Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope

  Diễn Đàn MathScope > Đại Học Và Sau Đại Học/College Playground > Chuyên đề/Seminars > Sưu tầm các kết quả

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


 
08-05-2012, 09:58 PM   #1
batigoal
Super Moderator
 
 
: Jul 2010
: Hà Nội
: 2,895
: 382
Một số kết quả đẹp về số Pi ($\pi$)

Chào các bạn. Sau một thời gian tạm nghỉ với toán sơ cấp, Thời gian qua batigoal cũng đã tìm hiểu thêm về số Pi và cũng đã tìm hiểu thu được một số kết quả rất đẹp như sau: . Đây là bài viết ủng hộ topic này http://forum.mathscope.org/showthrea...418#post147418 như đã nói.
Chắc hăn nhiều bạn trong chúng ta đều biết đến tổng nổi tiếng này $\sum_{i=1}^{\infty}\frac{1}{i^2}=\frac{\pi }{6}
$ nhưng bên cạnh đó còn có một số kết quả ấn tượng liên quan đến số $\pi$. Sau đây là 1 số kết quả như thế.

Một số đẳng thức đẹp về số $\pi$ . Việc chứng minh xin dành cho bạn đọc cho topic thêm xôm.
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{1}{i^2}=\frac{\pi }{6}$$
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{1}{i^4}=\frac{\pi ^4}{90}$$
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{1}{i^6}=\frac{\pi^6 }{945}$$
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{1}{(2i-1)^2}=\frac{\pi^2 }{8}$$
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{1}{(2i-1)^4}=\frac{\pi^4 }{96}$$
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{1}{(2i-1)^6}=\frac{\pi^6 }{960}$$
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{(-1)^{i+1}}{i^2}=\frac{\pi^2 }{12}$$
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{(-1)^{i+1}}{i^4}=\frac{7\pi^4 }{30240}$$
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{(-1)^{i+1}}{i^6}=\frac{31\pi^6}{12}$$

$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{1}{\binom{2i}{i}}=\frac {1}{3}+\frac{2\pi }{9\sqrt{3}}$$
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{i}{\binom{2i}{i}}=\frac {2}{3}+\frac{2\pi }{9\sqrt{3}}$$
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{i^2}{\binom{2i}{i}}=
\frac{4}{3}+\frac{10\pi }{27\sqrt{3}}$$
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{1}{i\binom{2i}{i}}=
\frac{\pi }{3\sqrt{3}}$$
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{1}{i^2\binom{2i}{i}}=
\frac{\pi^2 }{18}$$
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{2-i}{i^2\binom{2i}{i}}=\frac{2\pi }{9\sqrt{3}}$$
(Còn nữa...)
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
“ Sức mạnh của tri thức là sự chia sẻ tri thức”

[Only registered and activated users can see links. ]

: Cập nhật và bổ sung thêm
 
99 (09-05-2012), CTK9 (17-08-2013), happy fly (11-05-2013), Highschoolmath (08-05-2012), magician_14312 (09-05-2012), n.v.thanh (08-05-2012), navibol (08-05-2012), pco (09-05-2012), Phudinhgioihan (17-11-2012), teamo (01-06-2012), tienanh_tx (15-05-2012), Trầm (08-05-2012), vanthanh0601 (10-08-2012)
09-05-2012, 01:49 AM   #2
magician_14312
Moderator
 
 
: Jan 2011
: Solar System
: 367
: 201
Các ví dụ đầu tiên có thể dùng chuỗi Fourier để chứng minh.

VD1. $\displaystyle \sum_{n=1}^{\infty}\frac{1}{n^2}=\frac{\pi^2}{6}$

Xét $f(x)=x^2$ là hàm chẵn, liên tục trên $\mathbb{R}$. Khai triển hàm này theo chu kì $2\pi$, trong khoảng $[-\pi;\pi]$.
Các hệ số $b_n=0$, các hệ số còn lại là:
$$a_0=\frac{2}{\pi}\int_{0}^{\pi}x^2dx=\frac{2}{3} \pi ^2$$
$$\begin{align*}
a_n&=\frac{2}{\pi}\int_{0}^{\pi}x^2 \cos nxdx \\
&=\left .\frac{2}{\pi}x^2.\frac{\sin nx}{n} \right | _{0}^{\pi}-\frac{4}{n\pi}\int_{0}^{\pi}x \sin nx dx\\
&= \left .\frac{4}{n\pi}x .\frac{\cos nx}{n} \right |_{0}^{\pi} \\
&=\frac{4}{n^2} \cos n\pi = \frac{(-1)^n .4}{n^2}
\end{align*}$$
Vậy ta có khai triển
$$x^2=\frac{\pi^2}{3}+4\sum_{n=1}^{\infty}(-1)^n.\frac{\cos nx}{n^2}\,\ -\pi \le x \le \pi.$$
Cho $x=\pi$, ta thu được tổng chuỗi số $\displaystyle \sum_{n=1}^{\infty}\frac{1}{n^2}=\frac{\pi^2}{6}.$
_______________________

Với VD2, ta cũng khai triển hàm số $f(x)=x^4$ thành chuỗi Fourier tương tự như trên:
$$a_0=\frac{2}{\pi}\int_{0}^{\pi}x^4=\frac{2}{5} \pi ^4$$
$$a_n=\frac{2}{\pi}\int_{0}^{\pi}x^4 \cos nx dx
= \frac{8 (\pi^2 n^2-6)\cos n\pi}{n^4}$$
Ta được khai triển
$$x^4=\frac{1 }{5}\pi ^4+\sum_{n=1}^{\infty}\frac{8(\pi^2n^2-6)(-1)^n}{n^4}\cos nx
$$
Cho $x=\pi$ ta được
$$\pi^4=\frac{1 }{5}\pi ^4+\sum_{n=1}^{\infty}\frac{8(\pi^2n^2-6)}{n^4}
\Leftrightarrow \frac{4}{5} \pi^4=8\pi^2 \sum_{n=1}^{\infty}\frac{1}{n^2}-48 \sum_{n=1}^{\infty}\frac{1}{n^4}$$
Sử dụng kết quả ở ví dụ 1, thay vào được kết quả $\displaystyle \sum_{n=1}^{\infty}\frac{1}{n^4}=\frac{\pi^2}{90}. $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
...THE MILKY WAY...

 
batigoal (09-05-2012), pco (09-05-2012), teamo (01-06-2012)
09-05-2012, 02:08 AM   #3
Carles Puyol
+Thành Viên+
 
 
: Apr 2008
: 44
: 8
Mọi người có thể tham khảo thêm cuốn này, hồi xưa mình đọc trong lúc làm khóa luận tốt nghiệp, thấy cũng có nhiều chi tiết hay, kiến thức thì không đòi hỏi nhiều, chỉ đòi hỏi tích phân Riemann.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________

 
batigoal (09-05-2012), pco (09-05-2012)
09-05-2012, 06:43 PM   #4
batigoal
Super Moderator
 
 
: Jul 2010
: Hà Nội
: 2,895
: 382
Ngoài cách dùng chuỗi Fourier của magician_14312 Mấy đẳng thức đầu có thể dùng hàm Zeta để chứng minh http://en.wikipedia.org/wiki/Riemann_zeta_function.
Đặc biệt kết quả $\sum_{i=1}^{\infty}\frac{1}{i^2}=\frac{\pi }{6}$ trên thế giới người ta đã tìm ra tới 16 cách chứng minh khác nhau.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
“ Sức mạnh của tri thức là sự chia sẻ tri thức”

[Only registered and activated users can see links. ]

 
09-05-2012, 08:37 PM   #5
123456
+Thành Viên+
 
 
: May 2008
: Ha Noi
: 709
: 13
Thử tính
$$\sum_{i=1}^{\infty}\frac{1}{\binom{2i}{i}} =\frac{1}{3}+\frac{2\pi}{9\sqrt{3}}.$$
Đặt $C_n=\frac{1}{\binom{2n}{n}}, n\geq 1$ và $C_0=1$. Xét chuỗi
$$h(x)=\sum_{n=1}^{\infty}\frac{C_n}{2n+1}x^{2n+1} +2.$$
Ta có $h$ là hàm khả vi liên tục trên $(-2,2)$, $h(0)=2$ và
$$h'(x)=\sum_{n=1}^{\infty}C_nx^{2n}.$$
$h'(1)$ là giá trị của chuỗi cần tính. Do
$$C_n=\frac{1}{4}C_{n-1}+\frac{1}{4(2n-1)}C_{n-1},$$
nên
$$h'(x)=\frac{x^2}{4}h'(x)+\frac{x}{4}h(x)+\frac{x ^2-x}{2}$$
hay
\begin{equation}\label{de}
h'(x)(4-x^2)-xh(x)-2(x^2-x)=0.
\end{equation}
Nghiệm của phương trình thuần nhất tương ứng với phuơng trình trên có dạng $\frac{4}{\sqrt{4-x^2}}$, do đó ta tìm nghiệm của phuơng trình dạng $h(x)=\frac{4C(x)}{\sqrt{4-x^2}}$ với điều kiện $h(0)=2$. từ đó tính được $h(1)$ suy ra $h'(1)$.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
 
batigoal (11-05-2012), magician_14312 (09-05-2012), tienanh_tx (15-05-2012)
09-07-2012, 10:33 PM   #6
magician_14312
Moderator
 
 
: Jan 2011
: Solar System
: 367
: 201
Lời giải cho 3 đẳng thức đầu tiên bằng công cụ là chuỗi số. Vì $0 \le x <1$, ta có:
$$\frac{\sin \pi x}{\pi x}=\prod_{n=1}^{\infty}\left ( 1-\frac{x^2}{n^2} \right )$$
Lấy $\ln$ cẩ 2 vế, ta thu được:
$$\ln \frac{\sin \pi x}{\pi x} =\sum_{n=1}^{\infty}\left ( 1-\frac{x^2}{n^2} \right )$$
Sử dụng khai triển Taylor cho hàm số $\displaystyle \ln(1-z)=-\sum_{m=1}^{\infty}\frac{1}{m}x^m$, có được $\displaystyle \ln(1-\frac{x^2}{n^2})=-\sum_{m=1}^{\infty}\frac{1}{m}\frac{x^{2m}}{n^{2m} }$. Do đó,
$$\sum_{n=1}^{\infty}\ln(1-\frac{x^2}{n^2})=-\sum_{n=1}^{\infty}\sum_{m=1}^{\infty}\frac{1}{m} \frac{x^{2m}}{n^{2m}}$$
Dễ thấy chuỗi kép trên hội tụ, do đó:
$$\begin{align*}
&-\ln\frac{\sin \pi x}{\pi x}=-\sum_{n=1}^{\infty}\left ( 1-\frac{x^2}{n^2} \right )=\sum_{m=1}^{\infty}\left ( \sum_{n=1}^{\infty}\frac{1}{n^{2m}} \right )\frac{x^{2m}}{m}\\
&= x^2.\sum_{n=1}^{\infty} \frac{1}{n^2}+\frac{x^4}{2}.\sum_{n=1}^{\infty} \frac{1}{n^4}+\frac{x^6}{3} \sum_{n=1}^{\infty}\frac{1}{n^6}+... \,\ (1)
\end{align*}$$
Mặt khác, sử dụng khai triển Taylor, ta lại được:
$$\begin{align*}
-\ln \frac{\sin \pi x}{\pi x} &=-\ln\left [ 1-\left ( \frac{\pi^2 x^2}{2!} -\frac{\pi^4 x^4}{4!}+\frac{\pi^6 x^6}{6!}+...\right ) \right ] \\
&= \left ( \frac{\pi^2 x^2}{2!} -\frac{\pi^4 x^4}{4!}+\frac{\pi^6 x^6}{6!}+...\right )+\frac{1}{2}\left ( \frac{\pi^2 x^2}{2!} -\frac{\pi^4 x^4}{4!}+\frac{\pi^6 x^6}{6!}+...\right )^2+...\\
&= \frac{\pi^2}{3!}x^2+\left ( -\frac{\pi^4}{5!} +\frac{\pi^4}{2.(3!)^2}\right )x^4+\left ( \frac{\pi^6}{7}-\frac{\pi^6}{3!.5!}+\frac{\pi^6}{3.(3!)^3} \right )x^6\\
&=\frac{\pi^2 x^2}{6}+\frac{\pi^4 x^4}{180}+\frac{\pi^6 x^6}{2835}+... \,\ (2)
\end{align*}$$
Cho vế trái của (1) và (2) bằng nhau, ta có:
$$\frac{\pi^2 x^2}{6}+\frac{\pi^4 x^4}{180}+\frac{\pi^6 x^6}{2835}+... =x^2 \sum_{n=1}^{\infty}\frac{1}{n^2}+\frac{x^4}{2}\sum _{n=1}^{\infty}\frac{1}{n^4}+\frac{x^6}{3}\sum_{n= 1}^{\infty}\frac{1}{n^6}+...$$
So sánh hệ số của số hạng có chưa $x$, ta thu được các đẳng thức:
$$\sum_{n=1}^{\infty}\frac{1}{n^2}=\frac{\pi^2}{6} , \,\ \sum_{n=1}^{\infty}\frac{1}{n^4}=\frac{\pi^4}{90}, \,\ \sum_{n=1}^{\infty}\frac{1}{n^6}=\frac{\pi^6}{945} .$$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
...THE MILKY WAY...

 


« | »







- -

Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 69.65 k/77.77 k (10.44%)]