Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Thảo Luận Về Giáo Dục, Văn Hóa, Cộng Đồng Toán Học > Văn Hóa và Xã Hội

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 28-10-2012, 04:15 PM   #1
daylight
+Thành Viên+
 
daylight's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 551
Thanks: 877
Thanked 325 Times in 188 Posts
PGS Văn Như Cương: "Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ"

“Hiện nay, Toán phổ thông thừa ít nhất 50%, có nhiều kiến thức thừa, vô bổ đối với học sinh... Chỉ học lý thuyết suông chứ đâu có vận dụng được vào thực tế. Vậy học để làm gì? Để thi à?”.

“Hiện nay, Toán phổ thông thừa ít nhất 50%, có nhiều kiến thức thừa, vô bổ đối với học sinh. Thực tế, ngoài các nhà Toán học nghiên cứu chuyên sâu, không ai sử dụng số ảo, số phức kể cả kỹ sư, nhà thơ, nhà lãnh đạo… cũng không cần. Vậy mà năm nào, đề thi tốt nghiệp cũng có một bài số phức. Chỉ học lý thuyết suông chứ đâu có vận dụng được vào thực tế. Vậy học để làm gì? Để thi à?”.

Giảm tải sách giáo khoa: “Có cũng như không”!

Là một người dạy Toán cả cuộc đời và hiện đang là hiệu trưởng của một trường THPT, ông có đánh giá như thế nào về kiến thức Toán phổ thông hiện nay?

PGS Văn Như Cương: Hiện nay, Toán phổ thông thừa ít nhất 50%, có nhiều kiến thức thừa, vô bổ đối với học sinh. Phải xác định phổ thông là như thế nào, là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, đơn giản, phổ cập nhất để ra cuộc sống làm nghề, áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, có thể thấy rõ kiến thức Toán hiện đang xa rời mục tiêu ấy.

Thực tế, ngoài các nhà Toán học nghiên cứu chuyên sâu, không ai sử dụng số ảo, số phức kể cả kỹ sư, nhà thơ, nhà lãnh đạo… cũng không cần. Vậy mà năm nào, đề thi tốt nghiệp cũng có một bài số phức. Chỉ học lý thuyết suông chứ đâu có vận dụng được vào thực tế. Phải đặt câu hỏi là ra cuộc sống, công việc nghề vận dụng bao nhiêu phần trăm kiến thức phổ thông? Vậy học để làm gì? Để thi à?

Cụ thể là thừa ở những phần nào thưa PGS?

PGS Văn Như Cương: Trong đại số, tôi thấy, phần tích phân, số phức là thừa. Mở rộng đến số hữu tỷ là được rồi, chứ không cần phải dạy trường số phức làm gì cả. Còn hình học có phép biến hình trong không gian là không cần thiết.

Trên thực tế, người kỹ sư xây dựng làm mặt cầu nhưng không nhất thiết phải học mặt cầu mới có thể làm được. Còn những bài toán lượng giác thì không bao giờ gặp trên thực tế.

Đó là môn Toán, còn môn Văn cũng có nhiều người kêu rằng, học sinh phải học những bài thơ, bài văn quá khó trong khi đó cách làm văn, ngôn từ thì chưa tốt. Lẽ nào học sinh tiểu học hiểu được bài thơ “Qua đèo ngang” (Bà huyện Thanh Quan)? Hay thể thơ Đường Luật là quá khó!

Vậy tại sao bộ SGK trong nhiều năm vẫn không bỏ phần thừa mà vẫn cứ dạy năm này qua năm khác?

PGS Văn Như Cương: Đó là kiến thức thừa, vô bổ nên chẳng có tác dụng gì. Tại sao cho vào? Bộ GD muốn có tương thích với nước ngoài, nhưng phải dựa vào trình độ thực tế ở Việt Nam để dạy hay bỏ chứ. Ở nước ngoài, họ có học toán tích phân nhưng họ có 6 – 8 tiết/tuần, còn ở Việt Nam ban cơ bản chỉ có 3 tiết/tuần; ban nâng cao 4 tiết/ tuần. Vậy chúng ta thời lượng ít, nhưng kiến thức vẫn thế thì thừa, nặng là đương nhiên. Trẻ làm sao học được!

Vì thế, chúng ta không thể bê nguyên kiến thức, chương trình của nước ngoài áp dụng vào Việt Nam. Chương trình Toán của ta từ thời Pháp tương đối tốt, vậy tại sao chúng ta không kế thừa chọn lọc truyền thống đó và học hỏi thêm các nước tiên tiến để đưa ra một chương trình phù hợp với tình hình thực tế giáo dục nước ta?

Ví dụ, ở trường tôi vẫn phải dạy theo chương trình của Bộ GD, sách giáo khoa chung. Biết là thừa nhưng vẫn phải theo, phải thực hiện dạy thật, học thật. Ở trường THPT Lương Thế Vinh, tôi nâng lên 6 tiết Toán/1 tuần. Nhiều phụ huynh thắc mắc là giảm tải mà sao lại tăng tiết, tăng giờ, nhưng tôi lý giải, tăng tiết mới là giảm tải, phù hợp với lượng kiến thức ấy.

Nếu là người biên soạn SGK Toán học, ông sẽ bỏ và thêm những phần nào để phù hợp với học sinh, với thực tế giáo dục ở nước ta?

PGS Văn Như Cương: Tôi đề nghị bỏ từng chương, từng bài trong quyển sách giáo khoa (SGK) Toán. Ví dụ như chương tích phân, phép biến hình trong không gian và những bài về số phức, lượng giác học. Và đồng thời thêm vào đó những kiến thức thực tế, gắn liền với cuộc sống hàng ngày như Xác suất thống kê. Thực tế, nó được đưa vào từ cấp 2. Tất nhiên, chỉ ở mức đơn giản, tính toán tỷ lệ phần trăm, biểu đồ… Ví dụ, một học sinh nên biết tính toán số điện, chi tiêu trong gia đình, làm cách nào để tính phần trăm hao hụt, thống kê số tiền mỗi tháng…

Tuy nhiên, hiện nay số tiết Xác suất thống kê rất ít, chỉ dừng lại ở các khái niệm và các thầy không được đào tạo kiến thức đó trong các trường sư phạm nên không gây hứng thú cho người học. Theo tôi nên tăng cường các bài tập thực tế.

Từ năm học 2011 – 2012, Bộ GD quyết định giảm tải chương trình SGK, ông đánh giá sao về hiệu quả của chủ trương đó?

PGS Văn Như Cương: Chương trình, cấu trúc đào tạo thì không dám làm, giảm tải thì vụn vặt, vô bổ. Sau một năm thực hiện chủ trương thì hiệu quả giảm tải bằng 0. Tôi lấy làm ngạc nhiên khi Bộ giảm tải SGK bằng cách bỏ câu C trong một bài tập; bỏ một ví dụ trong 3 ví dụ... mà không hề bỏ khái niệm, phần kiến thức không phù hợp. Vậy thì giảm tải để làm gì? Bỏ cũng như không. Theo tôi, làm giáo dục theo kiểu “công chức” giáo dục là không ổn.

Loạn sách tham khảo Toán

Thưa PGS, nhiều bậc phụ huynh đang không chỉ lo lắng về kiến thức ở SGK mà ngay cả sách tham khảo Toán bậc tiểu học hiện nay cũng nhiều như "ma trận". Ông có nhận xét gì trước thực trạng này?

PGS Văn Như Cương: Sách tham khảo có 3 vấn đề:

Thứ nhất, chất lượng sách tham khảo kém (sách giáo khoa còn thẩm định, thí điểm). Vì thẩm định nội dung kém, thậm chí là không có, chủ yếu là liên kết với nhà xuất bản giáo dục (NXB). Chỉ cần xin được giấy phép của Cục Xuất bản là có thể ra sách.

Thứ 2, không kiểm soát số lượng in ra khiến phụ huynh hoang mang khi chọn sách tham khảo cho con. Trong một lần tìm sách ở Sài Gòn, tôi thấy riêng sách tham khảo Hình học 7 có đến 49 cuốn mà cuốn nào cũng như nhau, chỉ khác nhau cái tên, trật tự bài.

Chính vì số lượng in ồ ạt gây lãng phí tiền của rất lớn. Mua không dùng, gây lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường.

Thứ 3, những ông bố bà mẹ lo lắng sách tham khảo, không quan sát được con mình dùng sách hay không. Vì rất ít học sinh tự làm, tự học nên gây phí phạm.

Theo ông thì nguyên nhân từ đâu “loạn” sách tham khảo tiểu học? Liệu có phải có cầu ắt có cung không?

PGS Văn Như Cương: “Có cầu ắt có cung” – đó là cái cầu ảo, cầu không có thật. Con họ đâu có dùng mà phụ huynh vẫn mua chất đầy nhà? Đối với các NXB, lợi nhuận là lớn nhất, có trường hợp in sách tham khảo và “dúi” vào trường để hiệu trưởng “ép” học sinh mua.

Tôi nghĩ, chế độ quản lý in sách tham khảo của chúng ta cực kỳ kém ngay ở khâu phát hành, kiểm duyệt, không hề để ý đến hậu quả. Hiện nay, đủ thể loại các NXB sách chỉ cần giấy phép liên kết. Hơn nữa, nhiều NXB tham lam, làm trái sân, ra đủ thể loại sách. Tại sao chúng ta không quy định rõ loại sách mà mỗi NXB khi đăng ký? Ví dụ, NXB Văn học thì chỉ nên ra sách văn học…

Là người trực tiếp giảng dạy học sinh, ông có lời khuyên cho các phụ huynh khi chọn sách tham khảo?

PGS Văn Như Cương: Tốt nhất nên hỏi các thầy cô giáo dạy con mình, dựa trên tiêu chí nội dung, chất lượng sách… bởi phụ huynh không thể chọn được sách tham khảo cho con.

Vậy ông có kiến nghị gì gửi đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong việc sửa đổi SGK?

PGS Văn Như Cương: Tôi chỉ có một đề nghị đó là hãy có chương trình mới trước khi có bộ SGK mới. Và cần có nhiều bộ sách khác nhau để dùng cho các vùng miền, các trường. Dạy ở Hà Nội thì phù hợp nhưng ở các trường miền núi, miền Nam thì khác. Ví dụ, dùng từ dưa leo – dưa chuột; con heo – con lợn; lạc – đậu phộng… chưa kể là trình độ nhận thức của học sinh cũng không giống nhau.

Nhiều bộ sách, thi trên khung chương trình phù hợp. Chủ trương khó thực hiện, vì vậy cần nghiên cứu kỹ, các chuyên gia đầu ngành họp bàn về biên soạn, cách thức tổ chức thi cử. Tôi thấy, không cần thi đồng loạt một ngày, đề thi chung toàn quốc là vô lý. Các Sở, trường tự tổ chức thi, Bộ kiểm tra, xử phạt. Hiện nay, Sở GD quản lý từ lớp 1 đến lớp 12, từ A – Z, nhưng phần Z lại không được làm.

Tôi hy vọng chúng ta có thể đổi mới giáo dục cơ bản, toàn diện càng sớm càng tốt!

Trân trọng cảm ơn ông!

nguồn [Only registered and activated users can see links. ]

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
daylight is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 11 Users Say Thank You to daylight For This Useful Post:
cuckigianac (28-10-2012), hakudoshi (28-10-2012), hephuongtrinh (29-10-2012), lexuanthang (30-10-2012), liverpool29 (28-10-2012), maxmin (28-10-2012), NTH03 (01-11-2012), portgas_d_ace (29-10-2012), tffloorz (28-10-2012), TNP (28-10-2012), vanthanh0601 (13-12-2012)
Old 28-10-2012, 05:30 PM   #2
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Nói thật chứ, trong Toán, dù ở cấp độ nào thì hai vấn đề đạo hàm và tích phân là cực kỳ căn bản, và nó được tổng quát hóa ở nhiều cấp độ khác nhau. Gần như mọi thứ trong Toán đều dùng tích phân và đạo hàm.

Không phải ngẫu nhiên người ta gọi công thức Newton-Leibniz là định lý cơ bản của giải tích, và không phải ngẫu nhiên người ta gọi định lý về việc mọi đa thức phức đều có đủ nghiệm là định lý cơ bản của đại số.

Trong Toán mà không học những cái căn bản thì học cái gì?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to 99 For This Useful Post:
Aponium (28-10-2012), coban (28-10-2012), lexuanthang (30-10-2012), portgas_d_ace (29-10-2012)
Old 28-10-2012, 06:16 PM   #3
batigoal
Super Moderator
 
batigoal's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 2,895
Thanks: 382
Thanked 2,968 Times in 1,295 Posts
Bác Cương chỉ được cái nói đúng
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
“ Sức mạnh của tri thức là sự chia sẻ tri thức”

[Only registered and activated users can see links. ]
batigoal is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-10-2012, 07:12 PM   #4
ilovemath136
+Thành Viên+
 
ilovemath136's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2011
Bài gởi: 29
Thanks: 12
Thanked 22 Times in 9 Posts
Đó cũng là suy nghĩ của đại đa số các bạn không theo đuổi toán. Còn muốn tìm hiểu sâu thì lại là một vấn đề khác. Và nếu giảm tải thì chắc tất cả những phần khác cũng phải giảm nốt
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
ilovemath136 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-10-2012, 07:12 PM   #5
huyenlgng
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2012
Đến từ: Nơi dòng sông bắt đầu
Bài gởi: 21
Thanks: 7
Thanked 22 Times in 12 Posts
Mình thì nghĩ khác thầy Cương một chút. Chương trình của chúng ta không quá nặng như nhiều người nghĩ. Có điều chúng ta học với thời gian bằng khoảng nửa thời gian của các nước + chương trình kiến thức thì vẫn ngang với họ thì chỉ có học bằng niềm tin. Lấy VD cụ thể chút. Phần hệ pt bậc hai năm nào thi đại học cũng làm phát (nếu không thi phần PTVT), ấy vậy mà Phân phối chương trình của tỉnh mình có 01 tiết. Xin lỗi các thầy cô chứ giỏi như bác Châu em nghĩ cũng chưa chắc làm nổi với tgian học trên lớp 1 tiết mà thi đh đòi hỏi vậy. Cách tốt nhất theo em là bỏ mấy cái môn linh tinh, nhồi sọ đi và tập trung học các môn khoa học cho chuẩn và vui chơi + học kĩ năng sống (nhưng em biết là chẳng thể được-ít nhất là bây giờ). Vậy chỉ còn cách thứ hai là học thêm và học thêm (và do đó đừng nghĩ chuyện vui chơi nữa + học kĩ năng sống nữa). Còn nhiều điều nữa nhưng thôi nói vậy một chút cho đỡ bức xúc thôi.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
huyenlgng is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 7 Users Say Thank You to huyenlgng For This Useful Post:
99 (28-10-2012), geometric_96 (03-02-2013), hakudoshi (28-10-2012), Ispectorgadget (29-10-2012), philomath (28-10-2012), thephuong (31-10-2012), vanthanh0601 (13-12-2012)
Old 28-10-2012, 09:12 PM   #6
hakudoshi
+Thành Viên+
 
hakudoshi's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2012
Đến từ: vật chất->sự sống->tư duy->cảm xúc->???
Bài gởi: 210
Thanks: 102
Thanked 179 Times in 90 Posts
Tớ nghĩ ý bác Cương là các phần như tích phân hay đạo hàm cũng là hết sức cần thiết, giảm tải ở đây là phải tăng tiết học lên, nghĩa là đã học phần nào (đặc biệt là phần khó) thì phải học kĩ, học nhiều thì mới nắm chắt được phần đó và hiểu được.
Giáo trình trên lớp hời hợt học lu loa nên các bạn ko hiểu học để làm gì cũng như ko hiểu tại sao các phần đó lại quan trọng

Sách giáo khoa thì viết cứ băng băng mà viết, tiết kiệm giấy hay sao ấy, chữ dày cui dày kít, màu giấy thì nâu nâu, hôi rình, in đen trắng. Trong khi sách lý hóa thì in màu + giấy trắng. Vậy là sao?
------------------------------
Đối với các nhà xuất bản, lợi nhuận là lớn nhất.chế độ quản lý in sách tham khảo của chúng ta cực kỳ kém ngay ở khâu phát hành, kiểm duyệt, không hề để ý đến hậu quả.

Thêm 1 câu đúng nữa, nói chung sách xấu như thế hay là không như thế này như thế kia đã là chủ đích của nhà xuất bản để thu về lợi nhuận lớn nhất, chứ chả có nghĩ là tiết kiệm hay vì cái này cái kia
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Touch me touch me, don't be shy
I'm in charge like a G.U.Y.
I'll lay down face up this time
Under you like a G.U.Y.

thay đổi nội dung bởi: hakudoshi, 28-10-2012 lúc 09:18 PM Lý do: Tự động gộp bài
hakudoshi is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-10-2012, 09:21 PM   #7
anhthanh
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Bài gởi: 106
Thanks: 55
Thanked 58 Times in 43 Posts
1 người học toán như mình thì chưa đủ khả năng để hiểu được toán học được ứng dụng vào cuộc sống như thế nào , thôi thì cứ làm anh thợ sống qua ngày vậy
Trước đây trong trường đại học thường nghe các thầy nói phần đạo hàm có ứng dụng gì đó rất rất lớn nhưng nghe chả hiểu gì
Phải công nhận rằng vấn đề học toán ở VN không giống với ở nước ngoài
Ở VN người ta dậy học sinh làm thế nào để giải được 1 bài bất đẳng thức trâu bò hay làm sao để giải 1 bài hình khó chứ không dậy HS làm sao để ứng dụng toán học vào cuộc sống ( vấn đề này chắc do VN vẫn còn quá nặng về thành tích trong thi cử )
Chính vì vậy các năm đội tuyển IMO của VN luôn nằm trong tốp 10 nhưng tính chung nền toán học thì đứng tận xa lắc xa lơ
Còn nhiều nước có kết quả IMO thường kém hơn VN nhưng cả nền toán học thì họ lại xếp trên
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
anhthanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-10-2012, 09:28 PM   #8
hakudoshi
+Thành Viên+
 
hakudoshi's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2012
Đến từ: vật chất->sự sống->tư duy->cảm xúc->???
Bài gởi: 210
Thanks: 102
Thanked 179 Times in 90 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi anhthanh View Post
1 người học toán như mình thì chưa đủ khả năng để hiểu được toán học được ứng dụng vào cuộc sống như thế nào , thôi thì cứ làm anh thợ sống qua ngày vậy
Trước đây trong trường đại học thường nghe các thầy nói phần đạo hàm có ứng dụng gì đó rất rất lớn nhưng nghe chả hiểu gì
Phải công nhận rằng vấn đề học toán ở VN không giống với ở nước ngoài
Ở VN người ta dậy học sinh làm thế nào để giải được 1 bài bất đẳng thức trâu bò hay làm sao để giải 1 bài hình khó chứ không dậy HS làm sao để ứng dụng toán học vào cuộc sống ( vấn đề này chắc do VN vẫn còn quá nặng về thành tích trong thi cử )
Chính vì vậy các năm đội tuyển IMO của VN luôn nằm trong tốp 10 nhưng tính chung nền toán học thì đứng tận xa lắc xa lơ
Còn nhiều nước có kết quả IMO thường kém hơn VN nhưng cả nền toán học thì họ lại xếp trên

dạ vâng, mỗi lần nghe đến các anh đội tuyển IMO là bọn em lại dựng tóc gáy + mắt long lanh cả lên
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Touch me touch me, don't be shy
I'm in charge like a G.U.Y.
I'll lay down face up this time
Under you like a G.U.Y.
hakudoshi is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-10-2012, 09:31 PM   #9
BlackBerry® Bold™
+Thành Viên+
 
BlackBerry® Bold™'s Avatar
 
Tham gia ngày: Mar 2012
Bài gởi: 225
Thanks: 250
Thanked 130 Times in 92 Posts
E đồng ý với #2 và #3 ạ .
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
You are magical, lyrical, beautiful
You are ...
BlackBerry® Bold™ is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-10-2012, 09:40 PM   #10
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Ừm, thầy Cương nói ý "giảm tải là tăng tiết học" (chính xác là : khối lượng học vẫn thế, nhưng số tiết tăng lên) thì lại hoàn toàn đúng. Ở đây chữ giảm tải được mỗi người hiểu một kiểu, thành ra là cắt xén tiết học các môn một cách phi lý. Ở phổ thông mình không rõ họ cắt thế nào, chứ ở đại học, mỗi môn cắt gần 1/3 so với thời gian trước khi thiết lập tín chỉ. Rồi nhồi thêm vài môn vớ va vớ vẩn vào. Mà những môn ý, cũng nhiều giáo viên thật thà nói : tôi còn chả biết môn ý là môn gì, và cũng chẳng biết dậy cái gì. Có lẽ cho sinh viên đọc đại một tài liệu nào đó.

Có lẽ đó là hậu quả của việc nền giáo dục được lãnh đạo bởi những người không biết gì.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to 99 For This Useful Post:
BlackBerry® Bold™ (28-10-2012), hakudoshi (21-09-2013), nqt (11-12-2012), TNP (31-10-2012)
Old 28-10-2012, 10:10 PM   #11
huyenlgng
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2012
Đến từ: Nơi dòng sông bắt đầu
Bài gởi: 21
Thanks: 7
Thanked 22 Times in 12 Posts
Haizzz. Có chuyện này nữa kể cho vui. Năm 2006 hay 2007 gì đó mình đi tập huấn SGK thí điểm ở Bộ GD. Cô giáo (Hình như tên là Minh) có đưa ra trảo đổi vấn đề là làm sao dạy 4 tiết mà HS nắm vững việc khảo sát 4 loại HS (như các thầy cô đã biết). Cô bảo phát biểu mà chán chẳng ai lên tiếng. Cuối cùng có một thầy, không nhớ rõ ở đâu nữa, phát biểu rằng chỉ còn 1 phương pháp duy nhất là: 1 tiết trên lớp, 1 buổi học thêm nhà thầy. Cả lớp cười chua chát rồi kiếm chỗ đi uống bia. Có góp ý cũng thế thôi, thầy Đoàn Quỳnh bảo rằng: Tôi có ý kiến cũng chẳng ăn thua gì. Đến chủ tịch hội đồng bộ môn toán mà họ còn chẳng coi ra gì thì GV biết làm thế nào. Đấy là chưa kể gặp mấy thầy đi thanh tra mà chỉ nhăm nhăm phân phối chương trình thì GV còn nhục nữa. VD như bài Lôgarit mà các bác ấy cho 1 tiết lý thuyết thì đúng là Trời mới học được. Mình trêu các thầy trong tổ: Thầy nào mà dạy 1 tiết chúng nó nắm vững các kiến thức của bài đó thì em ...nghỉ làm giáo viên (vì bất tài vô dụng mà).
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
huyenlgng is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to huyenlgng For This Useful Post:
hakudoshi (21-09-2013)
Old 28-10-2012, 10:35 PM   #12
Aponium
+Thành Viên+
 
Aponium's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Bài gởi: 40
Thanks: 79
Thanked 11 Times in 11 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 99 View Post
Nói thật chứ, trong Toán, dù ở cấp độ nào thì hai vấn đề đạo hàm và tích phân là cực kỳ căn bản, và nó được tổng quát hóa ở nhiều cấp độ khác nhau. Gần như mọi thứ trong Toán đều dùng tích phân và đạo hàm.

Không phải ngẫu nhiên người ta gọi công thức Newton-Leibniz là định lý cơ bản của giải tích, và không phải ngẫu nhiên người ta gọi định lý về việc mọi đa thức phức đều có đủ nghiệm là định lý cơ bản của đại số.

Trong Toán mà không học những cái căn bản thì học cái gì?
Em đồng ý với anh Đức Anh bác Cương chém quá, không học tích phân hay số phức thì sao trở thành kĩ sư được mà bảo thừa
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Aponium is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to Aponium For This Useful Post:
vghy94 (29-10-2012)
Old 28-10-2012, 10:41 PM   #13
thanhgand
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2010
Bài gởi: 5
Thanks: 91
Thanked 1 Time in 1 Post
Mình nghĩ phải thay đổi lại khung chương trình. Thứ nhất gộp cấp 2-3 để chia lại. các khái niệm cơ bản của toán học chỉ dạy ở cấp 2. lên cấp 3 lại chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1: học khoảng 1-1,5 năm thôi. dạy các vấn đề cơ bản của toán+ văn+ dạy kĩ năng sống. xong thi tốt nghiệp tú tài.( trong giai đoạn này hướng mở: có các quyển sách tham khảo chuyên sâu để cho các hs có năng lực về các môn có thể tự học). Giai đoạn hai( giai đoạn dự bị ĐH) sẽ chia làm hai loại đối tượng. đối tượng 1 học giỏi: thi trực tiếp vào đại học luôn, đối tượng 2 là các học sinh học bình thường hoặc chểnh mảng giai đoạn trước nhưng vẫn muốn thi đại học thì học dự bị các môn thi đại học theo khối(học ở ngay trường PT hoặc tự học- khoảng 1-2 năm) rồi thi Đh. Như vậy vừa phân hóa được hs, vừa giảm tải mà chuyên môn sâu ko ảnh hưởng. tránh tình trạng các bạn hs khối tự nhiên nhìn SGK, đề TN chán chả muốn làm, thì các bạn học XH, hoặc mất gốc luôn đánh vật với cái khái niệm tích phân, đạo hàm mà sau này chả bao giờ dùng đến.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
thanhgand is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-10-2012, 01:00 PM   #14
elfking
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Feb 2010
Bài gởi: 29
Thanks: 7
Thanked 7 Times in 6 Posts
Đúng là đạo hàm tích phân và số phức là cơ bản thật, nhưng mà không dùng đến thì cũng chả nên học làm gì, bởi vì có phải ai cũng làm kĩ sư đâu, ép học thì chỉ thành ra ghét toán thôi. Cái quan trọng hơn là tư duy toán học và văn hoá toán học kìa. Nhồi chữ vào đầu bao giờ cũng dễ hơn là dạy sự độc lập tư duy, và tư duy độc lập cần có sự nhàn nhã.

Vấn đề là ai cũng phải học chung một chương trình, mà rõ ràng là kĩ sư cần học nhiều toán lý hoá hơn một học sinh trung bình rất nhiều. Với đa số mọi người chỉ cần biết qua về toán rời rạc và xác suất thống kê là đủ rồi (đặc biệt là xác suất thống kê, thời buổi bây giờ nói dối bằng thống kê nhan nhản ra, và rất nhiều kết quả khoa học đều được thể hiện bằng ngôn ngữ thống kê). Theo cách nhìn này thì học sinh học vừa thừa lại vừa thiếu. Về xác suất thống kê chỉ học được mỗi vài cái định nghĩa cơ bản nhưng lại không được học gì về inference.

Ngoài ra bỏ bớt toán đi mà thêm tin học vào sẽ bổ ích hơn. Học thuật toán hướng người ta vào giải quyết những vấn đề vốn không có lời giải đẹp mà chỉ có làm thế nào cho càng nhanh càng tốt. Nhất là ở một nước vốn không có văn hoá công nghiệp như nước mình thì rèn luyện về mặt này rất quan trọng.

Nói thật là mơ thì cứ mơ thế, chứ sửa đổi cho ra đầu ra đũa ở VN rất khó vì sức ỳ của bộ máy rất lớn. Chưa kể là đa số đã mất niềm tin rồi, có cải cách thế nào cũng bị chỉ trích bầm dập.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
elfking is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to elfking For This Useful Post:
TNP (31-10-2012)
Old 29-10-2012, 01:09 PM   #15
NguyenThanhThi
+Thành Viên+
 
NguyenThanhThi's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2011
Đến từ: 12T THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu,Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp
Bài gởi: 635
Thanks: 228
Thanked 451 Times in 213 Posts
Theo mình nghĩ thì nên đẩy mạnh các dạng toán tổ hợp và rời rạc nó mang tính chất cực kì thông minh và sáng tạo thay vì cứ làm đi làm lại những bài toán mà đã có sẵn thuật toán giải quyết.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Cuộc sống luôn diệu kì
NguyenThanhThi is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to NguyenThanhThi For This Useful Post:
TNP (31-10-2012)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:52 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 118.68 k/134.12 k (11.51%)]