Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tài Liệu > Đề Thi > Các Đề Thi Khác

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 03-08-2014, 09:49 AM   #1
hansongkyung
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2012
Đến từ: Han Tae Woong - IMO 1998
Bài gởi: 493
Thanks: 109
Thanked 417 Times in 241 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới hansongkyung
Đề thi Trại hè Hùng Vương 2014 lớp 11

Đề thi trại hè Hùng Vương lớp 11 năm 2014

Thời gian làm bài 180 phút.

Câu 1
Cho dãy số $\left( u_n \right)$ được xác định như sau:
$\left\{ \begin{array}{l}
u_1=2014\\
u_{n+1}=u_n^2+ (1-2a)u_n+a^2
\end{array} \right.$

Tìm điều kiện của $a \in \mathbb{R}$ để dãy số $(u_n)$ có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.

Câu 2 Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn tâm $O$. Đường tròn tâm $I$ tiếp xúc với hai cạnh $AC, BC$ lần lượt tại $E, F$ và tiếp xúc trong với đường tròn $(O)$ tại $P$. Một đường thẳng song song với $AB$ và tiếp xúc với $(I)$ tại $Q$ nằm trong tam giác $ABC$

a, Gọi $KL$ lần lượt là giao điểm thứ hai của $PE$ và $PF$ với $(O)$. Chứng minh $KL$ song song với $EF$

b, Chứng minh $\angle{ACP} = \angle{QCB}$

Câu 3 Cho $P(x), Q(x) \in \mathbb{R}_{\left[x\right]}$ có bậc là $2014$ và hệ số cao nhất bằng $1$. Chứng minh rằng nếu phương trình $P(x)=Q(x)$ không có nghiệm thực thì phương trình sau có nghiệm thực
$$P(x+2013)=Q(x-2013)$$

Câu 4 Trong mặt phẳng cho $2n+1$ đường thẳng phân biệt sao cho không có 2 đường thẳng nào song song hoặc vuông góc và không có 3 đường thẳng nào đồng quy. Chúng cắt nhau tạo thành các tam giác. Chứng minh số tam giác nhọn đc tạo ra không vượt quá $\dfrac{n(n+1)(2n+1)}{6}$.

Câu 5 Tìm tất cả các bộ số $\left(x,y,z\right)$ nguyên dương thoả mãn:
$$1+4^x + 4^y = z^2$$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
hansongkyung is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to hansongkyung For This Useful Post:
Caybutbixanh (03-08-2014), dangvip123tb (03-08-2014), davidsilva98 (03-08-2014), Juliel (03-08-2014), pco (03-08-2014), wangyoo (03-08-2014)
Old 03-08-2014, 04:17 PM   #2
Juliel
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2013
Đến từ: THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Biên Hoà, Đồng Nai
Bài gởi: 144
Thanks: 109
Thanked 130 Times in 66 Posts
Câu 5 Tìm tất cả các bộ số $\left(x,y,z\right)$ nguyên dương thoả mãn:
$$1+4^x + 4^y = z^2$$

Lời giải :
Câu này là đề của Hàn Quốc 2007.
Không giảm tổng quát, ta giả sử $x\leq y$.

Nếu $2x<y+1$ thì dễ dàng thấy :

$$(2^y)^2< z^2=1+4^x+4^y< (2^y+1)^2$$

Và đây là điều mâu thuẫn.

Nếu $2x=y+1$ ta được :

$$1+4^{(y+1)/2}+4^y=z^2\Leftrightarrow z=2^y+1$$

Ta được nghiệm $(x,y,z)=(t,2t-1,2^{2t-1}+1)$ với $t$ là số nguyên dương bất kì.

Nếu $2x>y+1$.

Phương trình đã cho có thể viết thành :

$$2^{2x}(4^{y-x}+1)=(z-1)(z+1)$$

Vì $z$ lẻ nên $\gcd(z-1,z+1)=2$, từ đó ta được $2^{2x-1}\mid z-1$ hoặc $2^{2x-1}\mid z+1$.

Nếu mà $2^{2x-1}\mid z-1$ ta đặt $z=2^{2x-1}.k+1\;\;(k\in \mathbb{Z}^+)$. Thay vào phương trình ban đầu :

$$1+4^x+4^y=(2^{2x-1}.k+1)^2\Leftrightarrow 4^x+4^y=4^{2x-1}k^2+4^xk\Leftrightarrow 1+4^{y-x}=4^{x-1}k^2+k$$

Vì $2x>y+1$ nên ta có $y-x<x-1$, suy ra :

$$1+4^{y-x}< 4^{x-1}k^2+k$$

Ta gặp mâu thuẫn.

Nếu mà $2^{2x-1}\mid z+1$. Ta đặt $z=2^{2x-1}k-1\;\;(k\in \mathbb{Z}^+)$. Thay vào phương trình ban đầu :

$$1+4^x+4^y=(2^{2x-1}k-1)^2\Leftrightarrow 4^{y-x}+1=4^{x-1}k^2-k$$

Vì $2x>y+1$ nên $y-x<x-1$, suy ra :

$$4^{x-1}k^2-k< 4^{x-1}+1\Leftrightarrow 4^{x-1}(k-1)< 0\Leftrightarrow k=1$$

Được :

$$4^{y-x}+1=4^{x-1}-1\Rightarrow min\left \{ x-1,y-x \right \}=1\Rightarrow y-x=1\Rightarrow x=y-1$$

Dễ thấy tiếp được điều vô lí.

Ta kết luận nghiệm :

$$(x,y,z)=(t,2t-1,2^{2t-1}+1),(2t-1,t,2^{t}+1)$$

Trong đó $t$ nguyên dương tùy ý.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Juliel is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Juliel For This Useful Post:
davidsilva98 (03-08-2014), pco (03-08-2014)
Old 03-08-2014, 09:44 PM   #3
Nvthe_cht.
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2013
Bài gởi: 69
Thanks: 15
Thanked 36 Times in 24 Posts

Câu a là hệ quả của định lý Lyness
------------------------------
Câu đa thức:
Khi $P(x)=Q(x)$ không có nghiệm thực, suy ra $P(x)-Q(x)$ có bậc chẵn. Do đó:
$P(x+2013)-Q(x-2013)$ có bậc lẻ, đpcm.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: Nvthe_cht., 03-08-2014 lúc 10:11 PM Lý do: Tự động gộp bài
Nvthe_cht. is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 09:07 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 48.83 k/53.51 k (8.74%)]