Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Đại Số và Lượng Giác

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 04-09-2015, 04:55 PM   #1
1110004
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Feb 2012
Bài gởi: 140
Thanks: 296
Thanked 62 Times in 36 Posts
Thắc mắc về một BĐT trong THTT (bài IMO shortlist 1993)

Trong THTT tháng 6 năm 2014 có một bài đăng của anh Võ Quốc Bá Cẩn. "Một tính chất thú vụ của tam thức bậc hai và nhị thức bậc nhât". Trong đó có trình bài bài giải của IMO shortlist $1993$:

$$abc+bcdc+cda+dab\leq \frac{1}{27}+\frac{176}{27}abcd$$

Trong đó $a,b,c,d$ là các số thực không âm và có tổng bằng $1$. Mình xin dẫn bài giải:

" Cố định $c,d$. Khi đó, từ giả thiết suy ra hai tổng $c+d$ và $a+b$ cũng được cố định.

Đặt $x=ab$ ta có: $0\leq x\leq \frac{(a+b)^2}{4}$ và BĐT cần chứng minh trở thành:

$$f(x)=\left (c+d-\frac{176}{27}cd \right )x+cd(a+b)-\frac{1}{27}\leq 0$$

Dễ thấy $f(x)$ là một nhị thức bậc nhất nên để chứng minh BĐT trên ta chỉ cần xét $x=0$ hoặc $x=\frac{(a+b)^2}{4}$.

Một các tương đương ở BĐT ban đầu ta chỉ cần xét $ab=0$ (ứng với $x=0$) hoặc $a=b$ (ứng với $x=\frac{(a+b)^2}{4}$)

Lí luận tương tự ta chỉ cần xét $cd=0$ hoặc $c=d$. Từ đó để ý tính đối xứng của BĐT đã cho ta đưa về một trong các trường hợp sau:

TH1: có một hằng số bằng $0$
.................................................. .................................

TH2: $a=b$ và $c=d$
.................................................. ........................"

Mình không bàn về phương pháp (vì phương pháp chứng minh này khá quen thuộc. Minh thắc mắc chổ tô màu đỏ.

Theo mình nó chưa đúng về mặc lý luận (cho dù kết quả bài chứng minh là đúng) vì thực chất ta đang khảo sát hàm $f(x)$ có hai điểm cần khảo sát (để hoàn thành bài chứng minh) là: $x=0$ và $x=\frac{(a+b)^2}{4}$. Khi $x=0$ hình như không liên quan gì đến $a,b$ nữa vì ta đã cố định nó rồi ở đây chỉ xem $x$ là ẩn thôi. Tương tự $x=\frac{(a+b)^2}{4}$ cũng không bà con dòng họ gì với $a,b$ nữa. Nếu ta qua lại khi $x=0$ tương đương với $a=0$ hoặc $b=0$ khi đó ta đã cho $a,b$ chạy rồi.

Có thể mình trình bày hơi khó hiểu nhưng các bạn lấy $a=\frac{1}{4};b=\frac{1}{3};c=\frac{1}{5};d=\frac {13}{60}$ đi theo xuyên suốt bài chứng minh đi thì các bạn thấy phần màu đỏ là không đúng về mặt lập luận.

mình khẳng định lại khi $x=0$ BĐT trở thành:

$$cd(a+b)-\frac{1}{27}\leq 0$$ (cái này đúng)

Khi $x=\frac{(a+b)^2}{4}$ BĐT cần chứng minh là:

$$\left (c+d-\frac{176}{27}cd \right )\frac{(a+b)^2}{4}+cd(a+b)-\frac{1}{27}\leq 0$$ nó cũng đúng

Mình nghĩ lập luận như vậy mới đúng hơn. Đó là cách hiểu của mình. Mong các bạn cho ý kiến. (có thể mình hiểu sai mong bạn nào hiểu đúng hơn khai sáng giúp minh)

Chân thành cám ơn ạ!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: 1110004, 04-09-2015 lúc 06:01 PM
1110004 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to 1110004 For This Useful Post:
nguyentatthu (22-01-2016), thaygiaocht (05-09-2015)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:33 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 40.55 k/43.49 k (6.76%)]