Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Thảo Luận Về Giáo Dục, Văn Hóa, Cộng Đồng Toán Học > Văn Hóa và Xã Hội

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 28-07-2011, 02:35 PM   #1
n.v.thanh
Moderator
 
n.v.thanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2009
Bài gởi: 2,849
Thanks: 2,980
Thanked 2,537 Times in 1,008 Posts
Học sinh Việt Nam tụt dốc trong Olympic quốc tế

Tiền Phong - Việt Nam lâu nay vẫn tự hào về thành tích tại các cuộc thi Olympic quốc tế Toán, Tin học, Sinh học, Hóa học… quốc tế. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, kết quả của các đội tuyển VN bắt đầu đi xuống.


Đội tuyển VN dự Olympic Tin học quốc tế 2011 tại Thái Lan.

Tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 52 trong năm nay, mặc dù cả 6 học sinh VN đoạt huy chương (huy chương đồng) nhưng toàn đoàn xếp thứ 31/90. Đây là thứ hạng thấp nhất của Việt Nam tại sân chơi này từ trước tới nay.
Việt Nam tham dự kỳ thi này từ năm 1974 và thường đứng trong top 10, thành tích cao nhất là thứ 3 toàn đoàn. Nhưng năm ngoái, chúng ta xếp thứ 12, còn năm nay là thứ 31. “Đó là điều không thể tưởng tượng nổi”, ông Nguyễn Vũ Lương, Hiệu trưởng trường THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia HN) thốt lên như vậy.
Những nước trong khu vực ASEAN lâu nay vẫn ở phía sau và lấy VN là hình mẫu, thì năm nay có thành tích tiến bộ vượt bậc: Singapore đứng thứ 3; Thái Lan đứng thứ 5. Trong khi đó, tại cuộc thi Olympic Sinh học Quốc tế lần thứ 22 chỉ có 3 học sinh được huy chương đồng và 1 học sinh được bằng khen. Đội tuyển Hóa học mang về 2 huy chương bạc và 2 huy chương đồng…
Trích:
"Việc Bộ GD&ĐT bỏ chế độ tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia vào ĐH làm giảm sút lớn tinh thần học chuyên, tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia của học sinh, phụ huynh, các thầy, nhà trường” - Ông Hồ Sĩ Đàm.
Đáng lưu ý, trong thành phần đội tuyển Toán năm nay vắng bóng các học sinh của các trường chủ lực trong đội tuyển Olympic Toán quốc tế như: THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG HN), THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội. Đó cũng là vấn đề được ông Nguyễn Vũ Lương đưa ra: Chúng ta chưa lựa chọn đúng người đi thi; những học sinh đã từng được huy chương bạc năm trước đã bị loại khỏi đội tuyển.
Theo ông Đặng Đình Tới, Chủ nhiệm bộ môn Vật lý, trường THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG HN), phụ huynh và học sinh ở các thành phố không còn mặn mà với việc học hành để vào lớp chuyên, đội tuyển để đi thi quốc tế.
“Đó không chỉ là cái oải của nhân tài ở HN và TPHCM, mà ngay học sinh giỏi của các tỉnh, thành cũng không muốn về HN học đội tuyển nữa. Vì học sinh giỏi quốc gia không được vào thẳng ĐH như những năm trước. Như thế, các đội tuyển quốc tế kiếm đâu ra nguồn tuyển chất lượng”.
Nhiều năm theo chân đội tuyển Olympic Tin học quốc tế và gặt hái nhiều vinh quang, ông Hồ Sĩ Đàm (Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia HN) cũng xin rút khỏi đoàn do bất đồng về chính sách đào tạo học sinh chuyên. “6 huy chương đồng cho Toán và không có huy chương vàng nào cho môn học vua này là một cú ngã ghê gớm của VN”, ông Đàm nói. “2.300 tỷ xây dựng phát triển trường chuyên là khoản đầu tư lớn. Nhưng có câu: "Không thầy đố mày làm nên".
Theo ông Đàm, cơ sở vật chất có lớn đến đâu nhưng lương “ba cọc ba đồng” thì giáo viên dạy chuyên khó mà tâm huyết. Các thầy sẽ tập trung vào làm đề tài khoa học và dễ “thu hoạch” 500-700 triệu đồng/năm, rồi viết báo đăng tạp chí nước ngoài… ngọt hơn đào tạo người tài rất nhiều.

Hồ Thu
[Only registered and activated users can see links. ]

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
n.v.thanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-07-2011, 02:37 PM   #2
n.v.thanh
Moderator
 
n.v.thanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2009
Bài gởi: 2,849
Thanks: 2,980
Thanked 2,537 Times in 1,008 Posts
Phát này vớ vẩn HSG QG lại được tuyển thẳng
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
n.v.thanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-07-2011, 02:58 PM   #3
batigoal
Super Moderator
 
batigoal's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 2,895
Thanks: 382
Thanked 2,968 Times in 1,295 Posts
Hí hí, kiểu này nếu có thay đổi chính sách và cho tuyển thẳng kiểu gì hội 93 cũng nạnh tỵ với hội94 mà xem.
Đúng là sinh năm trước, năm sau cũng thay đổi cả cuộc đời. Âu cũng là cái số
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
“ Sức mạnh của tri thức là sự chia sẻ tri thức”

[Only registered and activated users can see links. ]

thay đổi nội dung bởi: batigoal, 28-07-2011 lúc 03:01 PM
batigoal is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to batigoal For This Useful Post:
n.v.thanh (28-07-2011)
Old 28-07-2011, 03:18 PM   #4
n.v.thanh
Moderator
 
n.v.thanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2009
Bài gởi: 2,849
Thanks: 2,980
Thanked 2,537 Times in 1,008 Posts
Sinh nhầm năm anh ạ.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
n.v.thanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-07-2011, 04:09 PM   #5
bboy114crew
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Dòng thời gian...
Bài gởi: 294
Thanks: 290
Thanked 189 Times in 91 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới bboy114crew
Trích:
Nguyên văn bởi batigoal View Post
Hí hí, kiểu này nếu có thay đổi chính sách và cho tuyển thẳng kiểu gì hội 93 cũng nạnh tỵ với hội94 mà xem.
Đúng là sinh năm trước, năm sau cũng thay đổi cả cuộc đời. Âu cũng là cái số
Còn 96 thì khỏi bàn!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Thay đổi tất cả và mãi mãi......
Offline...
bboy114crew is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-07-2011, 09:26 PM   #6
conami
+Thành Viên+
 
conami's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2011
Đến từ: Thanh Hoá
Bài gởi: 295
Thanks: 266
Thanked 145 Times in 96 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi bboy114crew View Post
Còn 96 thì khỏi bàn!
Con bạn tớ nó đi bói bảo năm 96 VN mình lắm nhân tài lắm. Hé hé.

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
L.T.L
conami is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-07-2011, 02:54 PM   #7
n.v.thanh
Moderator
 
n.v.thanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2009
Bài gởi: 2,849
Thanks: 2,980
Thanked 2,537 Times in 1,008 Posts
Sẽ xem xét tuyển thẳng HSG Quốc gia từ năm 2012, nhưng chỉ áp dụng với các ngành khoa học cơ bản – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga thông tin.


Năm 2011 là thành tích kém nhất trong lịch sử tham gia giải khi chỉ có 6 HCĐ và xếp hạng 31/101. Ảnh PT
Trao đổi với VTC News chiều 28/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS.TSKH Bùi Văn Ga cho hay, sau cuộc họp tổng kết kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới, Bộ này sẽ xem xét tuyển thẳng với học sinh giỏi Quốc gia, nhưng chỉ áp dụng với các ngành khoa học cơ bản.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng đưa ra nhiều lý do giải thích quyết định trên. Thứ nhất vì chúng ta đang thiếu những sinh viên giỏi học các ngành khoa học cơ bản. Thứ hai vì đã có những em đạt giải quốc gia nhưng bị “đúp” khi học ở các trường kỹ thuật, nên chưa xem xét tuyển thẳng các em này vào các khối kỹ thuật hay kinh tế. Thứ ba, việc tuyển thẳng sẽ thúc đẩy các em yên tâm thi học sinh giỏi quốc gia hơn.
Từ năm 2007, Bộ GD&ĐT đã bỏ quy chế tuyển thẳng với học sinh giỏi quốc gia mà giao quyền tự quyết cho các trường với yêu cầu, các em này phải thi ĐH và đạt điểm sàn trở lên.
Năm 2011, sau 4 năm áp dụng quy chế này, nhiều học sinh giỏi đã không còn thiết tha tham gia kỳ thì này nữa, vì cho rằng rất mạo hiểm (muốn đỗ ĐH, phải đạt giải quốc gia và trên điểm sàn kỳ thi ĐH chung của Bộ GD&ĐT).
Tuyển thẳng HSG Quốc gia để tìm kiếm nhân tài

Năm nay cũng là năm thành tích thi Olympic Quốc tế của chúng ta bị tụt hạng đáng kể. Theo báo Tuổi Trẻ, tính riêng môn Toán, sau thành công ở IMO 2007 tổ chức tại Việt Nam, chúng ta đạt 3 HCV và 3 HCB, xếp hạng 3 toàn đoàn thì đến năm 2008, 2009 chỉ đoạt 2 HCV, 2 HCB, 2 HCĐ và lần lượt xếp thứ 12 và 15.

Năm 2010 đoạt 1 HCV, 4 HCB, 1 HCĐ, xếp hạng 11/96.

Năm 2011 là thành tích kém nhất trong lịch sử tham gia giải khi chỉ có 6 HCĐ và xếp hạng 31/101. Trong khi đó hai nước Đông Nam Á liên tục có thành tích cao là Singapore xếp thứ 3 với 4 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ (chỉ thua Trung Quốc, Mỹ) và Thái Lan xếp thứ 5 với 3 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ (ba lần gần nhất Thái Lan liên tục trong tốp 10)

Thành tích này được các chuyên gia đánh giá là "Cú ngã đáng lo ngại" và được tiên liệu trước.


Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa, GS Ngô Bảo Châu có chia sẻ về thành tích yếu kém này: “Thật ra tình trạng tụt hạng của toán học VN anh em làm toán chúng tôi đã nhìn thấy vài năm nay nên không quá bất ngờ với kết quả thi IMO. Cách đây 4-5 năm, Hội Toán học VN đã trình Nhà nước chương trình quốc gia về toán học, như là một cái phao để toán học VN không bị chìm. Vào thời điểm đó, những người làm toán chúng tôi đã không nhìn thấy lực lượng kế cận của toán học VN. Còn bây giờ nhiều người đã nhìn thấy rõ điều này.

GS Ngô Bảo Châu cũng không giấu được sự lo lắng: "Thực tế 5-6 năm nay rất ít em thi toán quốc tế đeo đuổi theo ngành toán. Điểm thi ĐH vào khoa toán ở các trường tốt nhất cũng rất thấp, chứng tỏ rất ít học sinh theo ngành toán nói riêng và khoa học cơ bản nói chung. Đó là điều rất đáng lo ngại".

Trước kết quả đó của đoàn Olympic Toán, ông Nguyễn Vũ Lương, Hiệu trưởng trường THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia HN) thốt lên “Đó là điều không thể tưởng tượng nổi”.

GS Hồ Sĩ Đàm ( ĐH Công nghệ, ĐHQGHN), người nhiều lần dẫn đoàn thi Olympic cũng phải thốt lên rằng “6 huy chương đồng cho Toán và không có huy chương vàng nào cho môn học vua này là một cú ngã ghê gớm của VN”
"Việc Bộ GD&ĐT bỏ chế độ tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia vào ĐH làm giảm sút lớn tinh thần học chuyên, tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia của học sinh, phụ huynh, các thầy, nhà trường” . Ông Đàm lý giải.

Do đó, việc quay lại tuyển thẳng cho HSG quốc gia sẽ là động lực tốt cho HS giỏi tham dự các kỳ thi quốc tế này.



Nguồn Math.vn :

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: n.v.thanh, 29-07-2011 lúc 02:58 PM
n.v.thanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-07-2011, 02:56 PM   #8
n.v.thanh
Moderator
 
n.v.thanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2009
Bài gởi: 2,849
Thanks: 2,980
Thanked 2,537 Times in 1,008 Posts
2012
Ngành khoa học cơ bản là bao gồm những ngành gì các bạn nhỉ?Có Công nghệ TT không ạ? hay là Toán,Lý,Hóa,Sinh,Cày cuốc,Vệ sinh môi trường?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
n.v.thanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-07-2011, 04:12 PM   #9
thuynv
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jun 2011
Đến từ: TP HCM
Bài gởi: 12
Thanks: 58
Thanked 5 Times in 3 Posts
Mình ủng hộ việc tuyển thẳng HSGQG vào học các ngành khoa học cơ bản, nhưng nên bắt đầu ngay từ mùa tuyển sinh năm sau, 2012-2013.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
thuynv is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-07-2011, 04:29 PM   #10
batigoal
Super Moderator
 
batigoal's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 2,895
Thanks: 382
Thanked 2,968 Times in 1,295 Posts
'Tụt hạng Olympic Toán là do khâu tuyển chọn'
Trước việc đội Olympic Toán quốc tế chỉ giành 6 huy chương đồng, xếp hạng 31 - thấp nhất từ trước tới nay, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Quốc hội Đào Trọng Thi cho rằng, đã đến lúc phải xem lại quy trình tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng.
> Việt Nam giành huy chương đồng Olympic Toán quốc tế

Sáng 29/7, bên hành lang Quốc hội, ông Đào Trọng Thi, giáo sư Toán học, nguyên Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, đã có cuộc trao đổi với VnExpress về vấn đề này.

- Từng là dân chuyên Toán và là giáo viên dạy Toán, cảm giác của ông thế nào khi biết kết quả của đội tuyển Olympic Toán Việt Nam tại Hà Lan vừa qua?

- Tôi rất buồn vì thành tích của đoàn Việt Nam tham gia Olympic quốc tế, đặc biệt là môn Toán. Hàng chục năm nay, chúng ta thường đứng trong top 10, có năm đứng ở top 3 và gần như không năm nào không có huy chương vàng. Trong khu vực, chỉ Việt Nam có tiếng tăm về thi Toán quốc tế, các nước hầu như không có, kể cả Singapore.

Nhưng mấy năm nay thành tích của chúng ta sụt giảm, trong khi các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan đang vươn lên và đạt thành tích rất tốt. Với tình trạng sụt giảm như thế này, ở tất cả các môn trong đó có Toán, những người làm quản lý nhà nước cần phải suy nghĩ. Rõ ràng đây là hiện tượng không bình thường.

- Theo ông, vì sao thành tích của Việt Nam lại đi xuống?

- Có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là sự hấp dẫn học sinh giỏi của chúng ta tham gia vào các chương trình đào tạo bồi dưỡng tài năng có phần giảm sút. Cái đó là do chính sách, ví dụ trước chúng ta tuyển thẳng vào đại học những học sinh giỏi quốc gia, giờ không tuyển nữa nên học sinh, phụ huynh không quan tâm tới các kỳ thi học sinh giỏi. Người ta chỉ quan tâm học để thi tốt nghiệp, thi đại học cho đậu.

Thứ hai là các cơ sở đào tạo bồi dưỡng học sinh năng khiếu để tham gia thi học sinh giỏi, tạo nguồn cho các đội tuyển có vấn đề nên không cung cấp được nguồn cho đội tuyển.

Thứ ba là việc lựa chọn học sinh tham gia đội tuyển của chúng ta cũng có vấn đề. Tôi thấy có rất nhiều đơn vị đào tạo nổi tiếng như chuyên của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm thì lần này vắng bóng. Có thể những cơ sở đào tạo ấy không có em giỏi tham gia, nhưng tôi nghĩ khả năng nhiều hơn là do chọn không đúng.
XÃ HỘI

'Tụt hạng Olympic Toán là do khâu tuyển chọn'
Trước việc đội Olympic Toán quốc tế chỉ giành 6 huy chương đồng, xếp hạng 31 - thấp nhất từ trước tới nay, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Quốc hội Đào Trọng Thi cho rằng, đã đến lúc phải xem lại quy trình tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng.
> Việt Nam giành huy chương đồng Olympic Toán quốc tế

Sáng 29/7, bên hành lang Quốc hội, ông Đào Trọng Thi, giáo sư Toán học, nguyên Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, đã có cuộc trao đổi với VnExpress về vấn đề này.

- Từng là dân chuyên Toán và là giáo viên dạy Toán, cảm giác của ông thế nào khi biết kết quả của đội tuyển Olympic Toán Việt Nam tại Hà Lan vừa qua?

- Tôi rất buồn vì thành tích của đoàn Việt Nam tham gia Olympic quốc tế, đặc biệt là môn Toán. Hàng chục năm nay, chúng ta thường đứng trong top 10, có năm đứng ở top 3 và gần như không năm nào không có huy chương vàng. Trong khu vực, chỉ Việt Nam có tiếng tăm về thi Toán quốc tế, các nước hầu như không có, kể cả Singapore.

Nhưng mấy năm nay thành tích của chúng ta sụt giảm, trong khi các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan đang vươn lên và đạt thành tích rất tốt. Với tình trạng sụt giảm như thế này, ở tất cả các môn trong đó có Toán, những người làm quản lý nhà nước cần phải suy nghĩ. Rõ ràng đây là hiện tượng không bình thường.

- Theo ông, vì sao thành tích của Việt Nam lại đi xuống?

- Có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là sự hấp dẫn học sinh giỏi của chúng ta tham gia vào các chương trình đào tạo bồi dưỡng tài năng có phần giảm sút. Cái đó là do chính sách, ví dụ trước chúng ta tuyển thẳng vào đại học những học sinh giỏi quốc gia, giờ không tuyển nữa nên học sinh, phụ huynh không quan tâm tới các kỳ thi học sinh giỏi. Người ta chỉ quan tâm học để thi tốt nghiệp, thi đại học cho đậu.

Thứ hai là các cơ sở đào tạo bồi dưỡng học sinh năng khiếu để tham gia thi học sinh giỏi, tạo nguồn cho các đội tuyển có vấn đề nên không cung cấp được nguồn cho đội tuyển.

Thứ ba là việc lựa chọn học sinh tham gia đội tuyển của chúng ta cũng có vấn đề. Tôi thấy có rất nhiều đơn vị đào tạo nổi tiếng như chuyên của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm thì lần này vắng bóng. Có thể những cơ sở đào tạo ấy không có em giỏi tham gia, nhưng tôi nghĩ khả năng nhiều hơn là do chọn không đúng.
Ông Đào Trọng Thi: "Bộ Giáo dục cần phải rút kinh nghiệm và điều chỉnh lại một số chính sách". Ảnh: Hồng Khánh.

- Ngoài 3 lý do trên, ông có cho rằng trình độ của học sinh Việt Nam, nhất là Toán, đang đi xuống?

- Tôi không cho rằng trình độ của học sinh toàn quốc kém đi, vì nguồn học sinh tài năng của ta không phải là không có, cái chính là chúng ta chưa tổ chức phát hiện, bồi dưỡng đào tạo, hay nói cách khác là chọn mặt gửi vàng không đúng.

Chúng ta điều chỉnh lại đúng đắn thì tôi tin rằng sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh Toán học của chúng ta. Tôi không nghĩ Việt Nam đến Ngô Bảo Châu là dừng lại, mà còn có những người khác và không chỉ có Toán, cả những môn học khác.

- Từng có thầy giáo chuyên bồi dưỡng học sinh tham dự các kỳ thi quốc tế nói rằng đi luyện học sinh đội tuyển không bằng đi làm dự án, vì làm dự án có thể mỗi năm kiếm vài trăm triệu đồng. Ông nghĩ sao trước ý kiến này?

- Đúng, chúng ta chưa có chế độ thỏa đáng đối với những thầy bồi dưỡng đội tuyển để họ an tâm, dồn hết tâm huyết cho các em. Sự sụt giảm thành tích lần này đánh động cho những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Đã đến lúc chúng ta phải xem xét lại toàn bộ công tác này, cần có sự đầu tư cả về chính sách, nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí để giữ vững và phát huy truyền thống mình đã có.

- Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng có kiến nghị gì về việc này?

- Chính sách phát triển, đào tạo bồi dưỡng nhân tài là một chính sách lớn của Đảng, trong thời điểm hiện nay khi kinh tế xã hội phát triển thì chính sách đó lại càng quan trọng, càng phải đầu tư, chú ý nhiều hơn. Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách cơ quan quản lý nhà nước cần nghiêm túc xem xét chuyện này, có những cái phải điều chỉnh, bổ sung.

Chức năng của Ủy ban không làm những vấn đề cụ thể, chúng tôi chỉ có ý kiến trao đổi như vậy và cũng mong các đồng chí quan tâm xem xét trong thẩm quyền. Tôi tin rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhìn nhận được vấn đề, chắc chắn có điều chỉnh và rút kinh nghiệm.

Nguồn:http://vnexpress.net.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
“ Sức mạnh của tri thức là sự chia sẻ tri thức”

[Only registered and activated users can see links. ]
batigoal is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to batigoal For This Useful Post:
n.v.thanh (29-07-2011)
Old 02-08-2011, 10:15 AM   #11
Mr Stoke
+Thành Viên Danh Dự+
 
Mr Stoke's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 252
Thanks: 40
Thanked 455 Times in 95 Posts
Mọi người đọc thêm bài phỏng vấn của GS. Ngô Bảo Châu. MS thấy rất nhiều quan điểm hay.

Nguồn: [Only registered and activated users can see links. ]


Ngô Bảo Châu & nỗi niềm người làm Toán

> Học sinh Việt Nam tụt dốc trong Olympic quốc tế

TP - Trò chuyện với Tiền Phong ngay sau khi đội tuyển Olympic Toán quốc tế (IMO) Việt Nam bị xếp thứ 31 chung cuộc, GS Ngô Bảo Châu cho rằng, thành tích của đội tuyển IMO Việt Nam những năm gần đây là biểu hiện đáng lo ngại về phong trào học Toán của học sinh phổ thông.

Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh: Hồng Vĩnh
Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh: Hồng Vĩnh.


GS Ngô Bảo Châu nói:

Tôi chia sẻ nỗi niềm của những người yêu toán trong những ngày vừa qua sau khi đội tuyển IMO Việt Nam chỉ được 6 Huy chương Đồng và xếp thứ 31 chung cuộc. Đối với những người làm Toán, sự kiện này không chỉ buồn mà còn rất đáng lo ngại.

Nguyên tắc của IMO là một nửa số thí sinh tham gia cuộc thi sẽ có huy chương, và nếu tôi nhớ không nhầm, 30% số thí sinh sẽ có Huy chương Bạc. Như vậy chúng ta không có một thí sinh nào lọt vào nhóm 30% đứng đầu.

Kỳ thi IMO không phải là thước đo đánh giá về đẳng cấp Toán học của một quốc gia, nhưng nếu bạn để ý thì sẽ thấy những người làm Toán tích cực thế hệ tôi trở về sau hầu hết là những thành viên trong đội tuyển IMO trước đây.

Trước tôi một vài năm có anh Nguyễn Tiến Dũng, Phùng Hồ Hải... Sau tôi một vài năm có Hà Dương, Hà Huy Tài, Nguyễn Chu Gia Vượng... Sau này nữa có Ngô Đắc Tuấn, Đào Hải Long, Bùi Mạnh Hùng ... Hoặc Lê Hùng Việt Bảo, đang làm nghiên cứu sinh tại khoa Toán ĐH Harvard cũng đã từng là thành viên đội tuyển IMO.

Tôi được biết, không chỉ kết quả thi IMO của ta trong những năm gần đây không cao mà ngay cả điểm tuyển vào khoa Toán các trường ĐH cũng không khả quan. Khoa toán một số trường quốc gia tuyển sinh ở mức 15 điểm trên 30. Điều này cho thấy Toán nói riêng và khoa học cơ bản nói chung ít có sức cuốn hút với thế hệ học sinh THPT ngày nay, hoặc không nằm trong phạm vi ưu tiên của phụ huynh học sinh.

Thành tích IMO không phản ánh trình độ khoa học, nhưng có phản ánh trung thực một khía cạnh của giáo dục ở bậc phổ thông. Cho đến cách đây không lâu, hình mẫu của sinh viên Việt Nam ở nước ngoài là rụt rè trong giao tiếp, ngoại ngữ hơi kém, nhưng giỏi Toán.

Cái hình mẫu đó ngày nay không còn đúng nữa. Nhiều bạn trẻ Việt Nam, nhất là các bạn lớn lên ở thành thị, không hề rụt rè trong giao tiếp, tiếng Anh khá lưu loát, nhưng cũng không giỏi Toán lắm. Cái này tự nó không có gì đáng phàn nàn nếu hệ thống chuyên Toán tiếp tục thực hiện tốt vai trò của nó là đào tạo ra một bộ phận ưu tú trong khoa học, trong kinh doanh và quản lý nhà nước có tư duy toán học chặt chẽ, mạch lạc. Nhưng tôi e rằng thực tế không phải như thế.

GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Quý Hiên
GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Quý Hiên.


Đừng đánh đổi một ảo tưởng cũ lấy một ảo tưởng mới

Theo giáo sư, những yếu tố nào đã tác động tới tình yêu toán học của học sinh phổ thông, khiến nó suy giảm?

Tôi không dám khẳng định là tình yêu Toán học của học sinh phổ thông giảm đi. Nhưng phải thấy rõ là sự nhiệt tình của một bộ phận không nhỏ thầy cô giáo trong việc chuẩn bị IMO giảm đi đáng kể. Luyện thi đại học có thù lao hơn nhiều, mà không đòi hỏi sự lao tâm khổ tứ của thầy cô. Đây là năm đầu tiên khối chuyên Toán của Đại học Quốc gia và Đại học Sư phạm Hà Nội không có đại diện trong đội tuyển IMO.

“Không phải ai học chuyên toán đều ra làm Toán hay ai học Vật lý đều trở thành nhà nghiên cứu Vật lý, nhưng thực tế cho thấy nói chung học sinh trường chuyên đều thể hiện được năng lực tư duy vượt trội và là những người có nhiều thành công trong cuộc sống sau này. Tập hợp một nhóm học sinh ưu tú vào mội môi trường giáo dục đặc biệt, nơi đó các em không chỉ có thầy giỏi mà còn có bạn giỏi như mình để cùng ganh đua, đó là cách tốt nhất để phát triển tư duy của học trò”. - GS Ngô Bảo Châu.


Một yếu tố khác là thiếu chính sách ưu tiên cho các em đoạt giải trong kỳ thi Olympic Quốc gia và quốc tế. Học sinh giỏi Toán quốc gia chắc chắn có đủ tư chất để theo học khoa Toán ở các trường đại học, trong khi các khoa này do chưa được phép tuyển thẳng nên phải hạ điểm tuyển xuống 15 trên thang điểm 30.

Yếu tố khác nữa là sự thay đổi trong nhận thức của gia đình và xã hội đối với các giải thưởng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Trước đây, có thể chúng ta có một số ảo tưởng cho rằng thành tích các kỳ thi Olympic phản ánh trình độ khoa học của quốc gia, của trí tuệ dân tộc và rồi đặt lên đầu đội tuyển IMO những vầng hào quang tưởng tượng. Những ảo tưởng đó nay về cơ bản không còn nữa.

Nhưng tôi hơi lo rằng chúng ta đang đánh đổi một ảo tưởng cũ lấy một ảo tưởng mới về giá trị tuyệt đối của ngoại ngữ, của kỹ năng giao tiếp xã hội, của nghiệp vụ thương mại… Không ai phàn nàn về việc trong xã hội có nhiều quan niệm và nhiều thang giá trị khác nhau, nhưng về cơ bản cha mẹ vẫn cần khuyến khích nếu con em mình có thiên hướng, năng khiếu về Toán, về khoa học hoặc ít nhất không nên cản trở định hướng đó của các em.

Nhưng phụ huynh cũng có những lý do của họ…

Phụ huynh ngày hôm nay có cái nhìn thực tế hơn, nhưng chưa chắc đã đúng trong mọi trường hợp. Đặt mình vào địa vị của người khác để quyết định thay cho họ là việc rất khó, kể cả trong trường hợp người khác ấy là con mình.

Mặt khác các bậc phụ huynh có lẽ không có đủ thông tin khi đánh giá tình hình. Giải thưởng IMO và các kỳ thi học sinh giỏi khác là chìa khoá để mở cửa vào những trường ĐH tốt nhất thế giới. Kể cả ở bậc trên đại học, giải thưởng quốc tế bạn đạt được trong thời phổ thông vẫn là một lợi thế lớn trong hồ sơ của ứng viên.

Tất nhiên, phụ huynh có lập luận riêng của họ. Họ có thể cho rằng nếu mục tiêu chỉ là du học thôi, con em họ có thể đi bằng những con đường khác, không nhất thiết phải thi quốc gia, quốc tế. Thậm chí những con đường kia còn dễ dàng hơn, ít hao tâm tổn trí hơn là đầu tư để tranh đua vào một vị trí trong đội tuyển thi quốc tế, chưa nói đến chuyện đi thi thì phải có giải.

Nhưng chẳng lẽ lúc nào chúng ta cũng khuyên con em mình chọn con đường dễ? Vượt qua thử thách là phương pháp tốt nhất để trẻ lớn lên, vững tin đi những bước tiếp theo của cuộc đời mình. Tất nhiên bài toán khó của cha mẹ là tìm ra sự thử thách phù hợp cho con mình.

Không phải cứ luyện “gà nòi” là không tốt

Theo quan sát của giáo sư, các nước có nền giáo dục phát triển họ nhìn nhận thế nào về kỳ thi Olympic?

Ở Pháp và Mỹ, người dân ít ai biết về các kỳ thi Olympic. Người Pháp quan tâm hơn đến cuộc thi học sinh giỏi quốc gia của họ có tên là Concours général hay cuộc thi vào một vài trường “đỉnh”.

Ngược lại, các trường ĐH cả Pháp và Mỹ đều đánh giá cao thành tích thi Olympic. Khoa Toán trường ĐH Chicago, nơi tôi đang làm việc cũng vậy. Khi tuyển nghiên cứu sinh, chúng tôi ưu tiên nhận những người được giải IMO, tất nhiên là vẫn phải xem xét cả quá trình học tập sau này của họ nữa.

Mười năm trở lại đây, các đại học Mỹ quan tâm nhiều hơn đến việc tổ chức trại hè toán học. Ở đó ngoài việc giới thiệu toán học hiện đại cho học sinh, họ tổ chức luyện thi Olympic khá quy củ. Chính vì thế mà đội IMO của Mỹ có thành tích rất tốt.

Dư luận cũng từng chỉ trích việc luyện “gà nòi” của ta và cho rằng nó chẳng giúp ích cho mặt bằng chất lượng giáo dục phổ thông, giáo sư nghĩ thế nào về điều này?

Hầu hết các nước đưa người đi dự IMO đều huấn luyện “gà nòi”. Tất nhiên, mỗi nước họ luyện “gà nòi” theo một kiểu. Mỹ, Pháp thì ngoài chuyện luyện thi, học tập trung trước khi thi thì họ có cách tiếp cận hiện đại hơn – tổ chức mô hình học tập theo dạng câu lạc bộ (CLB). Trong các CLB, học sinh được tìm hiểu, khám phá khoa học chứ không chỉ ôn luyện để tập làm bài thi.

Trong thực tế, nhiều thí sinh IMO ở Pháp và Mỹ tiếp tục theo đuổi Toán và khoa học cơ bản. Trung Quốc có vẻ tập trung vào việc luyện thi thuần túy. Đội IMO của Trung Quốc thường có điểm thi ấn tượng, nhưng hầu hết các thí sinh IMO của Trung Quốc sau đó chia tay với Toán học.

Phải chăng vì vậy mà chúng ta vẫn nên phát triển các trường chuyên, tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi, từ đó tuyển chọn đội quân tinh nhuệ rồi huấn luyện các em để đi thi quốc tế?

Theo tôi, về mặt cơ bản, ta tổ chức được hệ thống các trường chuyên, trong đó có các lớp chuyên Toán là một thành công trong giáo dục phổ thông, dù cách tổ chức này có thể khác với một số nước. Tất nhiên mỗi mô hình có nhược điểm của nó. Nhưng cái gì mình cơ bản làm tốt rồi thì cần phát huy.

Giáo sư có ý tưởng gì để gia tăng niềm đam mê với các môn khoa học cơ bản trong giới học trò?

Ai cũng thấy cái bất hợp lý trong phong trào dạy thêm học thêm. Học thêm rất nhiều mà cái đó không giúp ích mấy trong việc phát triển tư duy, nhân cách của trẻ. Đây là sự lãng phí tiền của của dân, và là sự lãng phí tuổi thơ của trẻ.

Phải chăng xã hội cần tìm cách điều chỉnh để việc học thêm trở thành hình thức sinh hoạt CLB. CLB là nơi khơi dậy niềm say mê khám phá, tìm hiểu cuộc sống, nghiên cứu khoa học chứ không hướng vào việc cải thiện kết quả thi cử.

Hình thức CLB dĩ nhiên không chỉ áp dụng tốt cho Toán mà còn có thể thực hiện cho các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật, thể thao... Để phát triển mô hình CLB cần có sự tham gia của các nhà khoa học, những nhà hoạt động nghệ thuật, đặc biệt của những phụ huynh học sinh công tác trong các lĩnh vực liên quan.

Nhưng về cơ bản, để có những thay đổi lớn trong chất lượng giáo dục, không có cách nào tốt hơn là xây dựng lại vị trí của người thầy giáo. Đà Nẵng là nơi có chính sách đãi ngộ đặc biệt với những thầy giáo dạy Toán giỏi, tâm huyết với học sinh, và cũng là nơi phong trào học Toán có tiến bộ đáng kể từ mười năm trở lại đây. Đây là ví dụ để các tỉnh, thành phố khác nên lưu tâm.

Cảm ơn giáo sư.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Mr Stoke is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to Mr Stoke For This Useful Post:
n.v.thanh (02-08-2011)
Old 07-08-2011, 08:39 AM   #12
n.v.thanh
Moderator
 
n.v.thanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2009
Bài gởi: 2,849
Thanks: 2,980
Thanked 2,537 Times in 1,008 Posts
Hôm qua mình mới nghe cái bài phỏng vấn giáo sư Hà Huy Khoái trên chương trình thời sự về thành tích IMO của VN năm nay...
Mấy hôm trước lại có thông tin thi đại học nhiều môn
[Only registered and activated users can see links. ]
Nếu mà thi thì có thể mấy chú thi đh năm 2013-2014 sẽ
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
n.v.thanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-08-2011, 08:57 AM   #13
rewrite
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Bài gởi: 85
Thanks: 46
Thanked 27 Times in 23 Posts
Thế thì sống sao nổi
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
rewrite is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-08-2011, 09:52 AM   #14
soros_fighter
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: THPT chuyên Hà Tĩnh
Bài gởi: 217
Thanks: 126
Thanked 113 Times in 88 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới soros_fighter
Trích:
Nguyên văn bởi n.v.thanh View Post
Hôm qua mình mới nghe cái bài phỏng vấn giáo sư Hà Huy Khoái trên chương trình thời sự về thành tích IMO của VN năm nay...
Mấy hôm trước lại có thông tin thi đại học nhiều môn
[Only registered and activated users can see links. ]
Nếu mà thi thì có thể mấy chú thi đh năm 2013-2014 sẽ
Đúng năm em thi là sao kiểu này thì chết rồi
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
soros_fighter is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-08-2011, 09:59 AM   #15
crazy_nhox
+Thành Viên+
 
crazy_nhox's Avatar
 
Tham gia ngày: Jun 2011
Đến từ: Heaven
Bài gởi: 166
Thanks: 44
Thanked 68 Times in 49 Posts
Chúng ta đang hướng tới một nền GD toàn diện. Nhưng toàn diện chưa thấy đâu, chỉ thấy học sinh chạy xô học thêm, 1 ngày 4,5 ca. Tất cả cũng chỉ vì yêu cầu môn nào cũng phải giỏi. Nhưng không biết học thêm nhiều như vậy rồi cuối cùng sau này có toàn diện được không? Hay là thi xong rồi thì kiến thức của thầy cô nào lại trả lại thầy cô đó?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
crazy_nhox is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:10 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 129.82 k/145.21 k (10.60%)]