Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Hình Học > Chuyên Đề

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 10-11-2007, 06:39 PM   #1
chien than
+Thành Viên+
 
chien than's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: Toán 1 K41 trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
Bài gởi: 138
Thanks: 1
Thanked 113 Times in 53 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới chien than
Tứ giác nội tiếp

Tác giả:Vũ Minh Thắng,học sinh chuyên toán khóa K41 ĐHSP Hà Nội
A-Định nghĩa
Tứ giác nội tiếp là tứ giác sao cho tồn tại một đường tròn đi qua cả bốn đỉnh của tứ giác đó
B-Các cách CM tứ giác nội tiếp
Đối với tứ giác $ABCD $ cho trước thì các mệnh đề sau là tương đương:
1/$ABCD $ là tứ giác nôi tiếp
2/$\hat{A}+\hat{C}=180^o $
3/$\hat{ABC}=\hat{ACD} $
4/$Ac.BD=AB.CD+AD.BC $
5/$H;L;K $ thẳng hàng ,trông đó $H;L;K $ là đường vuông góc hạ từ $D $ xuống $AB;BC;CA $
6/$MA.MC=MB.MD $ ,trong đó $M $ là giao điểm của $AC $ và $BD $
7/$R_a.R_b=R_c.R_d $ ,trong đó $R_a;R_b;R_c;R_d $ theo thứ tự là chân bán kính ĐTR ngoại tiếp các tam giác $BCD;CDA;DAB;ABC $
8/Tứ giác $O_1O_2O_3O_4 $ là HCN,trong đó $O_1;O_2;O_3;O_4 $theo thứ tự là tâm DTR ngoại tiếp các tam giác $ABD;ABC;BCD;CDA $
9/$S=\sqrt{(p-a)(p-b)(p-c)(p-d)} $ trong đó $a=AB;b=BC;c=CD;d=DA $ và $p=\frac{a+b+c+d}{2} $
3/Mở rộng

Một tứ giác nội tiếp có thể được chia nhỏ thành vô số các tứ giác nội tiếp khác.
Một hình vuông (chữ nhật) có thể chia thành vô số các hình vuông, hình chữ nhật, vốn là các tứ giác nội tiếp.
Một hình thang cân có thể chia nhỏ thành vô số các hình thang cân bằng (vô số) các đường thẳng song song với đáy và cắt hai cạnh bên.

Một tứ giác nội tiếp bất kì cũng có thể được chia thành bốn tứ giác sau:
Từ đa giác nội tiếp lớn ban đầu hãy sắp đặt đa giác sao cho cạnh kề với hai góc nhọn ở dưới. Sau đó kẻ ba đường thẳng song song với ba cạnh để tạo thành hai hình thang cân (1) và (2). Hình thang còn lại, (3), tuy không phải là cân nhưng là tứ giác nội tiếp. Hình (4) có các cạnh song song với tứ giác nội tiếp ban đầu nên đồng dạng và do đó cũng là tứ giác nội tiếp.
Ta có thể áp dụng cách như trên đối với hình (4) để được (vô số) các tứ giác nội tiếp; cũng như phân chia các hình thang cân (1) và (2) thành vô số các hình thang cân (nội tiếp) khác.
4/Ví dụ minh họa
Ví dụ 1:Cho tam giác $ABC $ có DTR nội tiếp tâm $I $ tiếp xúc với các cạnh $AB;AC $ lần lượt tại $E;F $.Các đường thẳng $BI;CI $ lần lượt cắt $EF $ tại $M;N $.CMR 4 điểm $B;M;N:C $ cùng thuộc 1 DTR
Lời giải:
*Nếu M thuộc tia đối của tia EF,ta có:
$\hat{MIC}=\frac{\hat{B}}{2}+\frac{\hat{C}}{2}=90^o-\frac{\hat{A}}{2}=\hat{AFE}=\hat{MFC} $
Vậy tứ giác IFMC nội tiếp do đó $\hat{BMC}=\hat{IFC}=90^o $
*Nếu $M $ thuộc đoạn $EF $,bằng cách làm tương tự ta cũng suy ra $\hat{BMC}=90^o $.Vậy ta luôn có $\hat{BMC}=90^o $.
Tương tự $\hat{BNC}=90^o $,do đó 4 điểm $B;M;N:C $ cùng thuộc 1 DTR

Ví dụ 2: Cho tam giác nhọn $ABC,AH $là đường cao xuất phát từ $A $.Vẽ về phía ngoài tam giác các tam giác vuông $AMB;ANC $ đồng dạng với nhau (vuông tại M;N).Gọi $T $ là trung điểm của $BC $,CMR các điểm $T;H;M;N $ cùng thuộc 1 DTR
Lời giải:
Gọi $E;F $ lần lượt là trung điểm của $AB;AC $.Do các tam giác AMB và ANC đồng dạng với nhau suy ra:
$\Delta EMT $~$\Delta FTN $=>$\hat{AMT}=\hat{FTN} $ (1)
Do $AMBH:AHCN $ là tứ giác nội tiếp nên $\hat{BHM}=\hat{BAM};\hat{CHN}=\hat{CAN} $
Mặt khác $\hat{BAM}=\hat{CAN} $ nên:
$\hat{MHN}=180^o-\hat{BHM}-\hat{CHN}=180^o-2\hat{BAM}=190^o-\hat{BEM} $
$=\hat{EMT}+\hat{BET}+\hat{ETM}=\hat{EMT}+\hat{ETF} +\hat{ETM} $ (2)
Từ (1)(2) suy ra:
$\hat{MHN}=\hat{FTN}+\hat{ETF}+\hat{ETM}=\hat{MTN} $
Vậy 4 điểm $M;H;T;N $ cùng thuộc 1 DTR
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
chien than is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-11-2007, 06:40 PM   #2
chien than
+Thành Viên+
 
chien than's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: Toán 1 K41 trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
Bài gởi: 138
Thanks: 1
Thanked 113 Times in 53 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới chien than
Và sau đây là 1 số bài tập ứng dụngfrom THTT)
Bài 1:CMR $ABCD $ là tứ giác nội tiếp khi và chỉ khi các DTR nội tiếp tam giác $ABC;ACD $ tiếp xúc nhau
Bài 2:CMR $ABCD $ là tứ giác vừa nội tiếp vừa ngoại tiếp khi và chỉ khi $S=\sqrt{abcd} $
Bài 3: Giả sử tồn tại 1 ĐTR tiếp xúc với 4 cạnh $AB;BC;CD;DA $ của tứ giác $ABCD $ tại $M;N;P;Q $.CMR $ABCD $ là tứ giác nội tiếp khi và chỉ khi $MP \perp NQ $
Bài 4: Giả sử tồn tại 1 ĐTR có tâm trên cạnh $AB $ và tiếp xúc với 3 cạnh còn lại của tứ giác $ABCD $ Chứng minh rằng ĐK cần và đủ để $ABCD $ nội tiếp được 1 ĐTR là:
$AB=AD+CD+CB $


Mời các bạn vào thảo luận,good luck!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
chien than is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to chien than For This Useful Post:
duonglangquyen (19-12-2010), tanglangquan (17-01-2011)
Old 29-01-2008, 07:25 PM   #3
duchieumath
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 23
Thanks: 3
Thanked 2 Times in 2 Posts
Bài 1 bạn có thể chứng minh đc rằng 2 đường tròn nội tiếp này tiếp xúc với nhau và với AC tại 1 điểm ko?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
duchieumath is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-02-2008, 08:43 AM   #4
nbkschool
+Thành Viên+
 
nbkschool's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: SMU Residence @Prinsep Hostel, 83 Prinsep Street, Singapore
Bài gởi: 400
Thanks: 72
Thanked 223 Times in 106 Posts
không cần rườm rà như zậy đâu chỉ cần 3 cách đầu là đủ rồi còn mấy cái sau chỉ phát triển lên từ mấy bài toán phụ thôi mà
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
"Apres moi,le deluge"
nbkschool is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 19-05-2008, 04:06 PM   #5
ma 29
+Thành Viên Danh Dự+
 
ma 29's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: ĐH Kinh tế Quốc dân
Bài gởi: 888
Thanks: 113
Thanked 968 Times in 210 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ma 29
Trích:
Nguyên văn bởi chien than View Post
Và sau đây là 1 số bài tập ứng dụngfrom THTT)
Bài 1:CMR $ABCD $ là tứ giác nội tiếp khi và chỉ khi các DTR nội tiếp tam giác $ABC;ACD $ tiếp xúc nhau
Bài 2:CMR $ABCD $ là tứ giác vừa nội tiếp vừa ngoại tiếp khi và chỉ khi $S=\sqrt{abcd} $
Bài 3: Giả sử tồn tại 1 ĐTR tiếp xúc với 4 cạnh $AB;BC;CD;DA $ của tứ giác $ABCD $ tại $M;N;P;Q $.CMR $ABCD $ là tứ giác nội tiếp khi và chỉ khi $MP \perp NQ $
Bài 4: Giả sử tồn tại 1 ĐTR có tâm trên cạnh $AB $ và tiếp xúc với 3 cạnh còn lại của tứ giác $ABCD $ Chứng minh rằng ĐK cần và đủ để $ABCD $ nội tiếp được 1 ĐTR là:
$AB=AD+CD+CB $


Mời các bạn vào thảo luận,good luck!
bạn đánh sai đề rùi! bài 1 ấy, theo mình là tứ giác ngoại tiếp chứ!!
trong cuốn " sáng tạo trong giải toán phổ thông "- Nguyễn Hữu Điển có xét mấy vấn đề về các dạng tứ giác đặc biệt đấy, đọc cũng được!các bạn thử xem!!!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
ma 29 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to ma 29 For This Useful Post:
duonglangquyen (19-12-2010)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:49 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 60.10 k/66.84 k (10.08%)]