Ứng viên bắt đầu nộp đơn ùn ùn vào chương trình giảng dạy, không phải vì tiền lương rất cao nhưng vì quyền tự chủ và sự tôn trọng làm công việc trở nên hấp dẫn.

Theo Sahlberg, trong năm 2010 có khoảng 6.600 ứng viên tranh giành nhau 660 chỗ đào tạo giảng dạy tiểu học. Vào giữa những năm 1980, một bộ cuối cùng các sáng kiến lay chuyển các lớp học được thoát khỏi các vết tích cuối cùng của các quy định từ trên xuống. Việc kiểm soát các chính sách được chuyển giao cho các hội đồng thành phố. Chương trình giảng dạy quốc gia được sàng lọc thành các hướng dẫn rộng rãi.

Chẳng hạn, mục tiêu quốc gia toán học cho các lớp 1 đến 9 đã được giảm xuống còn 10 trang gọn gàng. Chọn lọc và phân loại trẻ em thành cái gọi là phân nhóm khả năng đã được loại bỏ. Tất cả trẻ em - thông minh hoặc ít thông minh hơn - đã được giảng dạy trong các lớp học tương tự, với rất nhiều sự trợ giúp của giáo viên đặc biệt có sẵn để đảm bảo trẻ em không thực sự sẽ được bỏ lại phía sau. Thanh tra đã đóng cửa vào đầu những năm 90, chuyển tính tinh cậy và thanh tra cho giáo viên và hiệu trưởng. Louhivuori cho biết: "Chúng tôi có động lực riêng để thành công vì chúng tôi yêu công việc của mình. Sáng kiến của chúng tôi đến từ bên trong."

Để chắc chắn, điểm khoa học quốc tế của Phần Lan chỉ mới tăng trong thập kỉ vừa qua. Trong thực tế, những nỗ lực đầu tiên của nước này có thể được gọi là hơi Stalinistic. Các chương trình giảng dạy quốc gia đầu tiên, được phát triển vào đầu những năm 70, nặng 700 trang vô hiệu lực. Timo Heikkinen, người đã bắt đầu giảng dạy trong các trường công lập Phần Lan vào năm 1980 và bây giờ là hiệu trưởng của trường tổng hợp Kallahti ở miền đông Helsinki, nhớ lại thời đó hầu hết những giáo viên trung học của mình đều ngồi tại bàn làm việc đọc bài cho các học sinh chép vào tập.

Và vẫn còn những thách thức. Sụp đổ của nền tài chính què quặt của Phần Lan vào đầu những năm 90 đã mang lại những thách thức kinh tế mới cho "nước Châu Âu tự tin và quyết đoán" này, như David Kirby gọi nó như thế trong quyển Lịch sử Phần Lan giản yếu. Đồng thời, những người nhập cư đổ vào nước này, cụm vào trong các dự án nhà ở thu nhập thấp và tạo thêm căng thẳng lên các trường học. Một báo cáo gần đây của Viện Hàn lâm Phần Lan cảnh báo rằng một số trường học ở các thành phố lớn của đất nước đã trở nên lệch lạc rất nhiều về mặt chủng tộc và tầng lớp, dân Phần Lan da trắng chọn các trường học có ít dân nghèo và người nhập cư.

Một vài năm trước đây, Hiệu trưởng trường Kallahti là Timo Heikkinen bắt đầu nhận thấy rằng ngày càng có nhiều bậc cha mẹ Phần Lan giàu có, có lẽ lo lắng về số lượng ngày càng tăng của trẻ em Somali tại Kallahti đã bắt đầu gửi con cái của họ đến một trong hai trường khác gần đó. Để đáp ứng, Heikkinen và giáo viên của mình thiết kế các khóa học mới về khoa học môi trường, tận dụng sự gần gũi của trường rừng. Và một phòng thí nghiệm sinh học mới với công nghệ 3-D (3 chiếu) cho phép học sinh lớn tuổi quan sát máu chảy bên trong cơ thể con người.

Điều đó vẫn chưa bắt kịp, Heikkinen thừa nhận. Sau đó, ông nói thêm:"Nhưng chúng tôi luôn luôn tìm cách để cải thiện."
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
modular is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-01-2012, 10:53 AM   #11
modular
B&S-D
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 589
Thanks: 395
Thanked 147 Times in 65 Posts
Phần Lan:
Dẫn đầu thế giới, không nhăm nhe trò xuất sắc

Từ những năm 1980, động lực chính của chính sách giáo dục Phần Lan là khái niệm rằng mỗi đứa trẻ cần phải có cùng cơ hội như nhau để học tập, bất kể nền tảng gia đình, thu nhập, hoặc vị trí địa lý. Giáo dục đã được nhìn thấy là điều kiện đầu tiên và tiên quyết nhất, không chỉ là tạo ra những sinh viên xuất sắc, mà còn là nhưng như một công cụ để loại trừ sự bất bình đẳng trong xã hội.


XEM PHẦN 1
XEM PHẦN 2


Sahlberg mô tả rằng trong cách nhìn của người Phần Lan, điều này có nghĩa là trường học phải là môi trường lành mạnh, an toàn cho trẻ em. Quan niệm này bắt đầu với những điều cơ bản. Phần Lan cung cấp cho tất cả các học sinh bữa ăn miễn phí, hệ thống chăm sóc sức khỏe cho mọi người, tư vấn tâm lý, và sự hướng dẫn cho từng sinh viên.

Do việc trở nên xuất sắc trong học thuật không phải là một vấn đề ưu tiên hàng đầu, nên khi sinh viên Phần Lan đạt điểm số rất cao trong cuộc khảo sát PISA đầu tiên vào năm 2001, rất nhiều người dân nước này nghĩ rằng kết quả đã có sự nhầm lẫn nào đó. Nhưng những lần khảo sát PISA sau đó đã chứng minh rằng Phần Lan đã tạo ra một nền học thuật xuất sắc thông qua các chính sách về sự bình đẳng. Điều đó tạo được sự khác biệt so với một nước tương tự là Na Uy.

Ở Hoa Kỳ, quan điểm này gần như luôn luôn bị phớt lờ hoặc gạt sang một bên, và đặc biệt là tại thời điểm này, nó trở nên chua chát, sau cuộc khủng hoảng tài chính và phong trào "chiếm phố Wall" đã làm cho vấn đề bất bình đẳng ở Mỹ càng trở nên nổi cộm.

Khoảng cách giữa những người có đủ khả năng để chi ra 35.000 đô la Mỹ học phí cho mỗi đứa trẻ mỗi năm, hoặc thậm chí là giá của một ngôi nhà ở quận có trường công lập tốt - và "99%" còn lại là sự thật cay đắng mà không mấy ai muốn nhìn nhận.

Vấn đề dân số không phải yếu tố quyết định

Pasi Sahlberg muốn nhấn mạnh rằng cuốn sách “Những bài học từ Phần Lan” của ông không phải là một sự hướng dẫn để điều chỉnh hệ thống giáo dục của các nước khác. Tất cả các nước đều khác nhau, và như nhiều người Mỹ đã chỉ ra rằng Phần Lan là một quốc gia nhỏ với dân số đồng nhất hơn nhiều so với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Sahlberg không nghĩ rằng câu hỏi về kích thước hay tính đồng nhất là lý do người Mỹ đưa ra có để bỏ qua những minh chứng từ Phần Lan.

Phần Lan đúng là một quốc gia tương đối đồng nhất. Ví dụ như năm 2010, chỉ có 4,6% cư dân Phần Lan được sinh ra ở một quốc gia khác, so với 12,7% ở Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, số sinh ở nước ngoài cư trú tại Phần Lan đã tăng gấp đôi trong thập kỷ trước năm 2010, và quốc gia này vẫn không mất đi lợi thế của mình trong giáo dục. Những người nhập cư có xu hướng tập trung ở một số khu vực nhất định, làm cho một số trường học trở nên đa dạng hơn hơn những nơi khác, nhưng lại không có được thay đổi nhiều so với sự khác nhau đáng kể này giữa các trường học Phần Lan trong các cuộc điều tra của PISA trong cùng kỳ.

Samuel Abrams, một học giả, đã đến thỉnh giảng tại trường Khoa Sư phạm thuộc ĐH Columbia. Ông đã nói về sự ảnh hưởng của quy mô và tính đồng nhất đối với việc giáo dục của một quốc gia bằng cách so sánh Phần Lan với một nước Bắc Âu khác là Na Uy.

Giống như Phần Lan, Na Uy là một nước nhỏ và nhìn chung không đa dạng lắm về chủng tộc. Nhưng khác với Phần Lan ở chỗ Na Uy có một cách tiếp cận với giáo dục giống Mỹ hơn. Kết quả đã thấy rõ thông qua cuộc điều tra PISA. Abrams cho thấy chính sách giáo dục mới góp phần quan trọng cho sự thành công của nền học vấn của một quốc gia hơn là so với quy mô hoặc vấn đề chủng tộc.

Thật vậy, dân số 5,4 triệu của Phần Lan có thể được so sánh với một bang ở nước Mỹ. Suy cho cùng, hầu hết nền giáo dục của Mỹ được quản lý ở cấp tiểu bang. Theo Viện Chính sách di cư, một tổ chức nghiên cứu ở Washington, trong năm 2010 có 18 tiểu bang ở Mỹ có cùng tỷ lệ phần trăm về số cư dân được sinh ra ở nước ngoài hoặc có khi còn nhỏ hơn đáng kể so với Phần Lan.

Họ đã làm như vậy bởi vì nhận ra rằng để có thể cạnh tranh thì Phần Lan không thể dựa vào sản xuất hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi của mình, thay vào đó phải đầu tư vào nền kinh tế dựa trên tri thức.
Hơn nữa, mặc dù có nhiều điểm khác biệt, Phần Lan và Mỹ có một mục tiêu giáo dục chung. Những nhà hoạch định chính sách Phần Lan quyết định cải cách hệ thống giáo dục của đất nước trong những năm 1970, họ đã làm như vậy bởi vì nhận ra rằng để có thể cạnh tranh thì Phần Lan không thể dựa vào sản xuất hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi của mình, thay vào đó phải đầu tư vào nền kinh tế dựa trên tri thức.

Với việc ngành công nghiệp sản xuất đang suy giảm, mục tiêu của chính sách giáo dục ở Mỹ là để bảo toàn khả năng cạnh tranh của nước Mỹ bằng việc tương tự. Đó cũng là nguyện vọng của tất cả người dân Mỹ, đến cả Tổng thống Obama.

Kinh nghiệm của Phần Lan cho thấy rằng để giành chiến thắng, một quốc gia phải chuẩn bị tốt không chỉ một phần dân số, mà phải là tất cả dân số cho nền kinh tế mới. Được sở hữu một vài trong những trường tốt nhất trên thế giới có thể vẫn không hay nếu vẫn có nhiều lớp trẻ bị bỏ lại phía sau.

Vậy liệu đó có phải là một mục tiêu không khả thi? Sahlberg nói rằng tuy cuốn sách của ông không phải là sách hướng dẫn, nhưng nó có vai trò là "cuốn sách nhỏ của hy vọng."

Sahlberg cho biết trong chuyến thăm của ông đến New York:

"Khi Tổng thống Kennedy muốn thu hút con người vào việc tăng cường phát triển khoa học và công nghệ, ông đã đặt mục tiêu vào cuối thập niên 60, Mỹ sẽ đưa người lên Mặt Trăng, lúc đó nhiều người nói điều đó là không tưởng. Nhưng ông ấy đã dám nghĩ đến, cũng như vài năm sau Martin Luther King cũng đã có một giấc mơ. Những giấc mơ này đều trở thành sự thật.

Người Phần Lan mơ ước có một nền giáo dục công lập tốt cho mọi trẻ em, không phân biệt nơi học tập, hay hoàn cảnh gia đình. Và chính người Phần Lan cũng từng nghĩ rằng điều đó không thể thực hiện được".

Rõ ràng, nhiều người đã sai lầm. Dĩ nhiên, chúng ta có thể tạo ra sự bình đẳng. Và có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn - như là một thách thức đối với cách người Mỹ suy nghĩ về cải cách giáo dục - kinh nghiệm của Phần Lan cho thấy rằng chúng ta có thể đạt được nền học thuật xuất sắc không phải bằng cách nhấn mạnh vào sự cạnh tranh, nhưng chính là sự hợp tác, và không là sự lựa chọn, nhưng là sự bình đẳng.

Vấn đề mà nền giáo dục ở Mỹ đang phải đối mặt không phải là sự đa dạng dân tộc của dân số nhưng là vấn đề về sự bất bình đẳng kinh tế của xã hội, và điều này chính là vấn đề mà cải cách giáo dục Phần Lan đã giải quyết. Sự bình đẳng trong nước có thể chính là tất cả là những gì nước Mỹ cần phải được đạt được để tăng thêm khả năng cạnh tranh của mình ở trường quốc tế.

Anu Partanen - The Atlantic
Người dịch: TS. Lê Văn Út, Lê Thị Minh Hiếu (Đại học Oulu, Phần Lan)
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
modular is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-01-2012, 06:29 PM   #12
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Chaiz, anh gửi một bài thì còn hứng đọc, chứ gửi nhiều thế này thì sao phân tích hết đc
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-01-2012, 07:31 PM   #13
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi n.t.tuan View Post
99 sau này có 9 con, đi theo nghiệp bố hết, thích thật!
------------------------------
P.S. Anh đọc bài này lâu rồi.
Thế chắc là cầm kỳ thi họa rồi
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to 99 For This Useful Post:
Akira Vinh HD (03-06-2012)
Old 07-01-2012, 12:19 AM   #14
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Cái này là một ý hay, giải thích tại sao ở VN nhiều học sinh không thích học. Đơn giản là đối với những học sinh đó, đi học là cực hình. Bố mẹ và thầy cô của các học sinh đó thì có thể hơi tý là mắng mỏ, ép học, làm cho tình hình ngày càng nghiêm trọng.

Trích:
Thầy Timo Heikkinen bảo các em vẫn ra ngoài sân chơi bình thường. Sau đó, tôi lại hỏi, nếu trời rất rất lạnh thì các em có ra chơi nữa không. Thầy Heikkinen cười nói:“Nếu nhiệt độ âm 15 độ và trời gió to, có lẽ là không, nhưng nếu không phải như thế thì chắc là có”. “Bọn trẻ sẽ không thể học nếu chúng không được vui chơi.Trẻ em phải được vui chơi".

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:03 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 177.69 k/192.11 k (7.50%)]