|
|
|
Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé ! * Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope * Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây |
| Ðiều Chỉnh | Xếp Bài |
19-07-2011, 11:17 PM | #31 | |
+Thành Viên+ | Trích:
__________________ Quay về với nơi bắt đầu | |
19-07-2011, 11:28 PM | #32 |
Administrator | Dưới đây là lời giải của một bạn bên mathlink, mọi người tham khảo thử! Xét trường hợp như hình vẽ dưới đây, các trường hợp khác chứng minh tương tự. Gọi tam giác tạo thành bởi các đường thẳng $\l_a, \l_b, \l_c $ tương ứng là $A_1,B_1,C_1 $. Gọi P là tiếp điểm của đường thẳng $\l $ với $\Gamma $ và P' là điểm đối xứng với P qua BC. Dễ thấy P' thuộc $B_1C_1 $. Trước hết, ta sẽ chứng minh rằng các đường thẳng $A_1A, B_1B, C_1C $ đồng quy tại một điểm nằm trên $\Gamma $. Thật vậy, do $A_1C_1 $ đối xứng với $\l $ qua AC nên A cách đều hai đường thẳng $\l, A_1C_1 $, tuy nhiên do A cũng cách đều hai đường thẳng $\l, A_1B_1 $ nên A cách đều hai đường thẳng $A_1B_1, A_1C_1 $ hay $AA_1 $ là phân giác góc $\widehat{B_1A_1C_1} $. Tương tự, ta cũng có $BB_1, CC_1 $ là các phân giác của tam giác $A_1B_1C_1 $. Suy ra các đường thẳng $AA_1, BB_1, CC_1 $ đồng quy, giả sử điểm đồng quy là I. Ta cần chứng minh I thuộc $\Gamma $. Ta tính được $\widehat{B_1A_1C_1} = 180^0- 2\widehat{BAC} $ nên $\widehat{BIC} = \frac{1}{2}(\widehat{B_1} + \widehat{C_1}) = \widahat{BAC} $, tức là 4 điểm A, B, C, I cùng thuộc 1 đường tròn. Gọi Q là giao điểm của $(BB_1P'), (CC_1P') $. Ta có: $\widehat{BQP'} + \widehat{CQP'} = \widehat{BB_1P'}+\widehat{CC_1P'} = \widehat{BAC} $ nên bốn điểm A, B, C, Q cùng thuộc 1 đường tròn. Ta cũng có: $\widehat{B_1QC_1}= \widehat{B_1QB}+ \widehat{BQC}+ \widehat{CQC_1} = \widehat{B_1P'B}+\widehat{BAC}+\widehat{C_1P'C} = \widehat{BAC} + 180^0-\widehat{BPC}=2 \widehat{BAC} $. Suy ra bốn điểm $A_1, B_1, C_1, Q $ cùng thuộc 1 đường tròn. Do đó, các đường tròn $\Gamma, (A_1B_1C_1) $ cắt nhau tại Q. Cũng bằng biến đổi góc, ta thấy tiếp tuyến tại Q của $(\Gamma) $ trùng với tiếp tuyến tại Q của $(A_1B_1C_1) $ nên hai đường tròn này tiếp xúc với nhau tại Q. Ta có đpcm. thay đổi nội dung bởi: huynhcongbang, 19-07-2011 lúc 11:50 PM Lý do: LATEX |
19-07-2011, 11:34 PM | #33 |
Moderator Tham gia ngày: Nov 2007 Đến từ: cyber world Bài gởi: 413 Thanks: 14 Thanked 466 Times in 171 Posts | À tất nhiên, cảm ơn em. __________________ Traum is giấc mơ. |
19-07-2011, 11:52 PM | #34 | |
+Thành Viên+ | Trích:
__________________ Quay về với nơi bắt đầu | |
20-07-2011, 12:37 AM | #35 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Dec 2008 Bài gởi: 993 Thanks: 273 Thanked 666 Times in 422 Posts | Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây: Câu 4: [Only registered and activated users can see links. ] Câu 5: [Only registered and activated users can see links. ] Câu 6: [Only registered and activated users can see links. ] __________________ $\bf{T}\mathcal{smile} $__________________________________________________ ________________ |
20-07-2011, 01:19 AM | #36 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Dec 2008 Bài gởi: 108 Thanks: 17 Thanked 58 Times in 32 Posts | Lời giải bài 6 IMO 2011! thay đổi nội dung bởi: cleverboy, 20-07-2011 lúc 08:57 AM |
The Following 2 Users Say Thank You to cleverboy For This Useful Post: | kimlinh (20-07-2011), lexuanthang (20-07-2011) |
20-07-2011, 06:42 AM | #37 | ||
+Thành Viên Danh Dự+ Tham gia ngày: Mar 2010 Đến từ: Thái Bình Bài gởi: 564 Thanks: 289 Thanked 326 Times in 182 Posts | Trích:
Gọi $S_n $ là số cách đặt ứng với n quả cân. Xét $n+1 $ quả $2^0,2^1,...,2^{n-1},2^n $ i,nếu quả $2^n $ được chọn để đặt cuối cùng: sẽ có $S_n $ cách. ii,nếu quả $2^n $ được chọn ở bước thứ $k=1,2,...,n $. Tất nhiên quả này phải đặt bên trái vì $2^n>2^{n-1}+2^{n-2}+...+2^1+2^0 $ Có n cách chọn. còn lại n quả, sẽ có $2nS_n $ cách Như vậy $S_{n+1}=(2n+1)S_n $ ------------------------------ Trích:
thay đổi nội dung bởi: Lan Phuog, 20-07-2011 lúc 06:53 AM Lý do: Tự động gộp bài | ||
20-07-2011, 07:22 AM | #38 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Jan 2011 Bài gởi: 77 Thanks: 29 Thanked 58 Times in 41 Posts | Em có 1 lời giải cho bài 3.Không biết có nhầm chỗ nào không. $f(x+y)\leq yf(x)+f(f(x)) $ (0) Đặt $f(0)=a $ Ký hiệu $P(x,y) $ là các bộ (x,y) thay thế vào (0) 1)Xét $P(x,0)\Rightarrow f(x)\leq f(f(x)) $ 2)Xét $P(0,y)\Rightarrow f(y)\leq ya+f(a) $ 3)Xét $P(x,f(x)-x)\Rightarrow (f(x)-x)f(x)\geq 0 $ 4)Xét $P(x,-x) \Rightarrow a\leq f(f(x))-xf(x) $ Bước 1: Ta chứng minh $f(x)\leq f(a) $ với mọi $x $ Thật vậy Từ 0) và 2) thì $f(x+y)\leq yf(x)+af(x)+f(a) $ (5) Cho $y=-a $ thì $f(x)\leq f(a) $ với mọi x Bước 2:Từ 4) và bước 1 suy ra $xf(x)\leq f(f(x))-a\leq f(a)-a $ B3: Xét $y<0 $ và từ 2) suy ra $yf(y)\geq y^2.a+yf(a) $ Kết hợp B2 suy ra $y^2.a+yf(a)\leq f(a)-a $ với mọi y<0. Suy ra $a\leq 0 $ B4:Nếu a=0 thì $f(a)=0 $ Từ 2) suy ra $f(y)\leq 0 $ với mọi y Từ B2 suy ra $xf(x)\leq 0 $ với mọi x. Xét $x<0 $.Nếu $f(x)<0 $ thì $ xf(x)>0 $,vô lý B5: Nếu a<0.Từ 5) cho $x=a,y=0 $ thì $f(a)\leq af(a)+f(a) $ $\Rightarrow af(a)\geq 0 $.Mà $a<0 $ suy ra $f(a)\leq 0 $ Nếu $f(a)=0 $ thì từ 1) cho $x=a \Rightarrow 0\leq f(f(a))=f(0) $,vô lý $\Rightarrow f(a)< 0 $ Từ 3) cho $x=a\Rightarrow f(a)<a=f(0) $,trái với b1. thay đổi nội dung bởi: pabopit, 20-07-2011 lúc 07:32 AM |
20-07-2011, 10:10 AM | #39 |
Banned | IMO năm nay mọi người Cảm thấy thế nào! |
20-07-2011, 11:43 AM | #40 |
+Thành Viên Danh Dự+ Tham gia ngày: Mar 2010 Đến từ: Thái Bình Bài gởi: 564 Thanks: 289 Thanked 326 Times in 182 Posts | Với ý tưởng như bài 6, mình xin đề xuất bài toán sau: Cho tam giác $A'B'C' $ nội tiếp đường tròn tâm $O' $ và ngoại tiếp đường tròn tâm $I $. Một đường tròn tâm $O $ đi qua I cắt $IA,IB,IC $ lần lượt tại $A,B,C $. $BC,CA,AB $ tương ứng cắt $B'C',C'A',A'B' $ tại $D,E,F $. Chứng minh: 3 điểm $D,E,F $ thẳng hàng và đường thẳng đi qua nó tiếp xúc với $(O) $ khi và chỉ khi $(O) $ tiếp xúc trong với $(O') $ thay đổi nội dung bởi: Lan Phuog, 20-07-2011 lúc 11:44 AM Lý do: Tự động gộp bài |
20-07-2011, 01:54 PM | #41 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Dec 2008 Bài gởi: 108 Thanks: 17 Thanked 58 Times in 32 Posts | Bài 6 còn có thể phát biểu dưới dạng sau: Cho tứ giác $ABCD $. Gọi $E $ là giao của $AB $ và $CD $;$F $ là giao điểm của $AD $ và $BC $. Các đường phân giác trong của các góc đỉnh $C $, $D $, $E $ của tứ giác toàn phần $ABCDEF $ cắt nhau tạo thành tam giác $MNP $. Gọi $(C) $ là đường tròn ngoại tiếp tam giác $MNP $.Chứng minh rằng $(C) $ tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABF $ khi và chỉ khi $(C) $ tiếp xúc với $CD $. thay đổi nội dung bởi: cleverboy, 20-07-2011 lúc 01:57 PM |
21-07-2011, 09:14 PM | #42 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Jul 2011 Bài gởi: 3 Thanks: 0 Thanked 3 Times in 3 Posts | Mình mới tham gia diễn đàn. xin có chút nhận xét về đề IMO năm nay. so với mấy năm thì đề IMO năm nay cũng như vậy, có điều bài 3 và bài 5 không khó như mấy năm. bài 6 là khó nhất. bài 1 và 4 tương đối dể, đặc biệt bài 4 là bài tổ hợp nhưng khá đơn giản. bài 1 là bài số học cơ bản. bài 2 không khó lắm nhưng cũng không tầm thường. nói chung đề năm nay khá hay. dự đoán đoàn việt nam 2:2:2 |
22-07-2011, 09:31 AM | #43 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Jul 2011 Bài gởi: 3 Thanks: 0 Thanked 3 Times in 3 Posts | Xin đóng góp 1 lời giải dễ hiểu và ngắn gọn cho bài 6 (không biết vẽ hình trên này mong các bạn thông cảm) Gọi $ A_1, B_1, C_1 $ lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng $(l_b, l_c); (l_a, l_c); (l_a, l_b). $ Gọi M là tiếp điểm của l với đường tròn (T) và B’, C’ lần lượt là các điểm đối xứng của M qua AC, AB. 1) dễ thấy tứ giác $AB'A_1C $ nội tiếp đường tròn 2) $ AA_1, BB_1, CC_1 $ đồng quy tại D Đường tròn$ (AB'A_1C) $ cắt đường tròn (T) tại I. Sử dụng (1) và (2) và để ý các góc nội tiếp bằng nhau dễ thấy tứ giác $BIB_1C' $nội tiếp Từ đó suy ra IB là tia phân giác của góc $MIB_1 $ Suy ra AC’,$ IB_1 $ và (T) đồng quy tại E Tương tự CB’, $IA_1 $ và (T) đồng quy tại F Suy ra EF song song với $A_1B_1 $ hay (T) tiếp xúc với $(A_1B_1C_1) $ tại I. Moderator note: học gõ Latex nha bạn, nếu không lần sau sẽ bị xóa bài. thay đổi nội dung bởi: sang89, 22-07-2011 lúc 10:15 AM |
26-07-2011, 09:00 AM | #44 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Jul 2011 Bài gởi: 2 Thanks: 0 Thanked 1 Time in 1 Post | Lời giải bài 4 IMO Vì quả cân có khối lượng $2^{n-1} $ nặng hơn tổng khối lượng của n-1 quả còn lại nên bất kỳ một cách đặt lần lượt từng quả một lên đĩa thỏa mãn “đĩa cân bên phải không bao giờ nặng hơn đĩa cân bên trái”(*) bắt buộc quả có khối lượng $2^{n-1} $ phải được đặt ở đĩa bên trái. Gọi $A_n $ là số cách đặt n quả cân lên đĩa thỏa mãn (*),$A_k $ là số cách đặt k quả cân có khối lượng $2^0,2^1,...,2^{k-1} $ (dễ thấy $A_k $ cũng là số cách đặt k quả cân bất kỳ trong số n quả vào đĩa thỏa mãn (*)), $B_k $là số cách đặt n quả cân lên đĩa thỏa mãn (*) và lần đặt thứ k đặt quả có khối lượng vào đĩa bên trái thì $A_n=\sum_{k= 1}^nB_k $ . Để tính $A_n $ ta tính $B_k $ . Có $C_{n-1}^{k-1} $ cách chọn ra k-1 quả cân trong số n-1 quả còn lại, với mỗi cách chọn đó lại có $A_{k-1} $ cách để lần lượt nó lên đĩa thỏa mãn (*), với mỗi cách này lại có $(n-k)!2^{n-k} $ cách đặt nốt n-k quả còn lại lên đĩa (Vì nếu đã xếp quả có khối lượng ở bước k thì n-k bước còn lại có thể xếp tùy ý vào bên phải, trái mà vẫn thỏa mãn (*)). Theo quy tắc nhân ta có $B_k= C_{n-1}^{k-1}(n-k)!2^{n-k}^A_{k-1} $ . Do vậy $A_n= \sum_{k=1}^nC_{n-1}^{k-1}(n-k)!2^{n-k}A_{k-1} $ (với $A_0= A_1= 1 $ ) là kết quả phải tìm thay đổi nội dung bởi: nguyenlevan, 26-07-2011 lúc 04:20 PM Lý do: đã sửa trực tiếp |
The Following User Says Thank You to nguyenlevan For This Useful Post: | huynhcongbang (07-08-2011) |
05-08-2011, 01:35 PM | #45 |
Moderator Tham gia ngày: Nov 2009 Bài gởi: 2,849 Thanks: 2,980 Thanked 2,537 Times in 1,008 Posts | Đáp án chính thức của kì thi IMO 2011.Được cắt ra từ IMO Shortlist 2011:[Only registered and activated users can see links. ] Nguồn: Daji thay đổi nội dung bởi: n.v.thanh, 05-08-2011 lúc 02:25 PM |
The Following 5 Users Say Thank You to n.v.thanh For This Useful Post: | chemmath (10-08-2011), perfectstrong (07-11-2011), thaipanh8 (13-08-2011), The Swastika (06-08-2011), tranghieu95 (08-10-2011) |
Bookmarks |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|