Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tài Liệu > Đề Thi > Đề Thi HSG Cấp Tỉnh ở Việt Nam

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 09-09-2014, 12:24 PM   #1
Nvthe_cht.
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2013
Bài gởi: 69
Thanks: 15
Thanked 36 Times in 24 Posts
Đề thi chọn đội tuyển Hà Tĩnh năm 2014-2015

KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 12 THPT.
Thời gian: 180P, môn: Toán.
Câu 1: Giải hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix} 3x^3+2x^2=y\\ 3y^3+2y^2=z\\ 3z^3+2z^2=x \end{matrix}\right.$
Câu 2: Cho dãy số $(x_n)$ được xác định bởi:
$x_1=\frac{1}{2}; x_{n+1}=\frac{2014+x_n}{2016-x_n}$ với mọi $n=1,2,...$.
a. Chứng minh rằng dãy $(x_n)$ có giới hạn và tính giới hạn đó.
b. Với mỗi số tự nhiên $n \ge 1,$ đặt $y_n=\frac{1}{2013n+2015} \sum_{k=1}^{n} \frac{1}{x_k-2014}.$ Tính $\lim y_n$
Câu 3: Cho 2 đường tròn $(C_1)$ và $(C_2)$ tiếp xúc ngoài nhau tại $M$. Tiếp tuyến chung ngoài $AB$, ($A$ thuộc $(C_1)$, $B$ thuộc $(C_2)$). Trên tia $Mx$ là tiếp tuyến chung của 2 đường tròn ( $Mx$ không cắt $AB$) lấy điểm $C$ khác $M$. Gọi $E,F$ lần lượt là giao điểm thứ 2 của $CA$ với $(C_1)$, $CB$ với $(C_2)$. Chứng minh rằng tiếp tuyến của $(C_1)$ tại $E$, tiếp tuyến của $(C_2)$ tại $F$ và $Mx$ đồng quy.
Câu 4: Cho số nguyên dương $n\ge 2.$ Chứng minh rằng $m=2n^2-1$ là số tự nhiên nhỏ nhất sao cho tồn tại $n$ số nguyên dương $a_1, a_2,...,a_n$ thỏa mãn đồng thời các điều kiện:
i, $a_1<a_2<...<a_n=m$
ii, Tất cả $n-1$ số $\frac{a_1^2+a_2^2}{2}, \frac{a_2^2+a_3^2}{2},...,\frac{a_{n-1}^2+a_n^2}{2}$ đều là các số chính phương.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Nvthe_cht. is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to Nvthe_cht. For This Useful Post:
chelseaMS (18-09-2014), davidsilva98 (24-09-2014), huynhcongbang (09-09-2014), Juliel (09-09-2014), Raul Chavez (19-09-2014), thaygiaocht (09-09-2014)
Old 09-09-2014, 04:01 PM   #2
huynhcongbang
Administrator

 
huynhcongbang's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Đến từ: Ho Chi Minh City
Bài gởi: 2,413
Thanks: 2,165
Thanked 4,188 Times in 1,381 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới huynhcongbang
Bài 3 có thể xét phương tích với 2 đường tròn đã cho và đường tròn điểm $M$. Chú ý rằng mỗi điểm trên $Mx$ chính là tâm đẳng phương của 3 đường tròn này.

Bài 4 là đề chọn đội tuyển của Nhật 2013.

http://www.artofproblemsolving.com/F...554fb#p2931306

Các bài còn lại thì cũng khá thú vị.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Sự im lặng của bầy mèo

thay đổi nội dung bởi: huynhcongbang, 09-09-2014 lúc 04:06 PM
huynhcongbang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to huynhcongbang For This Useful Post:
thaygiaocht (09-09-2014)
Old 09-09-2014, 04:10 PM   #3
BlackSelena
+Thành Viên+
 
BlackSelena's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2012
Bài gởi: 40
Thanks: 22
Thanked 18 Times in 14 Posts
Bài 3:
Dễ thấy $\overline{CE}.\overline{CA} = CM^2 = \overline{CF}.\overline{CB}$ nên nghịch đảo cực $C$ phuơng tích $CM^2$, ta có $(CEF) \rightarrow AB$.
Mà $AB$ tiếp xúc với cả 2 đường tròn nên $(CEF)$ cũng tiếp xúc với $(O_1)$ và $(O_2)$.
Vậy 3 đường cần chứng minh đồng quy là 3 trục đẳng phuơng của $(CEF), (O_1), (O_2)$
________
Ối có người post trước rồi à :'(
________
Bài 2:
a, Quy nạp dễ thấy $x_n <1 \ \forall n$
Lại có $x_{n+1} - x_n = \dfrac{x_n-1)(x_n-2014)}{2016-x_n} > 0$ nên đây là dãy tăng. Đặt phuơng trình giới hạn ta tính được $\lim x_n = 1$
b, Kết hợp $ x_{n+1} - 2014 = \dfrac{2015(x_n - 2014)}{2016 - x_n}$ và $x_{n+1} - x_n = \dfrac{(x_n-1)(x_n-2014)}{2016-x_n}$, ta được:
$\dfrac{2015(x_{n+1} - x_n)}{(x_{n+1}-2014)(x_n - 2014)} = \dfrac{x_n -1}{x_n - 2014} = 1 + \dfrac{2013}{x_n-2014}$
$\Rightarrow \dfrac{1}{x_n - 2014} = \dfrac{2015}{2013}(\dfrac{1}{x_n - 2014} - \dfrac{1}{x_{n+1} - 2014}) - \dfrac{1}{2013}$
Tới đây mọi chuyện khá dễ dàng, $\lim y_n = -\dfrac{1}{2013^2}$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: BlackSelena, 09-09-2014 lúc 11:14 PM
BlackSelena is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to BlackSelena For This Useful Post:
Raul Chavez (19-09-2014), thaygiaocht (09-09-2014)
Old 09-09-2014, 06:49 PM   #4
tranhongviet
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2013
Đến từ: ha noi
Bài gởi: 227
Thanks: 53
Thanked 75 Times in 61 Posts
Cộng $x $ vào 2 vế của (1) ta được
$3x^{3}+2x^{2}+x=y+x $.
Vế trái có $f^{'}(x)=9x^{2}+4x+1>0 $(với mọi $x $).
Tương tự với $y,z $.
Vì hàm $f(x) $ đồng biến trên R nên nếu $x>y $ suy ra $y>z $ suy ra $z>x $ (vô lý) nên x=y=z.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
tranhongviet is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-09-2014, 07:10 PM   #5
mathandyou
Moderator
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Đến từ: HCMUS
Bài gởi: 557
Thanks: 259
Thanked 402 Times in 216 Posts
Đề ngày 2:


[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Hình Kèm Theo
Kiểu File : jpg 14256_372609002886972_8359191607319633871_n.jpg (66.7 KB, 498 lần tải)
__________________
Xét cho cùng, phần thưởng cao quý nhất mà công việc mang lại không phải là thứ bạn nhận được, mà nó vẽ nên chân dung con người bạn ra sao.

[Only registered and activated users can see links. ]
mathandyou is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to mathandyou For This Useful Post:
Juliel (10-09-2014), Raul Chavez (19-09-2014)
Old 10-09-2014, 09:08 PM   #6
Juliel
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2013
Đến từ: THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Biên Hoà, Đồng Nai
Bài gởi: 144
Thanks: 109
Thanked 130 Times in 66 Posts
Lời giải bài bất ngày 2 :

Gỉa thiết đã cho có thể viết thành :
$$\dfrac{1}{a^4+1}+\dfrac{1}{b^4+1}+\dfrac{1}{c^4+ 1}=1$$
Từ đây suy ra tồn tại các số dương $x,y,z$ để cho :
$$a=\sqrt[4]{\dfrac{y+z}{x}},b=\sqrt[4]{\dfrac{z+x}{y}},c=\sqrt[4]{\dfrac{x+y}{z}}$$
Và với dự đoán $F\geq \sqrt{2}$ ta sẽ chứng minh :
$$\sqrt[4]{\dfrac{(x+y)(y+z)(z+x)}{xyz}}\left ( \sum \sqrt[4]{\dfrac{x+y}{z}} \right )\geq \sqrt{2}.\left ( \sum \sqrt[4]{\dfrac{(x+y)(y+z)}{zx}} \right )$$
Hay là :
$$\sqrt[4]{\dfrac{x+y}{z}}+\sqrt[4]{\dfrac{x+y}{z}}+\sqrt[4]{\dfrac{x+y}{z}}\geq \sqrt{2}\left ( \sqrt[4]{\dfrac{x}{y+z}}+\sqrt[4]{\dfrac{y}{z+x}}+\sqrt[4]{\dfrac{z}{x+y}} \right )$$
Chú ý kết quả $8(A^4+B^4)\geq (A+B)^4$, ta có :
$$\sqrt[4]{\dfrac{x}{y+z}}\leq \dfrac{\sqrt[4]{x}}{\sqrt[4]{\dfrac{(\sqrt[4]{y}+\sqrt[4]{z})^4}{8}}}=\dfrac{\sqrt[4]{8x}}{\sqrt[4]{y}+\sqrt[4]{z}}$$
Cũng dễ thấy :
$$\dfrac{\sqrt[4]{x}}{\sqrt[4]{y}+\sqrt[4]{z}}\leq \dfrac{\sqrt[4]{x}}{4}\left ( \dfrac{1}{\sqrt[4]{y}}+\dfrac{1}{\sqrt[4]{z}} \right )$$
Xây dựng các BĐT còn lại rồi cộng vế theo vế, ta được :
$$VT\leq \dfrac{\sqrt[4]{2}}{2}.\left ( \sum \dfrac{\sqrt[4]{x}+\sqrt[4]{z}}{\sqrt[4]{y}} \right )$$
Hơn nữa :
$$\dfrac{\sqrt[4]{x}+\sqrt[4]{z}}{\sqrt[4]{y}}\leq \sqrt[4]{\dfrac{8(z+x)}{y}}$$
Suy ra :
$$VT\leq \sqrt[4]{\dfrac{z+x}{y}}+\sqrt[4]{\dfrac{x+y}{z}}+\sqrt[4]{\dfrac{y+z}{x}}=VP$$
Kết luận được $F_{min}=\sqrt{2}\Leftrightarrow a=b=c=\sqrt[4]{2}$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Juliel is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Juliel For This Useful Post:
phamvanhuy (12-09-2014), Raul Chavez (19-09-2014), thaygiaocht (10-09-2014)
Old 10-09-2014, 10:47 PM   #7
Juliel
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2013
Đến từ: THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Biên Hoà, Đồng Nai
Bài gởi: 144
Thanks: 109
Thanked 130 Times in 66 Posts
Lời giải bài hình ngày 2 :


a) Trước tiên ta sẽ chứng minh $AF,AM$ đẳng giác trong góc $BAC$.
Theo định lí sin :
$$\dfrac{sin\angle AFB}{AB}=\dfrac{sin\angle ABF}{AF}=\dfrac{sin\angle BAM}{AF},\dfrac{sin\angle AFC}{AC}=\dfrac{sin\angle ACF}{AF}=\dfrac{sin\angle CAM}{AF}$$
Suy ra :
$$\dfrac{sin\angle AFB}{sin\angle AFC}=\dfrac{sin\angle BAM}{sin\angle CAM}.\dfrac{AB}{AC}=1\Rightarrow \angle AFB=\angle AFC$$
Từ đó theo tính chất góc ngoài tam giác :
$$360^0-2\angle AFB=\angle BFC=\angle FDE+\angle DEF=2\angle BAM+2\angle CAM=2\angle BAC$$
$$\Rightarrow \angle FAB+\angle FBA=\angle FAB+\angle FAC\Rightarrow \angle FBA=\angle FAC=\angle BAD$$
Vậy $AF,AM$ đẳng giác trong $\angle BAC$.
Từ đó dễ thấy hai tam giác $AFB,ANM$ đồng dạng, suy ra :
$$\dfrac{AN}{AF}=\dfrac{AM}{AB}\Rightarrow \Delta AFN\sim \Delta ABM\Rightarrow \angle AFN=\angle ABC=\dfrac{\angle AOC}{2}=\angle AON$$
Vậy tứ giác $AFON$ nội tiếp, suy ra $\angle AFO=90^0$.
Từ đó thấy :
$$\angle OFE=\angle AFC-\angle AFO=\angle AFB-90^0=\angle ANM-90^0=\angle ANM-\angle ANE=\angle ENM\;\;\;(1)$$
Cũng dễ thấy $\angle OEF=\angle OEM\;\;\;(2)$.
Từ $(1)(2)$ có hai tam giác $FEO,NEM$ đồng dạng.

b) Theo câu a thì :
$$\angle OFE=\angle OFC=\angle ENM=\angle ANM-90^0=\angle B+\angle C-90^0=\angle OBC$$
Ta được $O,F,B,C$ đồng viên.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Juliel is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Juliel For This Useful Post:
Raul Chavez (19-09-2014), thaygiaocht (10-09-2014)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:06 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 69.05 k/77.57 k (10.99%)]