Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Thảo Luận Về Giáo Dục, Văn Hóa, Cộng Đồng Toán Học > Văn Hóa và Xã Hội

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-05-2012, 11:45 PM   #16
tuan119
+Thành Viên+
 
tuan119's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2008
Bài gởi: 993
Thanks: 273
Thanked 666 Times in 422 Posts
- Du học theo thống kê của mình, một cách chưa đầy đủ , thường thì có 2 trường hợp sau:

+ TH1: có chất thực sự: theo diện được trường cử đi, hoặc xin được học bổng của trường mà mình định du học.
+ TH2: Nhà có điều kiện

Vậy thì "thách thức" ở đây là một câu hỏi mang tính hài hước !!
Mình trước có đọc một bài báo, khi PV hỏi GS.Ngô Bảo Châu: "Tại sao anh không về VN công tác?". Anh ý có trả lời, chỉ gói gọn trong 2 từ "Ấu trĩ"
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
$\bf{T}\mathcal{smile} $__________________________________________________ ________________
tuan119 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to tuan119 For This Useful Post:
99 (01-05-2012), ghetthehien (02-05-2012)
Old 01-05-2012, 11:53 PM   #17
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi batigoal View Post
Ừ, như vậy bạn nào có bố mẹ là cán bộ, công chức,... thì còn được bù lỗ, nếu không thì lại phải oằn mình ra mà trang trải thôi . Thế nên ở trên các anh mới nói chỉ thương SV nhà mình. Muốn chuyên tâm vào học thì cũng có phải là đơn giản đâu, còn bao thứ A,B,C bên cạnh nữa .
Phải nói là nghẹn ngào ý chứ. Nhiều bạn không có gì ăn, chỉ ăn mỳ tôm, và dẫn tới tụt đường huyết (cái này rất nguy hiểm). Ăn uống thiếu thốn, cũng dẫn tới một số bạn mắc bệnh nặng. Mình biết một vài ví dụ và cảm thấy phải làm gì đó, ít nhất là ý thức của bản thân trong công việc phải tốt hơn.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-05-2012, 12:06 AM   #18
sonhadhsp
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Aug 2010
Đến từ: Giáo viên Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội
Bài gởi: 107
Thanks: 3
Thanked 152 Times in 63 Posts
Tôi nghĩ các bạn đang du học nước ngoài cho ý kiến sẽ rất thực tế. Các bạn hãy chia sẻ khó khăn, thành công cũng như những niềm vui, nỗi buồn khi du học, điều đó sẽ rất có lợi cho các bạn học sinh hiện nay đang chuẩn bị du học hoặc có điều kiện du học
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
sonhadhsp is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-05-2012, 12:35 AM   #19
hoangcongduc
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Đến từ: THPT chuyên Lý Tự Trọng Cần Thơ
Bài gởi: 78
Thanks: 92
Thanked 64 Times in 41 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới hoangcongduc
Em thì thấy thế này. Vấn đề giáo dục VN nó là cả một hệ thống . Đầu tiên là ở học sinh phổ thông. Ngay từ cấp THCS là một số giáo viên chỉ dạy với tinh thần nhồi nhét, làm cho học sinh không hiểu được mình học có ích gì, đâm ra chán nản, học đối phó, do đó không tự học được nữa . Tiếp theo, càng lên cao, chương trình càng nhiều, đòi hỏi nhiều thời gian dạy trên lớp. Mà với số lượng môn học như vậy thì để dạy hết cần một lượng lớn thời gian, do đó học sinh phải đi học suốt ngày. Rất nhiều người đã biết rằng việc học đều tất cả các môn là không cần thiết, chỉ cần một vài môn quan trọng là đủ (trong đó có cả giáo viên). Tuy nhiên, BGD lại yêu cầu học sinh phải thi tốt nghiệp những 6 môn, nhà trường không còn cách nào khác là phải bắt học sinh phải đi học nhiều để có thể thi tốt nghiệp. Đồng ý là mỗi môn phải biết một ít, nhưng ép học sinh học như vậy thì hiệu quả lại thấp hơn nhiều so với việc học sinh học những môn đó một cách nghiêm túc . Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi sai lầm ở THCS nên thông thường mọi người bị lệ thuộc nhiều vào giáo viên, và do đó cách học hiệu quả này không thể áp dụng được. Đến Đại học, thói quen này đã ăn sâu vào nhiều người, và họ tiếp tục con đường cũ. Và cuối cùng, nhiều người đúc kết được một "kinh nghiệm": Việc học chả liên quan gì đến công việc mình làm, mình học thì học chứ công việc chả bao giờ đúng với chuyên môn mình cả, thế nên đừng học làm gì cho phí công .Vấn đề là thế đấy
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
-----------------
-------------------------
TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC THÊM

thay đổi nội dung bởi: hoangcongduc, 02-05-2012 lúc 12:37 AM
hoangcongduc is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to hoangcongduc For This Useful Post:
cuongpbc (28-05-2012)
Old 02-05-2012, 07:32 AM   #20
Mr Stoke
+Thành Viên Danh Dự+
 
Mr Stoke's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 252
Thanks: 40
Thanked 455 Times in 95 Posts
Giáo dục cấp 3 của Việt Nam mục đích cao nhất chỉ là "Đỗ đại học". Giáo dục Đại học ở Việt Nam coi như vứt đi: thiếu những người nghiên cứu giỏi (thầy mà nghiên cứu không giỏi coi như chỉ chém gió giỏi = vứt đi), giáo trình chủ yếu là đi đạo lại, thêm bớt lung tung làm hỏng tính sư phạm và khoa học của tác phẩm gốc, thư viện thì tiểu thuyết nhiều hơn sách khoa học, mượn được 1 quyển mất gần nửa ngày, tìm tòi báo chí gần bằng zero, chỗ ở sinh hoạt tồi tệ tạm bợ ==> còn lâu sinh viên mới giỏi.

MS không phủ nhận gần đây có nhiều giảng viên làm nghiên cứu rất tốt, nhưng chỉ có con người không là không đủ. Đó là lý do MS luôn mong muốn các học sinh của mình sau khi vào ĐH phải tìm cách ra nước ngoài mà học.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Mr Stoke is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Mr Stoke For This Useful Post:
99 (02-05-2012), hoangcongduc (02-05-2012), Member_Of_AMC (02-05-2012)
Old 02-05-2012, 11:41 AM   #21
ghetthehien
Banned
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Bài gởi: 65
Thanks: 61
Thanked 21 Times in 13 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Mr Stoke View Post
Giáo dục cấp 3 của Việt Nam mục đích cao nhất chỉ là "Đỗ đại học". Giáo dục Đại học ở Việt Nam coi như vứt đi: thiếu những người nghiên cứu giỏi (thầy mà nghiên cứu không giỏi coi như chỉ chém gió giỏi = vứt đi), giáo trình chủ yếu là đi đạo lại, thêm bớt lung tung làm hỏng tính sư phạm và khoa học của tác phẩm gốc, thư viện thì tiểu thuyết nhiều hơn sách khoa học, mượn được 1 quyển mất gần nửa ngày, tìm tòi báo chí gần bằng zero, chỗ ở sinh hoạt tồi tệ tạm bợ ==> còn lâu sinh viên mới giỏi.

MS không phủ nhận gần đây có nhiều giảng viên làm nghiên cứu rất tốt, nhưng chỉ có con người không là không đủ. Đó là lý do MS luôn mong muốn các học sinh của mình sau khi vào ĐH phải tìm cách ra nước ngoài mà học.
Những người vừa nghèo vừa ngu như e thì chắc teo rồi
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
ghetthehien is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-05-2012, 02:31 PM   #22
Thesoulofrock
+Thành Viên+
 
Thesoulofrock's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2008
Đến từ: Cambridge, UK
Bài gởi: 156
Thanks: 1
Thanked 73 Times in 45 Posts
Thấy mọi người bàn về khác biệt giữa giáo dục ở VN và Mỹ nên mình cũng xin được góp vài lời. Mình đang học ở Mỹ, trường mình dù không thuộc tầm cỡ như Harvard nhưng về toán thì cũng không thể gọi là tệ, nên có lẽ mình quy nạp ra cho phần đông sinh viên học Mỹ cũng phần nào hợp lý. Trong bài viết này mình chỉ bàn về giáo dục toán do mình cũng chẳng biết gì nhiều hơn ngoài cái này

Giáo dục phổ thông ở VN và Mỹ khác nhau xa, điều này ai cũng nói rồi. Tuy nhiên không hẳn là học phổ thông ở VN tệ hơn ở Mỹ, đặc biệt là về học toán. Nếu nói các bạn thích đi nghiên cứu toán sau này nên cảm thấy may mắn vì được học phổ thông ở VN thì cũng không có gì là quá đáng. Người ta ai cũng bảo người Mỹ giỏi, nhưng thực sự phần trăm đó rất ít, và những tay thực sự giỏi đều phần lớn tự học (ở phổ thông hoặc đại học) mà ra. Ở VN, chương trình phổ thông trang bị cho học sinh một nền tảng toán vững chắc nếu học sinh chịu khó học, trong khi ở Mỹ, mình quen những đứa học engineering năm 3 mà tính tích phân cơ bản như ct 12 ở nhà còn chết lên chết xuống.

Sinh viên ngành toán ở Mỹ cũng chẳng phải ai cũng hơn sv Việt Nam. Phần đông sinh viên ngành toán ở đây đi học với mục tiêu ra trường đi dạy cấp 2 hoặc cấp 3 (thường thì phải có bằng thạc sĩ mới xin được việc ở trường cấp 3). Sinh viên toán ở đây vẫn phải học ngoại ngữ (tiếng Pháp, Đức,...), cũng học triết, tâm lý, lịch sử, địa lý... Gần như là chương trình đh ở VN mô phỏng theo chương trình ở Mỹ, nên kết cấu chẳng khác là bao. Ngoài ra lượng bài về nhà của sinh viên Mỹ cũng phải nhiều hơn cả chục lần so với ở nhà. Như mình 1 kì bình quân học 5 lớp, thì thời gian làm bài về nhà cũng đã chiếm khoảng 10-15 tiếng một tuần. Ở VN thi giữa kì và cuối kì là xong, còn ở đây hầu hết các lớp có quizzes và homework hàng tuần. Bởi thế lấy lý do sức ép bài vở và điểm số khiến hs ta học không sáng tạo chỉ là ngụy biện.

Cái thực sự làm nên sự khác biệt giữa đại học ở Mỹ và VN là tâm lý và thái độ đi học. Sinh viên Mỹ tụi nó chỉ lấy lớp nếu thích, và vì thế học theo đam mê. Do đó những đứa đã quyết theo toán thường học hành rất đàng hoàng. Hầu hết tụi này đều làm việc ít nhất 4-5 tiếng một ngày ngoài thời gian lên lớp và làm bài về nhà, trong khi sinh viên Việt Nam rảnh là game hoặc cà phê. Mình từng học KHTN HN, nên cái này mình dám khẳng định đúng với tụi bạn mình

Một lợi thế không nhỏ về phần ngoại cảnh của sinh viên Mỹ là hầu hết các trường ở đây đều có hệ cao học, và sinh viên đại học có thể thoải mái đi nghe giảng ở các lớp cao học. Bởi thế chuyện sinh viên năm 2-3 ở đây đi nghe giảng hình học hay topo đại số là chuyện bình thường. Ở Vn thì cũng có trường có những lớp đó cho sinh viên đại học, nhưng thường chỉ là cỡi ngựa xem hoa. Như ở KHTN, một lớp đại số giao hoán chỉ có 1 kì và 2 tín chỉ (xem [Only registered and activated users can see links. ]), trong khi ở trường mình là 1 năm với 6 tín chỉ. Bởi thế SV VN cái gì cũng học mà thực sự khi bắt tay vào làm thì lại không đủ công cụ. Tuy nhiên, nếu nói sách gk ở VN lạc hậu thì thật sự sai lầm. Ví dụ như đến tận bây giờ người ta vẫn xài cuốn Introduction to Commutative Algebra của Atiyah-MacDonald viết từ năm 69, hay cuốn Basic Number Theory của Andre Weil từ 1974. Các tài liệu khác thì trên mạng tràn lan, nếu có trách thì chỉ trách sv không chịu đọc thôi.

(Sẽ update tiếp )
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
Thesoulofrock is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to Thesoulofrock For This Useful Post:
99 (02-05-2012), ghetthehien (02-05-2012), hoangcongduc (02-05-2012), Member_Of_AMC (02-05-2012), Mr Stoke (03-05-2012), tailsth94 (02-05-2012)
Old 02-05-2012, 04:06 PM   #23
monads
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gởi: 4
Thanks: 1
Thanked 1 Time in 1 Post
Mình cũng đồng ý với ý kiến là sinh viên nước ngoài cũng phải học rất nhiều. Bạn nào đã từng học classe préparatoire ở Pháp (2 năm sau Bac) để vào Grand Ecoles thì cũng thấm thía điều này, số giờ làm việc trung bình của sinh viên là 56h/tuần.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
monads is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-05-2012, 04:12 PM   #24
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi monads View Post
Mình cũng đồng ý với ý kiến là sinh viên nước ngoài cũng phải học rất nhiều. Bạn nào đã từng học classe préparatoire ở Pháp (2 năm sau Bac) để vào Grand Ecoles thì cũng thấm thía điều này, số giờ làm việc trung bình của sinh viên là 56h/tuần.
Nếu một tuần làm việc nhiều hơn 40 tiếng thì chắc sẽ lên thiên đàng sớm. Không phù hợp với sức khỏe con người. Não còn phải được nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động chứ.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-05-2012, 04:29 PM   #25
monads
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gởi: 4
Thanks: 1
Thanked 1 Time in 1 Post
Mình biết là nhiều người sẽ không tin với cường độ làm việc như vậy, mình gửi cái thời khoá biểu master MPRI ở đây (so với cường độ classe préparatoire thì chưa thể bằng)
[Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
monads is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to monads For This Useful Post:
Mr Stoke (03-05-2012)
Old 02-05-2012, 04:40 PM   #26
monads
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gởi: 4
Thanks: 1
Thanked 1 Time in 1 Post
Mình vừa xem blog của bạn 99 thì biết bạn học Toán bên Toulouse (không biết có phải trường của G.S Nguyễn Tiến Dũng). Thực sự là mình không muốn so sánh ở đây, vì so sánh khi không có đủ thông tin sẽ rất sai lầm, nhưng ở Pháp có sự khác biệt lớn giữa (học tập ở) Grand Ecoles và Universités.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
monads is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-05-2012, 04:59 PM   #27
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi monads View Post
Mình vừa xem blog của bạn 99 thì biết bạn học Toán bên Toulouse (không biết có phải trường của G.S Nguyễn Tiến Dũng). Thực sự là mình không muốn so sánh ở đây, vì so sánh khi không có đủ thông tin sẽ rất sai lầm, nhưng ở Pháp có sự khác biệt lớn giữa (học tập ở) Grand Ecoles và Universités.
Bạn nói đúng, và mình cũng không phải là không biết. Grandes Ecoles (trường lớn) và Universite (đại học) là hai hệ thống có phần khác nhau một chút. SV học Classes Preparatoires (lớp chuẩn bị) ngang với sinh viên học năm 1 và năm 2 của Pháp, nhưng với cường độ lớn hơn.

Nhưng dù có lớn, cũng phải tôn trọng sức khỏe và khả năng của người học. Tuần làm việc 40h là nhiều, làm hơn thì cũng có thể, nhưng như vậy sẽ không tái tạo được sức lao động.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-05-2012, 05:09 PM   #28
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Cái chuyện về giáo trình thì như Thesoulrock nói thì dân Toán có thể ậm ừ, vì căn bản là vẫn phải học nền tảng, nếu sách cũ đáp ứng được thì không vấn đề gì. Những bạn mà kêu ca khả năng là học ở các ngành như kinh tế, vì quan điểm kinh tế có thể không bền như Toán. Nhưng nói chung là nên căn cứ vào chất lượng giáo trình, chứ không nên căn cứ vào năm sản xuất.

Nói chung thì những bạn nào đã đi du học thì đều có thể cảm nhận là sinh viên Tây không phải ai cũng giỏi, cũng chăm chỉ, nhưng ý thức của họ là tốt. Nhờ ý thức tốt nên tất cả mọi người, dù không giỏi, sau nhiều năm chăm chỉ học tập thì họ vẫn thu nhận được một lượng kiến thức rất lớn.

SV VN không phải là không có ý thức, hay là bẩm sinh kém cỏi hơn người Tây. Đơn giản là hoàn cảnh, môi trường không ủng hộ một cách rõ ràng. SV VN điều kiện ăn ở kém, số giờ học quá nhiều + hay đi làm thêm để có thêm chút chi phí. Vì vậy số giờ học thực tế là quá bé, khéo đến mức không học gì.

Giảng viên thì không phải ai cũng nghiên cứu và nghiên cứu tốt, nên kiến thức 50 năm vẫn như mới (nghĩa là nội dung gần như không có sự cải tiến, cập nhật). Mà dở ở chỗ, giảng viên VN hay đọc từ trong sách ra, nên người học họ chán, vì không đi học cũng biết thầy dậy tới đâu.

Còn ở Tây, giáo viên họ tự soạn giáo án, và dựa trên nhiều cuốn sách khác nhau, nên phải chịu khó đi nghe và ghi chép bài, không thì không biết đường nào mà học cả. Như thế cũng đã tạo ra một ý thức nào đó rồi.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to 99 For This Useful Post:
Mr Stoke (03-05-2012)
Old 02-05-2012, 07:08 PM   #29
batigoal
Super Moderator
 
batigoal's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 2,895
Thanks: 382
Thanked 2,968 Times in 1,295 Posts
Về sách tham khảo thì mình thấy sách nước ngoài thường là Mỹ, họ viết có hệ thống và hay thật, đó cũng là sự khác biết về nguồn tài liệu chuyên môn chất lượng cao dành cho những người tự học.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
“ Sức mạnh của tri thức là sự chia sẻ tri thức”

[Only registered and activated users can see links. ]
batigoal is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-05-2012, 07:30 PM   #30
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi batigoal View Post
Về sách tham khảo thì mình thấy sách nước ngoài thường là Mỹ, họ viết có hệ thống và hay thật, đó cũng là sự khác biết về nguồn tài liệu chuyên môn chất lượng cao dành cho những người tự học.
Sinh viên VN cũng có nhiều bạn tự học và cũng có thể kiếm được nhiều sách Toán chất lượng tốt thông qua các nguồn bất hợp pháp. Nhưng có một vấn đề cực to khiến cho việc tự học cũng không khỏa lấp được sự chênh lệch.

Lý do là kiến thức nền tảng của một ngành toán hay một môn toán bất kỳ cũng cực kỳ nhiều, nhiều tới nỗi học cả đời cũng không hết. Thế nên ta sẽ tự học cái gì? Câu hỏi này không có câu trả lời nếu không có những giáo viên rất am hiểu về nghiên cứu Toán.

Những giáo viên (phải nhấn mạnh là giáo viên đại học; còn gọi là giảng viên) có nghiên cứu Toán thì họ mới biết cái gì cần thiết phải biết và hiểu trước, cái gì không cần phải biết ngay hoặc chỉ cần biết kết quả mà không cần thiết phải đọc c/m, vì c/m đi quá xa vấn đề quan tâm hoặc dùng nhiều công cụ của ngành khác v.v.

Giáo viên có nghiên cứu thì họ sẽ dậy cho sinh viên kiến thức cập nhật nhất, cho sinh viên biết mối quan tâm của cộng đồng quốc tế về các vấn đề Toán là gì.

Ở VN, số lượng giảng viên có trình độ cao rất ít, vậy nên kiến thức dậy cho sinh viên không có tính thời sự. Trình độ không cao dẫn tới bài giảng mang tính rời rạc. Ngoài ra ở VN việc giảng bài lại chia theo chuyên môn hóa : một khoa sẽ chia thành từng tổ, từng nhóm, mỗi nhóm ý sẽ dậy những môn riêng.

Ở các nước phát triển, giảng viên có thể giảng được tất cả các môn Toán cơ bản. Việc làm này rất có ý nghĩa. Vì sao? Vì mỗi ngành nhìn mỗi môn học theo quan điểm khác nhau. Việc luân phiên thay đổi như thế làm cho các môn học vừa mới mẻ, vừa gắn kết và người học được hưởng lợi.

Ví dụ ở khoa Toán ĐHSPHN : môn giải tích chủ yếu là do Tổ Lý Thuyết Hàm dậy, như vậy môn này mang nặng quan điểm của người làm lý thuyết hàm. Môn đại số do tổ đại số dậy, và tổ đại số chủ yếu làm Đại số giao hoán, vì vậy quan điểm đại số của các thầy trong tổ đại số là dậy đại số giao hoán.

NHƯNG với một người làm lý thuyết Toán tử, cái người ta quan tâm không phải là đại số giao hoán, vì toán tử ít khi giao hoán. Những toán tử mà giao hoán thì mọi người cũng... xơi gần hết rồi, chỉ còn lại những bài toán quá khó, và nên tránh xa

Một ví dụ về môn topo : môn topo ở Sư phạm chủ yếu là do những thầy làm giải tích dậy. Vậy nên môn này mang hơi hướng giải tích, và gần như không có lợi cho bạn nào quan tâm tới khía cạnh hình học.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to 99 For This Useful Post:
batigoal (02-05-2012), Member_Of_AMC (02-05-2012), Mr Stoke (03-05-2012), TrauBo (02-05-2012)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:12 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 111.70 k/126.91 k (11.98%)]