|
|
|
Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé ! * Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope * Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây |
| Ðiều Chỉnh | Xếp Bài |
25-03-2015, 12:25 PM | #1 |
Administrator | Việt Nam TST 2015 - Đề thi, lời giải và danh sách đội tuyển Sáng nay, kỳ thi chọn đội tuyển Toán quốc gia dự thi Olympic Toán quốc tế diễn ra tại trường ĐHSP Hà Nội. Hiện giờ, các thí sinh đang bước vào các phút cuối giờ của tổng cộng 270 phút làm bài. Đây có thể nói là kỳ thi Olympic trong nước lớn nhất và căng thẳng nhất. Năm nay, trên diễn đàn Mathscope không diễn ra các topic thường niên "Hướng tới kỳ thi TST..." và trong TPHCM cũng không tổ chức kịp trường Xuân để hỗ trợ ôn tập, rèn luyện cho một số học sinh trong khu vực miền Trung, miền Nam được vào vòng 2. Đây thực sự là một điều rất đáng tiếc. Kỳ thi lần này chọn ra 6 thí sinh cho đội tuyển quốc gia để tham dự IMO 2015 tại Chiang Mai, Thái Lan vào đầu tháng 7. Lát nữa khi kết thúc ngày thi thứ nhất, mong rằng các thầy, các thí sinh có tham gia trực tiếp có thể chia sẻ nội dung đề thi để mọi người có thể tham khảo, phân tích và thử sức mình. Dưới đây là vài hình ảnh của ngày khai mạc hôm qua mình tìm được trên facebook của một số thí sinh: __________________ Sự im lặng của bầy mèo thay đổi nội dung bởi: huynhcongbang, 25-03-2015 lúc 12:28 PM |
The Following 7 Users Say Thank You to huynhcongbang For This Useful Post: | buigiahuy0 (25-03-2015), khi gia (27-03-2015), n.v.thanh (27-03-2015), pco (25-03-2015), quocbaoct10 (25-03-2015), Short_list (25-03-2015), whatever2507 (25-03-2015) |
25-03-2015, 12:34 PM | #2 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: May 2012 Đến từ: Tp.HCM Bài gởi: 85 Thanks: 12 Thanked 79 Times in 32 Posts | Năm nay VMO, TST có vẻ không sôi động bằng mọi năm nhỉ. __________________ The Simplest Solution Is The Best Solution |
25-03-2015, 01:53 PM | #3 |
Administrator | Dưới đây là câu 1 và câu 3 của đề thi mình được thầy trò Trần Quốc Luật (thaygiaocht) chia sẻ: Bài 1. Gọi $\alpha $ là nghiệm dương của phương trình ${{x}^{2}}+x=5$. Với số nguyên dương $n$ nào đó, gọi ${{c}_{0}},{{c}_{1}},{{c}_{2}}, \ldots ,{{c}_{n}}$ là các số nguyên không âm thỏa mãn đẳng thức $${{c}_{0}}+{{c}_{1}}\alpha +{{c}_{2}}{{\alpha }^{2}}+...+{{c}_{n}}{{\alpha }^{n}}=2015.$$ a) Chứng minh rằng ${{c}_{0}}+{{c}_{1}}+{{c}_{2}}+...+{{c}_{n}}\equiv 2\text{ }(\bmod 3).$ b) Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng ${{c}_{0}}+{{c}_{1}}+{{c}_{2}}+...+{{c}_{n}}$. Bài 2. cho đường tròn (O), dây cung $BC$ cố định và điểm $A$ chạy trên $(O)$. Gọi $I,H$ lần lượt là trung điểm cạnh $BC$ và trực tâm tam giác $ABC$, tia $IH$ cắt $(O)$ tại $K$, $AH$ cắt $BC$ tại $D$, $KD$ cắt $(O)$ tại $M$. Từ M vẽ đường vuông góc với $BC$ cắt $AI$ tại $N$. a) Cmr: $N$ thuộc đường tròn cố định. b) Đường tròn tiếp xúc với $AK$ tại $A$ và đi qua $N$ cắt $AB,AC$ tại $P,Q$. J là trung điểm $P,Q$. Cmr: $AJ$ qua điểm cố định. Bài 3. Một số nguyên dương $k$ có tính chất “$t-m$” nếu với mọi số nguyên dương $a$, tồn tại số nguyên dương $n$ sao cho $${{1}^{k}}+{{2}^{k}}+{{3}^{k}}+...+{{n}^{k}} \equiv a (\bmod m).$$ a) Tìm tất cả các số nguyên dương $k$ có tính chất $t-20.$ b) Tìm số nguyên dương $k$ nhỏ nhất có tính chất $t-{{20}^{15}}$. __________________ Sự im lặng của bầy mèo thay đổi nội dung bởi: quocbaoct10, 25-03-2015 lúc 10:45 PM |
The Following 11 Users Say Thank You to huynhcongbang For This Useful Post: | dangvip123tb (01-04-2015), n.t.tuan (26-03-2015), pco (25-03-2015), quocbaoct10 (26-03-2015), Raul Chavez (25-03-2015), sieusieu90 (26-03-2015), thaygiaocht (25-03-2015), thiendieu96 (25-03-2015), Trieu123 (05-04-2015), vinhhop.qt (26-03-2015), whatever2507 (25-03-2015) |
25-03-2015, 02:02 PM | #4 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Aug 2012 Đến từ: Chuyên Hà Tĩnh Bài gởi: 165 Thanks: 793 Thanked 216 Times in 93 Posts | Đề ngày 1 đẹp nhưng không có bài vừa (dễ thì dễ quá mà khó thì cũng khó quá), ngày mai có lẽ Giải tích - Tổ - Hình. __________________ https://www.facebook.com/thaygiaocht thay đổi nội dung bởi: thaygiaocht, 25-03-2015 lúc 05:23 PM |
The Following 3 Users Say Thank You to thaygiaocht For This Useful Post: |
25-03-2015, 02:12 PM | #5 |
Administrator | Ủng hộ trước câu 1a khá nhẹ nhàng. Xét đa thức $$P(x)={{c}_{0}}+{{c}_{1}}x+{{c}_{2}}{{x}^{2}}+... +{{c}_{n}}{{x}^{n}}$$ và xét phép chia đa thức $$P(x)=({{x}^{2}}+x-5)Q(x)+R(x)$$ với $R(x)$ có hệ số nguyên có bậc bé hơn 2. Ta thấy $$P(\alpha )=R(\alpha )=2015$$ và $$P(1)=-3Q(1)+R(1)\equiv R(1)\text{ }(\bmod 3).$$ Do đó, ta cần chứng minh $R(1)\equiv 2\text{ }(\bmod 3).$ Nếu $\deg R(x)=1$ thì $R(x)$ có dạng $ax+b$ và $a\alpha +b=2015$. Tuy nhiên, dễ thấy $\alpha $ vô tỉ nên $a\alpha +b$ cũng vô tỉ, mâu thuẫn. Do đó $\deg R(x)=0$ và suy ra $R(x)=2015\equiv 2(\bmod 3).$ Ta có đpcm. __________________ Sự im lặng của bầy mèo |
The Following 10 Users Say Thank You to huynhcongbang For This Useful Post: | blackholes. (25-03-2015), dangvip123tb (01-04-2015), DenisO (25-03-2015), n.v.thanh (27-03-2015), Nvthe_cht. (25-03-2015), quocbaoct10 (25-03-2015), thank_you (06-04-2015), thaygiaocht (25-03-2015), thiendieu96 (25-03-2015), vantienducdh (25-03-2015) |
25-03-2015, 04:41 PM | #6 |
Administrator | Tiếp câu 1b, cách hơi xấu. Theo câu a, suy ra $P(1)=-3Q(1)+2015$. Do đó, để tìm GTNN của $P(1)$, ta cần tìm GTLN của $Q(1)$. Đặt $Q(x)={{b}_{0}}+{{b}_{1}}x+{{b}_{2}}{{x}^{2}}+...+ {{b}_{n-2}}{{x}^{n-2}}$ với ${{b}_{0}},{{b}_{1}},...,{{b}_{n-2}}\in \mathbb{Z}$ thì $$P(x)=({{x}^{2}}+x-5)Q(x)+2015=({{x}^{2}}+x-5)({{b}_{0}}+{{b}_{1}}x+{{b}_{2}}{{x}^{2}}+b_3x^3. ..+{{b}_{n-2}}{{x}^{n-2}})+2015$$ Ta thực hiện đồng nhất hệ số: $\begin{align} & {{a}_{0}}=-5{{b}_{0}}+2015\ge 0 \\ & {{a}_{1}}={{b}_{0}}-5{{b}_{1}}\ge 0 \\ & {{a}_{2}}={{b}_{0}}+{{b}_{1}}-5{{b}_{2}}\ge 0 \\ & {{a}_{3}}={{b}_{1}}+{{b}_{2}}-5{{b}_{3}}\ge 0 \\ & ... \\ & {{a}_{n-2}}={{b}_{n-4}}+{{b}_{n-3}}-5{{b}_{n-2}}\ge 0 \\ & {{a}_{n-1}}={{b}_{n-3}}+{{b}_{n-2}}\ge 0 \\ & {{a}_{n}}={{b}_{n-2}}\ge 0 \\ \end{align}$ Ta cần tìm GTLN của ${{b}_{0}}+{{b}_{1}}+{{b}_{2}}+...+{{b}_{n-2}}$. Rõ ràng các điều kiện trên cho ta các ràng buộc để tìm được GTLN của từng hệ số của $Q(x).$ Chẳng hạn $b_0 \le \dfrac{2015}{5}=403$ và $b_1 \le \dfrac{403}{5}$ nên chọn $b_1 = 80$, cứ như thế. Cụ thể là xét dãy số $$\left\{ \begin{align} & {{b}_{0}}=403,{{b}_{1}}=80, \\ & {{b}_{n}}=\left[ \frac{{{b}_{n-1}}+{{b}_{n-2}}}{5} \right],n\ge 2 \\ \end{align} \right.$$ Rõ ràng dãy này đến 1 lúc nào đó thì bằng 0 nên ta tính được ${{b}_{2}}=96,{{b}_{3}}=35,{{b}_{4}}=26,{{b}_{5}}= 12,{{b}_{6}}=7,{{b}_{7}}=3,{{b}_{8}}=2,{{b}_{9}}=1 ,{{b}_{n}}=0,n\ge 10$. Suy ra $$Q(1)\le 403+80+96+35+26+12+7+3+2+1=665.$$ Từ đó ta có $P(1)\ge (-3)\cdot 665+2015=20$. Vậy GTNN cần tìm là 20. __________________ Sự im lặng của bầy mèo thay đổi nội dung bởi: huynhcongbang, 25-03-2015 lúc 04:48 PM |
The Following 10 Users Say Thank You to huynhcongbang For This Useful Post: | buigiahuy0 (25-03-2015), dangvip123tb (01-04-2015), duykhanhht (28-03-2015), hieut1k24 (28-03-2015), nhatduyt1k24 (25-03-2015), Nvthe_cht. (25-03-2015), Raul Chavez (25-03-2015), thaygiaocht (25-03-2015), thiendieu96 (25-03-2015), vantienducdh (25-03-2015) |
25-03-2015, 08:24 PM | #7 | |
Administrator Tham gia ngày: Mar 2009 Bài gởi: 349 Thanks: 0 Thanked 308 Times in 161 Posts | Trích:
Hiển nhiên rằng nếu $k$ có tính chất "$t-m$" thì nó cũng có tính chất "$t-n$" với $n$ là ước của $m$. Bổ đề 1: Cho $p$ là một số nguyên tố lẻ khi đó $S_k(p)$ không chia hết cho $p$ khi và chỉ khi $(p - 1) | k$. Chứng minh: Gọi $r$ là căn nguyên thủy của $p$. Khi đó: $S_k(p)\equiv r^0 + r^k + ... + r^{(p - 2)k} = \frac{r^{k(p - 1)}-1}{r^k-1}[mod p]$, và từ đó có đpcm. Cách khác sơ cấp hơn: Nếu $k < p - 1$. Hiển nhiên đa thức $x^k - 1$ có tối đa $k$ nghiệm theo $mod p$. Do đó tồn tại một số nguyên dương $a$ mà $a^k - 1$ không chia hết cho $p$ và $(a, p) = 1$. Khi đó $(a, 2a, 3a,..., pa)$ là một hệ thặng dư đầy đủ $mod p$, suy ra: $a^k + (2a)^k + ... + (pa)^k\equiv S_k(p) [mod p]$. $\Rightarrow (a^k - 1)S_k(p)\equiv 0[mod p]$. $\Rightarrow S_k(p) \vdots p$. Bổ đề 2: Cho $p$ là một số nguyên tố lẻ. Khi đó $k$ có tính chất "$t-p$" khi và chỉ khi $(p - 1) | k$. Chứng minh: * Điều kiện cần: Giả sử $k$ không chia hết cho $p-1$, theo bổ đề 1 thì $S_k(p)$ chia hết cho $p$ (1). Nếu $k$ lẻ, rõ ràng $S_k(\frac{p - 3}{2})\equiv S_k(\frac{p + 3}{2}) [mod p]$ (2). Từ (1) và (2) suy ra tập các số dư của $S_k(n)$ khi chia cho $p$ không vượt quá $p - 1$, mâu thuẫn. Nếu $k$ chẵn, ta có $S_k(\frac{p - 1}{2})\equiv S_k(p)\equiv 0[mod p]$ và từ đây cũng dẫn tới mâu thuẫn. * Điều kiện đủ là hiển nhiên. Bổ đề 3: Cho $m, n$ là 2 số nguyên dương nguyên tố cùng nhau. Khi đó nếu $k$ có tính chất "$t-mn$" khi và chỉ khi nó có tính chất "$t-m$" và "$t-n$". Chứng minh: * Điều kiện cần là hiển nhiên. * Điều kiện đủ: Với một số nguyên dương $a$ bất kì tồn tại $x, y$ thỏa mãn: $S_k(x)\equiv a[mod m]$. $S_k(y)\equiv a[mod n]$. Theo định lý thặng dư Trung Hoa tồn tại $b$ thỏa mãn: $b\equiv x[mod m^2]$. $b\equiv y[mod n^2]$. Khi đó: $S_k(b)\equiv S_k(x)\equiv a[mod m]$. $S_k(b)\equiv S_k(y)\equiv a[mod n]$. Và ta có đpcm. Trở lại bài toán: a) $k$ có tính chất "$t-20$" Khi và chỉ khi $k$ sẽ có tính chất "$t-5$" và "$t-4$". Theo bổ đề 2, $k$ có tính chất "$t-5$" khi và chỉ khi $4 | k$. Khi đó, ta có: $S_k(4l)\equiv lS_k(4)\equiv 2l[mod 4]$. $S_k(4l + 1)\equiv lS_k(4)+ 1\equiv 2l + 1[mod 4]$. Suy ra $k$ có tính chất "$t-4$". Do đó $4 | k$ là điều kiện cần và đủ. b) Theo a) thì $k$ có tính chất "$t-20^{15}$" thì $4 | k$. Và do đó $k \ge 4$. Ta sẽ chứng minh $k = 4$ là số nhỏ nhất có tính chất "$t-20^{15}$". Theo bổ đề 3, $k$ có tính chất "$t-20^{15}$" khi và chỉ khi $k$ có tính chất "$t-5^{15}$" và "$t-2^{30}$". Bằng quy nạp theo $l$ ta chứng minh giả thiết: Cho $p$ là một số nguyên tố, $p\in \{2, 5\}$. Khi đó $4$ có tính chất "$t-p^l$". Dễ thấy giả thiết đúng với $l = 1$. Giả sử nó đúng với $l$. Dựa vào công thức: $S_4(n) = \frac{n(6n^4 + 15n^3 + 10n^2 - 1)}{30}$ suy ra $S_4(p^{l + 1})$ chia hết cho $p^l$ nhưng không chia hết cho $p^{l + 1}$. Ta có: $S_4(xp^{l + 1} + y) \equiv xS_4(p^{l + 1}) + S_4(y)[mod p^{l + 1}]$. Vì $S_4(p^{l + 1})$ chia hết cho $p^l$ nhưng không chia hết cho $p^{l + 1}$, 4 có tính chất "$t-p^l$" nên dễ dàng suy ra 4 có tính chất "$t-p^{l + 1}$" và giả thiết được chứng minh. Thay $p = 2, 5$ vào ta suy ra $4$ có tính chất "$t-20^{15}$". thay đổi nội dung bởi: chemthan, 25-03-2015 lúc 09:52 PM | |
The Following 7 Users Say Thank You to chemthan For This Useful Post: | dangvip123tb (01-04-2015), huynhcongbang (25-03-2015), n.v.thanh (27-03-2015), quocbaoct10 (25-03-2015), Raul Chavez (26-03-2015), thaygiaocht (25-03-2015), vantienducdh (25-03-2015) |
25-03-2015, 10:09 PM | #8 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Oct 2013 Bài gởi: 55 Thanks: 1 Thanked 13 Times in 8 Posts | |
25-03-2015, 10:12 PM | #9 |
+Thành Viên Danh Dự+ Tham gia ngày: Oct 2012 Đến từ: THPT chuyên Lê Quý Đôn-Nha Trang-Khánh Hòa Bài gởi: 539 Thanks: 292 Thanked 365 Times in 217 Posts | Bài 3 a có thể giải cách khác như sau. Ta cần chứng minh $S_k \equiv 2 \pmod{5}$ không xảy ra. Đặt $t_n=\sum (5n+i)^k$ Từ: $(5n+i)^k \equiv i^k \pmod{5} \\ n^{4k+i} \equiv n^i \pmod{5} $ Ta nhận thấy được rằng không tồn tại số $k$ để cho $\sum (5n+i)^k \equiv 2 \pmod{p}$.(ta xét với các số $i^k$ với $i=1,2,3,4$ và $k=1,2,3$). Nên từ đó với mọi $k$ không chia hết cho 4 thì $S_k \equiv 2 \pmod{5}$ không xảy ra. __________________ i'll try my best. |
The Following User Says Thank You to quocbaoct10 For This Useful Post: | dangvip123tb (01-04-2015) |
25-03-2015, 10:20 PM | #10 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Nov 2007 Bài gởi: 1,250 Thanks: 119 Thanked 616 Times in 249 Posts | Luật có đề bài Hình không? __________________ T. |
The Following User Says Thank You to n.t.tuan For This Useful Post: | dangvip123tb (01-04-2015) |
25-03-2015, 10:35 PM | #11 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Aug 2014 Đến từ: 12 Toán THPT chuyên LQĐ-Quảng Trị Bài gởi: 45 Thanks: 35 Thanked 11 Times in 10 Posts | mình chỉ nghe nói lại thế thôi __________________ MỘT BÀI TOÁN HAY LÀ BÀI TOÁN KHÔNG ÁP DỤNG NHIỀU KỸ THUẬT MÀ BÀI TOÁN ĐÓ PHẢI ĐẾN TỰ NHIÊN,DỄ HIỂU NHẤT |
25-03-2015, 10:41 PM | #12 |
+Thành Viên Danh Dự+ Tham gia ngày: Oct 2012 Đến từ: THPT chuyên Lê Quý Đôn-Nha Trang-Khánh Hòa Bài gởi: 539 Thanks: 292 Thanked 365 Times in 217 Posts | Câu hình: cho đường tròn (O), dây cung $BC$ cố định và điểm $A$ chạy trên $(O)$. Gọi $I,H$ lần lượt là trung điểm cạnh $BC$ và trực tâm tam giác $ABC$, tia $IH$ cắt $(O)$ tại $K$, $AH$ cắt $BC$ tại $D$, $KD$ cắt $(O)$ tại $M$. Từ M vẽ đường vuông góc với $BC$ cắt $AI$ tại $N$. a) Cmr: $N$ thuộc đường tròn cố định. b) Đường tròn tiếp xúc với $AK$ tại $A$ và đi qua $N$ cắt $AB,AC$ tại $P,Q$. J là trung điểm $P,Q$. Cmr: $AJ$ qua điểm cố định. __________________ i'll try my best. |
The Following 6 Users Say Thank You to quocbaoct10 For This Useful Post: | dangvip123tb (01-04-2015), huynhcongbang (26-03-2015), n.t.tuan (26-03-2015), thaygiaocht (25-03-2015), thiendieu96 (27-03-2015), vantienducdh (25-03-2015) |
26-03-2015, 01:19 AM | #13 | |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Mar 2010 Bài gởi: 86 Thanks: 44 Thanked 70 Times in 34 Posts | Trích:
| |
26-03-2015, 02:11 AM | #14 |
Administrator | Dưới đây là lời giải chi tiết cho bài hình. Theo mình thì bài này tuy có mô hình khá đơn giản nhưng lại kết hợp nhiều kết quả có sẵn, nếu không nắm vững sẽ giải rất vất vả. Mình phải mất gần 2 tiếng mới giải xong bài này. a) Gọi $E$ là điểm đối xứng với $A$ qua $O$ thì dễ thấy tứ giác $BHCE$ là hình bình hành và có $K,H,I,E$ thẳng hàng. Do đó $\angle AKI=\angle ADI=90{}^\circ $ nên tứ giác $AKDI$ nội tiếp. Suy ra $$\angle AIB=180{}^\circ -\angle AKD=\angle ACM.$$ Ngoài ra, $\angle ABI=\angle AMC$ nên hai tam giác $ABI,AMC$ đồng dạng, suy ra $\angle BAI=\angle MAC$. Gọi $F$ là giao điểm của trung tuyến $AI$ với $(O)$ thì từ các tam giác đồng dạng, ta có $$\angle FCB=\angle BAI=\angle MAC=\angle CBM.$$ Do đó, $BM=CF$ hay $MF\parallel BC.$ Suy ra $IM=IF=IN$ nên $BC$đi qua trung điểm của $MN$ hay nói cách khác, $M,N$ đối xứng nhau qua $BC$. Vậy $\angle BNC=\angle BMC=180{}^\circ -\angle BAC$ cố định nên điểm $N$ di chuyển trên cung chứa góc $180{}^\circ -\angle BAC$ dựng trên $BC$, tức là thuộc đường tròn cố định. b) Gọi $(S)$ là đường tròn ngoại tiếp tam giác $APQ.$ Giả sử $HN$ cắt $(S)$ tại $R$. Tứ giác $HNEJ$ có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên là hình bình hành, suy ra $HN\parallel JE$, mà $JE\bot AJ$ nên $HN\parallel AJ.$ Do đó, tứ giác $HNID$ nội tiếp. Ta có $$\angle AQN=\angle ARN=\angle NHI=\angle NDI$$ nên $CQND$ nội tiếp. Suy ra $$\angle NQD=\angle NCD=\angle DCM=\angle BAM=\angle CAJ=\angle QAN$$ hay $DQ$ là tiếp tuyến của đường tròn $(S).$ Tương tự thì $DP$ cũng là tiếp tuyến của $(S)$ nên $AD$ là đường đối trung của tam giác $APQ$, tức là $AJ,AD$ đối xứng nhau qua phân giác góc $\angle BAC.$ Hơn nữa, do $H,O$ lần lượt là trực tâm và tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ nên $AH,AO$ cũng đối xứng nhau qua phân giác góc $\angle BAC$. Từ đây suy ra $AJ,AO$ trùng nhau hay $AJ$ đi qua điểm $O$ cố định. __________________ Sự im lặng của bầy mèo thay đổi nội dung bởi: huynhcongbang, 26-03-2015 lúc 09:40 AM |
The Following 5 Users Say Thank You to huynhcongbang For This Useful Post: | alibaba_cqt (31-03-2015), dangvip123tb (01-04-2015), quocbaoct10 (26-03-2015), thiendieu96 (27-03-2015), vantienducdh (26-03-2015) |
26-03-2015, 06:11 AM | #15 |
+Thành Viên Danh Dự+ Tham gia ngày: Oct 2012 Đến từ: THPT chuyên Lê Quý Đôn-Nha Trang-Khánh Hòa Bài gởi: 539 Thanks: 292 Thanked 365 Times in 217 Posts | Nhận xét một chút về bài 3: Từ các con số $20$ hay $20^{15}$, ta hoàn toàn có thể tổng quát nó lên thành các số $m=a.b$ với $a=2^k$ và $b$ là một số có căn nguyên thủy, cụ thể $2,4,p^k,2p^k$. Lời giải Hoàn toàn có thể xây dựng dựa vào bổ đề 1 trong lời giải của anh Trung :"Cho $p$ là một số nguyên tố lẻ khi đó $S_k(p)$ không chia hết cho $p$ khi và chỉ khi $(p - 1) | k$". Và có một câu hỏi được đặt ra: liệu với $m$ là tích của 2 số có căn nguyên thủy( 2 số này khác $2$ và $4$) thì có tồn tại $k \neq 1$ sao cho $k$ mang tính chất $t-m$ hay không ? Và nếu chứng minh được điều này thì việc mở rộng ra với tất cả các số tự nhiên là hoàn toàn có thể, dựa vào bổ đề 3 của anh Trung: "Cho $m, n$ là 2 số nguyên dương nguyên tố cùng nhau. Khi đó nếu $k$ có tính chất "$t-mn$" khi và chỉ khi nó có tính chất "$t-m$" và "$t-n$" ". __________________ i'll try my best. thay đổi nội dung bởi: quocbaoct10, 26-03-2015 lúc 06:25 AM |
The Following 5 Users Say Thank You to quocbaoct10 For This Useful Post: | dangvip123tb (01-04-2015), Raul Chavez (26-03-2015), thaygiaocht (26-03-2015), thiendieu96 (27-03-2015), vantienducdh (26-03-2015) |
Bookmarks |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|