Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Đại Học Và Sau Đại Học/College Playground > Giải Tích/Analysis

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 14-04-2015, 03:56 AM   #1
Mrnhan
+Thành Viên+
 
Mrnhan's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2013
Bài gởi: 47
Thanks: 19
Thanked 18 Times in 13 Posts
$I=\int_{-\infty}^{\infty} \frac{\sinh (\alpha x)}{\sinh(\beta x)}dx$

Áp dụng thặng dư, tính tích phân:

$$I=\int_{-\infty}^{\infty} \frac{\sinh (\alpha x)}{\sinh(\beta x)}dx, \, \forall \beta >\alpha, \beta, \alpha \in \mathbb{R} $$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
ĐHBKHN
Mrnhan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 17-04-2015, 07:41 PM   #2
123456
+Thành Viên+
 
123456's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 709
Thanks: 13
Thanked 613 Times in 409 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Mrnhan View Post
Áp dụng thặng dư, tính tích phân:

$$I=\int_{-\infty}^{\infty} \frac{\sinh (\alpha x)}{\sinh(\beta x)}dx, \, \forall \beta >\alpha, \beta, \alpha \in \mathbb{R} $$
Điều kiện phải là $|\beta| > |\alpha|$ để tích phân hội tụ.

Vì hàm $\sinh$ là hàm lẻ nên ta chỉ cần tính tích phân cho $\beta, \alpha > 0$. Đổi biến $x = t/\beta$, ta qui về tính tích phân
$$I(\alpha) = \int_{-\infty}^\infty \frac{\sinh (\alpha x)}{\sinh x} dx,$$
với $\alpha \in [0,1)$. Xét hàm
$$f(z) =\frac{\sinh (\alpha z)}{\sinh z}.$$
Hàm $f$ chỉnh hình trên $\mathbf{C}$ ngoại trừ các điểm $ik\pi$, $k =0, \pm 1,\pm 2,\cdots$.
Cho $a>b > 0$, kí hiệu $A =(-a,0), B =(-b,0), C =(b,0), D =(a,0), E =(a,\pi), F = (b,\pi), G = (-b,\pi), H = (-a,\pi)$, xét miền $D$ giới hạn bởi đoạn thẳng $AB$, cung tròn $BC$ tâm tại gốc, bán kính $b$ nằm ở nửa mặt phẳng trên, đoạn $CD$, $DE$, $EF$, cung tròn $FG$ tâm $(0,\pi)$ bán kính $b$ nằm dưới đường thẳng $y=\pi$, đoạn thẳng $GH$ và $HA$. Hàm $f$ chỉnh hình trong $D$ nên theo định lý Cauchy ta có
$$\int_{\partial D} f(z) dz =0.$$
Ta có
$$\int_{AB } f(z) dz +\int_{CD} f(z) dz\to I(\alpha),\quad a\to\infty,\, b\to 0.$$
Do $\lim_{z\to 0} f(z) = \alpha$ nên dễ dàng chứng minh được
$$\lim_{b\to 0} \int_{BC} f(z) dz =0.$$
Do $\alpha \in (0,1)$ nên
$$\lim_{a\to\infty}\left( \int_{DE} f(z) dz + \int_{HA} f(z) dz \right)=0.$$
Trên $EF\cup GH$ ta có $z = x + i\pi$ với $b <|x| < a$, do đó
$$\int_{EF} f(z) dz + \int_{GH}f(z) dz = \int_{-a}^{-b} \frac{e^{\alpha x + i\alpha\pi}-e^{-\alpha x -i\alpha\pi}}{e^{x}-e^{-x} }dx + \int_{b}^{a} \frac{e^{\alpha x + i\alpha\pi}-e^{-\alpha x -i\alpha\pi}}{e^{x}-e^{-x} }dx.$$
Đổi biến $x =-t$, suy ra
$$\int_{EF} f(z) dz + \int_{GH}f(z) dz = \frac{e^{i\alpha\pi}+e^{-i\alpha\pi}}2 \, \left( \int_{-a}^{-b} f(x)dx + \int_{b}^a f(x) dx\right) \to \cos(\alpha\pi) I(\alpha),$$
khi $a\to\infty$, $b\to 0$. Ta có
$$\lim_{z\to i\pi} f(z) (z-i\pi) = -i \sin (\alpha\pi),$$

$$\lim_{b\to 0} \int_{FG} \frac{1}{z-i\pi} dz = -i\pi.$$
Từ các kết quả trên suy ra
$$I(\alpha) = \frac{\pi \sin(\alpha\pi)}{1 + \cos(\alpha\pi)} = \pi \tan \left(\frac{\alpha\pi}2\right).$$

PS: hàm $f$ có thể thác triển thành hàm chỉnh hình tại $0$ bởi đặt $f(0) = \alpha$, do đó có thể ko cần xét đến cung $BC$ như ở trên.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
123456 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to 123456 For This Useful Post:
LãngTử_MưaBụi (18-04-2015)
Old 17-04-2015, 11:31 PM   #3
Mrnhan
+Thành Viên+
 
Mrnhan's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2013
Bài gởi: 47
Thanks: 19
Thanked 18 Times in 13 Posts
Thế cuối cùng kết quả là $$I=\frac{\pi}{\beta}\tan\frac{\alpha \pi}{2\beta}$$

Nhưng em so sánh kết quả với wolframalpha thì thấy khác

$$\alpha =2, \beta = 3\Rightarrow I = \frac{\pi}{\sqrt{3}}+\frac{\ln 6}{3}$$

[Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
ĐHBKHN
Mrnhan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 18-04-2015, 12:31 AM   #4
123456
+Thành Viên+
 
123456's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 709
Thanks: 13
Thanked 613 Times in 409 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Mrnhan View Post
Thế cuối cùng kết quả là $$I=\frac{\pi}{\beta}\tan\frac{\alpha \pi}{2\beta}$$

Nhưng em so sánh kết quả với wolframalpha thì thấy khác

$$\alpha =2, \beta = 3\Rightarrow I = \frac{\pi}{\sqrt{3}}+\frac{\ln 6}{3}$$

[Only registered and activated users can see links. ]
Mình thử với $\alpha = 2/3$, $\beta =1$ thì kết quả lại đúng là $\sqrt{3} \pi$. Nếu nghi ngờ thì bạn có thể kiểm tra lại tính toán, mình cũng chỉ là nháp thôi, nhưng ý tưởng chắc là đúng.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
123456 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:00 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 55.00 k/60.97 k (9.79%)]