Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope

  Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Lý Thuyết Số

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


 
12-01-2018, 12:13 PM   #1
kenzie
+Thành Viên+
 
: May 2017
: 19
: 2
Bài Số Học VMO 2018

Cho dãy số $(x_n)$ xác định bởi $x_0=2,x_1=1$ và $$x_{n+2}=x_{n+1}+x_{n}\left ( n\geq 0 \right ).$$
  1. Với $n\geq 1$, chứng minh rằng nếu $x_n$ là số nguyên tố thì $n$ là số nguyên tố hoặc $n$ không có ước nguyên tố lẻ.
  2. Tìm các cặp số nguyên không âm $(m,n)$ sao cho $x_n$ chia hết cho $x_m$.

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
 
12-01-2018, 12:18 PM   #2
Thụy An
+Thành Viên+

 
: Oct 2017
: 93
: 1
:
Cho dãy số $(x_n)$ xác định bởi $x_0=2,x_1=1$ và $$x_{n+2}=x_{n+1}+x_{n}\left ( n\geq 0 \right ).$$
  1. Với $n\geq 1$, chứng minh rằng nếu $x_n$ là số nguyên tố thì $n$ là số nguyên tố hoặc $n$ không có ước nguyên tố lẻ.
  2. Tìm các cặp số nguyên không âm $(m,n)$ sao cho $x_n$ chia hết cho $x_m$.
Tất cả gói gọn trong công thức sau
\[{x_{m + n}} = {x_m}{x_n} + {\left( { - 1} \right)^{n+1}}{x_{m - n}}\quad\forall\,m;\,n\in\mathbb Z^+, m\ge n\;(*).\]
a-Với $n>2k$, ta có
\[{x_n} = {x_{n - k}}{x_k} + {\left( { - 1} \right)^{k+1}}{x_{n - 2k}} \equiv {\left( { - 1} \right)^{k+1}}{x_{n - 2k}}\pmod{x_k}.\]
Từ đây nếu $n=kp$, trong đó $p\in\mathcal P\setminus\{2\}$ và $k>1$ thì
\[{x_n} \equiv {\left( { - 1} \right)^{\frac{{(p - 1)(k+1)}}{2}}}{x_k} \equiv 0\pmod{x_k}.\]
Vì dãy tăng ngặt trên $\mathbb Z^+$ nên $x_k>x_1=1$ và $x_n>x_k$, cho nên $x_n$ không là số nguyên tố.

Vậy nếu $x_n$ là số nguyên tố, thì $n$ là số nguyên tố hoặc $n$ không có ước nguyên tố lẻ.

b-Nếu $m=0$, dễ thấy để $x_m\mid x_n$ thì $3\mid n$, còn $m=1$ thì mọi $n$ đều thoả. Ta xét với $m>1$, khi đó viết phép chia
\[n = qm + r.\]
Ta xét các trường hợp sau:
  1. Nếu $q=0$, thì do dãy tăng ngặt trên $\mathbb Z^+$ nên $1\le x_r<x_m$ nên không thoả.
  2. Nếu $q$ chẵn, từ $(*)$ ta có
    \[{x_n} \equiv {\left( { - 1} \right)^{\frac{{q(m+1)}}{2}}}{x_r}\pmod{x_m}\]
    Cho nên không thể có $x_m\mid x_n$, bởi nếu không phải có $x_n\mid x_r$ mà $1\le x_r<x_n$.
  3. Nếu $q$ lẻ, từ $(*)$ ta lại có
    \[{x_n} \equiv {\left( { - 1} \right)^{\frac{{\left( {q - 1} \right){(m+1)}}}{2}}}{x_{m + r}}.\]
    Cho nên để $x_m\mid x_n$ thì $x_m\mid x_{m+r}$.
    • Nếu $r>0$, lại để ý đẳng thức
      \[{x_{m + r}} = {x_{2m + r - m}} = {x_r}{x_m} - {\left( { - 1} \right)^r}{x_{m - r}}.\]
      Vậy nếu $x_m\mid x_n$ thì $x_m\mid x_{m-r}$, nhưng điều này là không thể do dãy tăng ngặt trên $\mathbb Z^+$.
    • Nếu $r=0$, tức $n$ là bá»™i lẻ của $m$ thì rõ ràng $x_n\mid x_m$.
Tóm lại, các cặp thoả mãn là $(0;\,3k)$, $(1;\,n)$ và $(m;\,(2k+1)m)$ với $m\in\mathbb Z^+\setminus\{1\},\,n;\,k\in\mathbb N$.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

 
thaygiaocht (14-01-2018)
12-01-2018, 12:47 PM   #3
vnt.hnue
Moderator
 
: Sep 2016
: 23
: 26
Sử dụng tính chất của số Lucas : $x_{n}|x_{mn}$, với m lẻ.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

 
12-01-2018, 01:13 PM   #4
Thụy An
+Thành Viên+

 
: Oct 2017
: 93
: 1
:
Cả 2 câu được suy ra trực tiếp từ tính chất của dãy Lucas :
$$x_{n}|x_{mn}$$
Không ngây thơ thế đâu $x_2=3;\,x_3=4;\,x_4=7;\,x_5=11$ và $x_6=18$ mà em
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

 
12-01-2018, 01:22 PM   #5
tmp
+Thành Viên+
 
: Dec 2010
: 149
: 26
Vậy thì giải pt sai phân xem thử sao?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
 
12-01-2018, 03:13 PM   #6
thaygiaocht
+Thành Viên+
 
 
: Aug 2012
: Chuyên Hà Tĩnh
: 165
: 793
:
Cho dãy số $(x_n)$ xác định bởi $x_0=2,x_1=1$ và $$x_{n+2}=x_{n+1}+x_{n}\left ( n\geq 0 \right ).$$
  1. Với $n\geq 1$, chứng minh rằng nếu $x_n$ là số nguyên tố thì $n$ là số nguyên tố hoặc $n$ không có ước nguyên tố lẻ.
  2. Tìm các cặp số nguyên không âm $(m,n)$ sao cho $x_n$ chia hết cho $x_m$.
Có thể tiếp cận 6 theo kiểu đại số



[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
06.jpg (84.1 , )
11.jpg (68.6 , )
13.jpg (59.6 , )
__________________
https://www.facebook.com/thaygiaocht

 
13-01-2018, 12:49 AM   #7
Thụy An
+Thành Viên+

 
: Oct 2017
: 93
: 1
:
Có thể tiếp cận 6 theo kiểu đại số
[Only registered and activated users can see links. ]
[Only registered and activated users can see links. ]
Lời giải của cu Luật, chưa xử lý được vấn đề cơ bản sau: Nếu $n$ không chia hết cho $m$, thì liệu $x_n$ có thể là bội số của $x_m$ hay không?

PS. Mà trình bày nhọ quá
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
 
thaygiaocht (13-01-2018)
13-01-2018, 12:27 PM   #8
thaygiaocht
+Thành Viên+
 
 
: Aug 2012
: Chuyên Hà Tĩnh
: 165
: 793
:
Nếu $n$ không chia hết cho $m$, thì liệu $x_n$ có thể là bội số của $x_m$ hay không?
Đúng rồi chỗ đó thiếu, em đã bổ sung (tư tưởng vẫn là biểu diễn $n=km+r$ theo 2 cách).
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
https://www.facebook.com/thaygiaocht

 


« | »







- -

Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 65.41 k/75.11 k (12.92%)]