|
|
|
Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé ! * Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope * Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây |
| Ðiều Chỉnh | Xếp Bài |
08-01-2015, 12:33 PM | #16 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Apr 2014 Bài gởi: 18 Thanks: 4 Thanked 6 Times in 6 Posts | Bất đẳng thức có vẻ nhẹ nhàng hơn năm trước |
The Following User Says Thank You to hoathuy21990 For This Useful Post: | thaygiaocht (08-01-2015) |
08-01-2015, 12:34 PM | #17 |
Moderator Tham gia ngày: Aug 2009 Đến từ: Hà Nội Bài gởi: 277 Thanks: 69 Thanked 323 Times in 145 Posts | Bài hình có thể tổng quát: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O).$ $(O_1)$ là đường tròn bất kì qua $B,C$. . Một đường tròn $\omega$ thay đổi cắt $BC$ tại $M,N$, cắt $(O_1)$ tại $P,Q$. Đường tròn đi qua $P,Q$ và tiếp xúc với $(O)$ tại $T$. Khi đó phân giác $\angle MTN$ luôn đi qua trung điểm cung $BC$ không chứa $A.$ thay đổi nội dung bởi: Nguyen Van Linh, 08-01-2015 lúc 12:40 PM |
The Following 3 Users Say Thank You to Nguyen Van Linh For This Useful Post: |
08-01-2015, 12:47 PM | #18 |
Administrator | Câu 3 tổ hợp theo mình nghĩ thì nếu ai học về đếm bằng truy hồi thì cũng đã từng gặp bài tương tự rồi. Ở đây tuy đề có yêu cầu số chữ số không vượt quá $K$ nhưng may mắn là trong các số cần lập thì có số 0. Điều này cho phép ta đưa về bài toán: Đếm số các bộ số có thứ tự có đúng $K$ số, có tổng chia hết cho 3 và có các chữ số là $\{ 2, 0, 1, 5 \}$ (*) Chú ý rằng cách đếm trên có thể có các chữ số 0 đứng đầu và thông qua đó, ta đã gián tiếp đếm các số có ít hơn $K$ chữ số. Cách của bạn haojack123 vậy là ổn rồi, nhưng mình nghĩ là nên rút gọn ra đến kết quả cuối cùng luôn, do đó đều là các tổng của các cấp số nhân đơn giản. Câu 2, ý 2 dành cho bạn nào quên BĐT Schur bậc 4. Đặt $\sqrt{a}=x,\sqrt{b}=y,\sqrt{c}=z$ thì BĐT thứ hai chính là: \[\begin{align} & ({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}})(xy+yz+zx)+{{({{x}^ {2}}-{{y}^{2}})}^{2}}+{{({{y}^{2}}-{{z}^{2}})}^{2}}+{{({{z}^{2}}-{{x}^{2}})}^{2}}\ge {{({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}})}^{2}} \\ & \Leftrightarrow {{({{x}^{2}}-{{y}^{2}})}^{2}}+{{({{y}^{2}}-{{z}^{2}})}^{2}}+{{({{z}^{2}}-{{x}^{2}})}^{2}}\ge ({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}})\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-xy-yz-zx \right) \\ & \Leftrightarrow {{(x-y)}^{2}}{{(x+y)}^{2}}+{{(y-z)}^{2}}{{(y+z)}^{2}}+{{(z-x)}^{2}}{{(z+x)}^{2}} \\ & \ge \frac{1}{2}({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}})\left( {{(x-y)}^{2}}+{{(y-z)}^{2}}+{{(z-x)}^{2}} \right) \\ & \Leftrightarrow \sum{{{(x-y)}^{2}}\left( 2{{(x+y)}^{2}}-({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}) \right)}\ge 0 \\ & \Leftrightarrow \sum{{{(x-y)}^{2}}\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+4xy-{{z}^{2}} \right)}\ge 0 \\ \end{align}\] Giả sử $x\ge y\ge z$ thì rõ ràng $\left\{ \begin{align} & {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+4xy-{{z}^{2}}\ge 0 \\ & {{z}^{2}}+{{x}^{2}}+4zx-{{y}^{2}}\ge 0 \\ \end{align} \right.$ . Ta có \[\left| y-z \right|\le \left| x-z \right|\Rightarrow {{(y-z)}^{2}}\le {{(x-z)}^{2}}\] nên ta có \[{{(z-x)}^{2}}\left( {{z}^{2}}+{{x}^{2}}+4zx-{{y}^{2}} \right)+{{(y-z)}^{2}}\left( {{y}^{2}}+{{z}^{2}}+4yz-{{x}^{2}} \right)\ge {{(y-z)}^{2}}(2{{z}^{2}}+4zx+4yz)\] và $${{(x-y)}^{2}}({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+4xy-{{z}^{2}})\ge 0.$$ Do đó, ta có đpcm. Đẳng thức xảy ra khi $x=y=z$ hoặc $x=y, z=0$ và các hoán vị. __________________ Sự im lặng của bầy mèo thay đổi nội dung bởi: huynhcongbang, 08-01-2015 lúc 01:33 PM |
The Following 4 Users Say Thank You to huynhcongbang For This Useful Post: |
08-01-2015, 12:51 PM | #19 |
+Thành Viên Danh Dự+ Tham gia ngày: Oct 2012 Đến từ: THPT chuyên Lê Quý Đôn-Nha Trang-Khánh Hòa Bài gởi: 539 Thanks: 292 Thanked 365 Times in 217 Posts | Câu dãy có vẻ có thể mở rộng ra với mọi giá trị $a$. Viết lại được thành: $u_{n+1}=\frac{u_n}{2}+\frac{1}{4+\frac{a}{n^2}}. \sqrt{u_n^2+3}$. vì $\lim_{n \to +\inf} \frac{a}{n^2}=0$ nên từ đó có thể suy ra rằng dãy số ở câu b đến một lúc nào đó sẽ thành dãy số như ở câu a, và dãy này thì luôn có giới hạn. __________________ i'll try my best. |
The Following User Says Thank You to quocbaoct10 For This Useful Post: | thaygiaocht (08-01-2015) |
08-01-2015, 12:51 PM | #20 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Jul 2014 Đến từ: Trên mặt đất, dưới mặt trời Bài gởi: 220 Thanks: 48 Thanked 118 Times in 80 Posts | Đi thi hsg quốc gia có được dùng hàm sinh không? __________________ Kẻ mạnh đôi khi không phải là kẻ chiến thắng mà kẻ chiến thắng mới là kẻ mạnh. |
The Following User Says Thank You to tuankietpq For This Useful Post: | thaygiaocht (08-01-2015) |
08-01-2015, 12:57 PM | #21 |
+Thành Viên Danh Dự+ | Bài 3: (Cách giải sử dụng số phức) Xét đa thức $P(x)=(1+x+x^2+x^5)^K=\sum_{n_1,..,n_K \in (2,0,1,5)}x^{n_1+...+n_K}$ Dễ thấy số số chia hết cho $3$, không vượt quá $10^K$ mà lập từ các chữ số ${2,0,1,5}$ là tổng các hệ số dạng $a_{3m}$ Ta có $\sum a_{3m} = \frac{P(1)+P(e)+P(e^2)}{3}$ với $e= cos\frac{2\pi}{3} + isin\frac{2\pi}{3}$, $e^3=1$ và $1+e+e^2=0$. $ S=\frac{P(1)+P(e)+P(e^2)}{3}=\frac{4^K+e^{2K}+e^K} {3}$ Nếu $K$ chia hết cho 3 thì $S=\frac{4^K+2}{3}$ Nếu $K$ đồng dư 1 mod 3 thì $S=\frac{4^K+e+e^2}{3} = \frac{4^K-1}{3}$ Nếu $K$ đồng dư 2 mod 3 thì $S=\frac{4^K-1}{3}$ __________________ Hope against hope. thay đổi nội dung bởi: Fool's theorem, 08-01-2015 lúc 01:00 PM |
The Following 5 Users Say Thank You to Fool's theorem For This Useful Post: | CTK9 (08-01-2015), DenisO (08-01-2015), huynhcongbang (08-01-2015), thaygiaocht (08-01-2015), thiendieu96 (09-01-2015) |
08-01-2015, 01:08 PM | #22 | ||
+Thành Viên+ Tham gia ngày: May 2012 Đến từ: Tp.HCM Bài gởi: 85 Thanks: 12 Thanked 79 Times in 32 Posts | Trích:
\[3(a^4+b^4+c^4) \geqslant (a^2+b^2+c^2)(ab+bc+ca)+2(a^4+b^4+c^4-a^2b^2-b^2c^2-c^2a^2) \geqslant (a^2+b^2+c^2)^2.\] Ta chứng minh \[3(a^4+b^4+c^4) \geqslant (a^2+b^2+c^2)(ab+bc+ca)+2(a^4+b^4+c^4-a^2b^2-b^2c^2-c^2a^2).\] Điều này tương đương với \[a^4+b^4+c^4 +2(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)\geqslant (a^2+b^2+c^2)(ab+bc+ca),\] \[(a^2+b^2+c^2)^2\geqslant (a^2+b^2+c^2)(ab+bc+ca),\] \[(a^2+b^2+c^2)(a^2+b^2+c^2-ab-bc-ca) \geqslant 0.\] Hiển nhiên đúng nên vế trái được chứng minh. Tiếp đến ta chứng minh vế bên phải \[(a^2+b^2+c^2)(ab+bc+ca)+2(a^4+b^4+c^4-a^2b^2-b^2c^2-c^2a^2) \geqslant (a^2+b^2+c^2)^2,\] bất đẳng thức này tương đương \[a^4+b^4+c^4+(a^2+b^2+c^2)(ab+bc+ca) \geqslant 4(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2),\] \[a^4+b^4+c^4+abc(a+b+c)+ab(a^2+b^2)+ca(c^2+a^2)+ca( c^2+a^2)\geqslant 4(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2).\] The bất đẳng thức Schur bậc 4 thì \[a^4+b^4+c^4+abc(a+b+c) \ge ab(a^2+b^2)+ca(c^2+a^2)+ca(c^2+a^2),\] do đó ta chỉ cần chỉ ra được \[ab(a^2+b^2)+ca(c^2+a^2)+ca(c^2+a^2) \ge 2(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2),\] hay \[ab(a-b)^2+bc(b-c)^2+ca(c-a)^2 \ge 0.\] Đẳng thức của hai vế xảy ra khi $a=b=c.$ Bài toán được chứng minh. P/s. Câu này mình nghĩ quá dở nếu cho làm đề thi quốc gia. Nó giống như kiểu các bài toán làm chặt thường được các thành viên đăng trên Mathlinks. Ta có thể làm chặt bài toán lên như sau. Trích:
__________________ The Simplest Solution Is The Best Solution thay đổi nội dung bởi: Short_list, 08-01-2015 lúc 01:38 PM | ||
The Following 3 Users Say Thank You to Short_list For This Useful Post: |
08-01-2015, 01:48 PM | #23 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Jun 2012 Bài gởi: 75 Thanks: 48 Thanked 31 Times in 24 Posts | Câu BĐT cho điểm rồi, biến đổi đơn giản xíu là ra. Vế trái, bất đẳng thức tương đương: $(a+b+c)(a+b+c - \sqrt{ab} - \sqrt{ac}- \sqrt{bc}) \geq 0$ Vế phải, bất đẳng thức tương đương: $\sum (\sqrt {a} - \sqrt {b})^2 . (a+b+4\sqrt{ab} -c) \geq 0$ thay đổi nội dung bởi: ptnkmt11, 08-01-2015 lúc 01:52 PM |
08-01-2015, 02:04 PM | #24 |
+Thành Viên Danh Dự+ Tham gia ngày: Oct 2012 Đến từ: THPT chuyên Lê Quý Đôn-Nha Trang-Khánh Hòa Bài gởi: 539 Thanks: 292 Thanked 365 Times in 217 Posts | __________________ i'll try my best. |
The Following User Says Thank You to quocbaoct10 For This Useful Post: | tuankietpq (08-01-2015) |
08-01-2015, 02:12 PM | #25 | |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Oct 2014 Đến từ: THPT chuyên Nguyễn Du- BMT Bài gởi: 21 Thanks: 6 Thanked 2 Times in 2 Posts | Trích:
__________________ Xin lỗi, mình đã thất bại rồi Nhưng một ngày nào đó, chắc chắn đấy ! mình sẽ quay lại và cho các bạn ăn hành tạm biệt !!! | |
08-01-2015, 02:35 PM | #26 | |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Aug 2010 Bài gởi: 213 Thanks: 107 Thanked 140 Times in 84 Posts | Trích:
__________________ Peace195 | |
08-01-2015, 02:47 PM | #27 |
+Thành Viên Danh Dự+ Tham gia ngày: Oct 2012 Đến từ: THPT chuyên Lê Quý Đôn-Nha Trang-Khánh Hòa Bài gởi: 539 Thanks: 292 Thanked 365 Times in 217 Posts | __________________ i'll try my best. |
08-01-2015, 03:03 PM | #28 |
Administrator | Dưới đây là bài 1. a) Với $a=0$, ta có $\left\{ \begin{align} & {{u}_{1}}=3, \\ & {{u}_{n+1}}=\frac{1}{2}{{u}_{n}}+\frac{1}{4}\sqrt{ u_{n}^{2}+3},n\ge 1 \\ \end{align} \right.$. Dễ thấy ${{u}_{n}}>0$ với mọi $n.$ Xét hàm số $f(x)=\frac{x}{2}+\frac{1}{4}\sqrt{{{x}^{2}}+3},x> 0$ thì ${f}'(x)=\frac{1}{2}+\frac{x}{4\sqrt{{{x}^{2}}+3}} >0$ nên $f(x)$ là hàm số đồng biến. Ngoài ra, ${{u}_{2}}=\frac{3}{2}+\frac{\sqrt{{{3}^{2}}+3}}{4 }=\frac{3+\sqrt{3}}{2}<3={{u}_{1}}$ nên bằng quy nạp, ta chứng minh được dãy số này giảm. Mặt khác, dãy bị chặn dưới bởi 0 nên có giới hạn hữu hạn. Đặt $L=\lim {{u}_{n}}\ge 0$ thì $L=\frac{1}{2}L+\frac{1}{4}\sqrt{{{L}^{2}}+3} \Leftrightarrow 2L=\sqrt{{{L}^{2}}+3} \Leftrightarrow L=1$. Vậy giới hạn cần tìm là 1. b) Với $0\le a\le 1$, xét dãy số ${{x}_{n}},{{y}_{n}}$ lần lượt xác định bởi $ \left\{ \begin{aligned} & {{x}_{1}}=3, \\ & {{x}_{n+1}}=\frac{1}{2}{{x}_{n}}+\frac{1}{4}\sqrt{ x_{n}^{2}+3},n\ge 1 \\ \end{aligned} \right. $ và $\left\{ \begin{aligned} & {{y}_{1}}=3, \\ & {{y}_{n+1}}=\frac{1}{2}{{y}_{n}}+\frac{{{n}^{2}}}{ 4{{n}^{2}}+1}\sqrt{y_{n}^{2}+3},n\ge 1 \\ \end{aligned} \right. $ Do $0\le a\le 1$ nên bằng quy nạp, dễ thấy rằng ${{x}_{n}}\ge {{u}_{n}}\ge {{y}_{n}}$ với mọi $n\ge 1$. Theo câu $a$, ta đã chứng minh được $\lim {{x}_{n}}=1$. Ta sẽ chứng minh bằng quy nạp rằng ${{y}_{n}}\ge 1-\frac{2}{n}$ với mọi $n\ge 2$. (*) Thật vậy, với $n=2$, dễ dàng thấy rằng (*) đúng. Giả sử $(*)$ đúng với $n$ thì ta có ${{y}_{n}}\ge 1-\frac{2}{n}\ge 0$. Suy ra $$ \dfrac{1}{2}{{y}_{n}}+ \dfrac{{{n}^{2}}}{4{{n}^{2}}+1} \sqrt{y_{n}^{2}+3} \ge \dfrac{1}{2}\left( 1-\frac{2}{n} \right)+ \dfrac{{{n}^{2}}}{4{{n}^{2}}+1} \sqrt{{{\left( 1-\frac{2}{n} \right)}^{2}}+3} . $$ Ta cần chứng minh: $\dfrac{1}{2} \left( 1-\dfrac{2}{n} \right)+ \dfrac{{{n}^{2}}}{4{{n}^{2}}+1} \sqrt{{{ \left( 1-\dfrac{2}{n} \right)}^{2}}+3} \ge 1-\dfrac{2}{n+1}$ $\Leftrightarrow \dfrac{{{n}^{2}}}{4{{n}^{2}}+1} \sqrt{{{ \left( 1-\dfrac{2}{n} \right)}^{2}}+3} \ge \left( 1-\dfrac{2}{n+1} \right)-\dfrac{1}{2} \left( 1-\dfrac{2}{n} \right) $ $ \Leftrightarrow \dfrac{2n}{4{{n}^{2}}+1} \sqrt{{{n}^{2}}-n+1}\ge \dfrac{{{n}^{2}}-n+2}{2n(n+1)} $ $ \Leftrightarrow 4{{n}^{4}}{{(n+1)}^{2}}({{n}^{2}}-n+1) \ge {{(4{{n}^{2}}+1)}^{2}}{{({{n}^{2}}-n+2)}^{2}}$ $\Leftrightarrow 16{{n}^{4}}{{(n+1)}^{2}}({{n}^{2}}-n+1) \ge {{(4{{n}^{2}}+1)}^{2}}{{({{n}^{2}}-n+2)}^{2}} $ Ta thấy bất đẳng thức trên đúng với $n=1,2,3$, ta xét $n \ge 4$. Chú ý rằng $16{{n}^{2}}{{(n+1)}^{2}}\ge {{(4{{n}^{2}}+1)}^{2}} \Leftrightarrow 4n(n+1)\ge 4{{n}^{2}}+1$ đúng và ${{n}^{2}}({{n}^{2}}-n+1)\ge {{({{n}^{2}}-n+2)}^{2}}\Leftrightarrow n{{(n-2)}^{2}}\ge 4$ với mọi $n\ge 4$. Từ đó ta được ${{x}_{n}}\ge {{u}_{n}}\ge 1-\frac{2}{n}$ đúng với mọi $n$, mà $\lim {{x}_{n}}=\lim \left( 1-\frac{2}{n} \right)=1$ nên ta có $\lim {{u}_{n}}=1$. __________________ Sự im lặng của bầy mèo thay đổi nội dung bởi: huynhcongbang, 08-01-2015 lúc 04:01 PM |
The Following 5 Users Say Thank You to huynhcongbang For This Useful Post: | dangvip123tb (09-01-2015), HoangHungChels (09-01-2015), Juliel (08-01-2015), son235 (08-01-2015), thiendieu96 (09-01-2015) |
08-01-2015, 03:29 PM | #29 | |||
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Aug 2010 Bài gởi: 213 Thanks: 107 Thanked 140 Times in 84 Posts | Trích:
Trích:
Trích:
Theo như quocbaoct10 thì: $a_n+b_n=4^n$. Tiếp đó là các kết quả của các bạn sau ta sẽ thấy: $2a_n $~$ b_n$, chỉ cần thêm chút nhỏ là ra kết quả $a_n = \frac{4^n-x}{3}$. Thế thì ta lí luận như thế nào trong 3 trường hợp của $n$. Theo haojack123 và các kết quả sau thì thấy $A_k $~$ B_k $~$ C_k$. Ta suy luận thế nào? Dùng song ánh? Từ hai điều trên ta thấy một sự đối xứng giữa số các số chia hết cho 3, chia 3 dư 1, chia 3 dư 2 có ít hơn $k$ chữ số được tạo bởi các số thuôc tập $A = (2;0;1;5)$. Vậy để thấy sự đối xứng đó thì phải có điều kiện cần và đủ là gì? 3 ở đây thay bằng bao nhiêu và tập A như thế nào thì thỏa mãn. Và rất mong được nhìn thấy lời giải bài tổng quát của bài này. __________________ Peace195 | |||
08-01-2015, 03:39 PM | #30 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Jan 2011 Bài gởi: 89 Thanks: 46 Thanked 39 Times in 23 Posts | |
Bookmarks |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|