|
|
|
Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé ! * Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope * Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây |
| Ðiều Chỉnh | Xếp Bài |
10-07-2015, 03:04 PM | #1 |
Administrator | IMO 2015 - Đề thi, lời giải và kết quả đội tuyển Dưới đây là đề thi Olympic Toán quốc tế 2015 ngày thi thứ 1 mình lấy từ facebook của thầy phó đoàn Việt Nam, TS. Lê Anh Vinh. ĐỀ THI IMO 2015 Bài 1. Một tập hợp hữu hạn $S$ các điểm nằm trên mặt phẳng là "cân bằng" nếu như với hai điểm $A,B$ phân biệt thuộc $S$, luôn tồn tại một điểm $C$ thuộc $S$ mà $AC=BC.$ Ta gọi tập hợp $S$ là "không tâm" nếu như với mọi bộ ba điểm $A,B$ và $C$ thuộc $S,$ không tồn tại điểm $P$ thuộc $S$ sao cho $PA=PB=PC.$ a) Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên $n\ge 3$, tồn tại một tập hợp cân bằng có $n$ điểm. b) Tìm tất cả các số tự nhiên $n\ge 3$ sao cho tồn tại một tập vừa cân bằng, vừa không tâm và có $n$ điểm. Bài 2. Xác định tất cả bộ ba $(a,b,c)$ các số nguyên dương sao cho các số sau $ab-c,\text{ }bc-a,\text{ }ca-b$ đều là các lũy thừa của $2.$ Bài 3. Cho tam giác $ABC$ nhọn với $AB>AC.$ Gọi $\Gamma $ là đường tròn ngoại tiếp tam giác, $H$ là trực tâm của tam giác và $F$ là chân đường cao kẻ từ đỉnh $A.$ Gọi $M$ là trung điểm của $BC$. Gọi $Q$ là điểm nằm trên $\Gamma $sao cho $\angle HQA=90^\circ $và gọi $K$ là điểm nằm trên $\Gamma $sao cho $\angle HKQ=90^\circ $. Giả sử các điểm $A,B,C,K$và $Q$ đều phân biệt và nằm trên $\Gamma $ theo thứ tự đó. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp hai tam giác $KQH$ và $FKM$ tiếp xúc nhau. __________________ Sự im lặng của bầy mèo thay đổi nội dung bởi: huynhcongbang, 10-07-2015 lúc 04:17 PM |
The Following 6 Users Say Thank You to huynhcongbang For This Useful Post: | Highschoolmath (10-07-2015), manhnguyen94 (10-07-2015), quocbaoct10 (10-07-2015), thaygiaocht (10-07-2015), thiendieu96 (18-08-2015), vantienducdh (10-07-2015) |
10-07-2015, 03:40 PM | #2 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Aug 2012 Đến từ: Chuyên Hà Tĩnh Bài gởi: 165 Thanks: 793 Thanked 216 Times in 93 Posts | Câu 3 hình là lợi thế của Đoàn Việt Nam ta rồi. Mấu chốt là có tứ giác điều hòa do đường thẳng đậm là tiếp tuyến của đường tròn đậm. Cụ thể như sau: Ta có $\widehat{JHK}=\widehat{AQ'H}=\widehat{HH'K}$ nên $HM$ là tiếp tuyến của $(KHH').$ Khi đó $\widehat{HKM}=\widehat{FKH'}.$ Biến đổi góc ta được $\widehat{JKM}+\widehat{FMK}=90^0,$ đây chính là đpcm. __________________ https://www.facebook.com/thaygiaocht thay đổi nội dung bởi: thaygiaocht, 10-07-2015 lúc 08:00 PM |
The Following 3 Users Say Thank You to thaygiaocht For This Useful Post: |
10-07-2015, 06:28 PM | #3 |
+Thành Viên Danh Dự+ Tham gia ngày: Oct 2012 Đến từ: THPT chuyên Lê Quý Đôn-Nha Trang-Khánh Hòa Bài gởi: 539 Thanks: 292 Thanked 365 Times in 217 Posts | Câu 1: Bổ đề: các đa giác đều có số lẻ cạnh đều là tập "cân bằng" và "không tâm". Chứng minh: Gọi đa giác đều trên là $A_1A_2...A_{2k+1}$. Gọi $(O)$ là đường tròn ngoại tiếp đa giác đều trên. Gọi đường kính đi qua tâm và 1 đỉnh của đa giác đều trên là "trục" của đa giác đều thì ta luôn có $2k+1$ trục như vậy. xét các cạnh $A_{i}A_1,A_{i}A_2,...,A_{i}A_{i-1},A_{i+1},...,A_{i}A_{2i+1}$, vì qua $A_{i}$ có 1 trục của đa giác đều nên trong số $2i$ cạnh kia có thể chia thành $i$ cặp cạnh bằng nhau với các độ dài phân biệt không bằng nhau. Từ đấy suy ra không tồn tại 3 cạnh chung đỉnh nào của đa giác đều bằng nhau Vậy ta chứng minh được bổ đề. a). Từ các $2k+1$-giác đều, ta dựng tâm của các đa giác đấy. Khi đó, ta được một tập "cân bằng" có số chẵn điểm. Kết hợp với các $2k+1$-giác đều, ta có đpcm. b). Xét 1 tập cân bằng $A$ có $2k$ điểm $A_1,A_2,A_3,...A_{2k}$. 1 điểm $A_i$ gọi là tốt đối với 1 cặp $A_{k},A_{t}$ ($k \neq i \neq t $) nếu $A_{i}A_{k}=A_{i}A_{t}$. Có tất cả $C_{2k}^{2}=k(2k-1)$ cặp điểm, mà trong $S$ có $2k$ điểm nên theo Dirichlet thì phải tồn tại 1 điểm $A_i$ tốt với $k$ cặp điểm. Nhưng vì trong $k$ cặp này không có cặp chứa điểm $A_i$ nên sẽ phải có 2 cặp $(A_t,A_{t_1})$ và $(A_t,A_{t_2})$ có trùng 1 điểm $A_t$.Khi đó ta có $A_i=A_{t_1}=A_{t_2}$, suy ra tập $S$ có $2k$ phần tử không phải là tập không tâm. Kết hợp với bổ đề, với các số tự nhiên $n$ lẻ lớn hơn $1$ thì luôn tồn tại $S$ có $n$ phần tử sao cho tồn tại một tập vừa cân bằng, vừa không tâm và có $n$ điểm. __________________ i'll try my best. |
The Following 2 Users Say Thank You to quocbaoct10 For This Useful Post: | Highschoolmath (10-07-2015), thaygiaocht (10-07-2015) |
10-07-2015, 07:37 PM | #4 | |
Moderator Tham gia ngày: Nov 2007 Đến từ: cyber world Bài gởi: 413 Thanks: 14 Thanked 466 Times in 171 Posts | Trích:
Nếu gọi đa giác là $A_1,A_2,..,A_{2k+1}$ và tâm là $O$ thì có thể không tồn tại $C$ mà $C$ cách đều $O$ và $A_1$. Cách chỉ ra cho $n=2k$ chẵn là: với $n=4$, dựng 2 tam giác đều cạnh đơn vị $OA_1A_2$ và $OA_2A_3$. Từ $n$ lên $n+2$ thì chỉ việc dựng thêm tam giác đều cạnh đơn vị $OA_{n}A_{n+1}$. Dễ thấy với mọi $A_i\neq A_j$ thì $OA_i = OA_j = 1$. Với mọi $A_i$ với $O$, xét tam giác đều tương ứng ta có $A_j$ mà $OA_j = A_iA_j = 1$ __________________ Traum is giấc mơ. thay đổi nội dung bởi: Traum, 10-07-2015 lúc 09:00 PM | |
The Following User Says Thank You to Traum For This Useful Post: | quocbaoct10 (10-07-2015) |
10-07-2015, 07:59 PM | #5 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Jul 2015 Bài gởi: 1 Thanks: 0 Thanked 0 Times in 0 Posts | Mình đã gửi lời giải bài 2 nhưng ko gõ latex kịp |
10-07-2015, 08:03 PM | #6 | |
Moderator Tham gia ngày: Apr 2008 Đến từ: Hàm Dương-Đại Tần Bài gởi: 698 Thanks: 247 Thanked 350 Times in 224 Posts | Trích:
Xét hệ tọa độ xiên xOy với góc xOy bằng 60 độ. Dựng các điểm theo trình tự (0,0), (1,0), (0,1), (1,1), (2,0), (0,2),....,(1,k-1), (2,k-2),...,(k-1,1), (0,k), (k,0). Với mỗi n thì chỉ cần lấy n điểm đầu tiên trong dãy điểm này là được. __________________ As long as I live, I shall think only of the Victory...................... | |
10-07-2015, 08:18 PM | #7 | |
Moderator Tham gia ngày: Nov 2007 Đến từ: cyber world Bài gởi: 413 Thanks: 14 Thanked 466 Times in 171 Posts | Trích:
__________________ Traum is giấc mơ. | |
The Following User Says Thank You to Traum For This Useful Post: | Highschoolmath (10-07-2015) |
10-07-2015, 08:57 PM | #8 |
+Thành Viên Danh Dự+ Tham gia ngày: Oct 2012 Đến từ: THPT chuyên Lê Quý Đôn-Nha Trang-Khánh Hòa Bài gởi: 539 Thanks: 292 Thanked 365 Times in 217 Posts | Câu 2: Theo đề bài, ta đặt $ab-c=2^x, bc-a=2^y,ca-b=2^z$ , giả sử $x \ge y\ ge z$, từ đó ta có $b \ge a \ge c$. Với $y=z$ dễ dàng tìm ra bộ nghiệm $(2,2,2)$. Xét TH $y>z$, giả sử $c > 4$ . Đầu tiên, ta sẽ chứng minh $3a < b$. Giả sử như $3a > b $ thì $-3a<-b \Leftrightarrow a(c-3) < 2^{z}$ hay $a < 2^{z-1}$. Ta có: $\begin{cases}ab-c-bc+a=2^z(2^{x-y}-1)\\ab-c+bc-a=2^z(2^{x+y}+1)\end{cases} \\ \Leftrightarrow \begin{cases}(b+1)(a-c)=2^y(2^{x-y}-1) (1)\\(b-1)(c+a)=2^y(2^{x-y}+1)(2) \end{cases}$(*) Từ (*) ta thấy nếu $b+1$ chia hết cho 4 thì $b-1$ không chia hết cho 4, hay $c+a$ chia hết cho $2^{y-1}$ hay $a \ge 2^{y-2} \ge 2^{z-1}$ (vô lý). Tương tự như vậy với trường hợp $b-1$ chia hết cho 4 và trường hợp cả $b-1$ lẫn $b+1$ không chia hết cho 4, ta được $3a<b$. Có: $\begin{cases}bc-a-ca+b=2^z(2^{y-z}-1)\\bc-a+ca-b=2^z(2^{y-z}+1)\end{cases} \\ \Leftrightarrow \begin{cases}(c+1)(b-a)=2^z(2^{y-z}-1) (1)\\(c-1)(b+a)=2^z(2^{y-z}+1)(2) \end{cases}$ . Lấy (1) chia (2), được: $\frac{b-a}{b+a}=\frac{2^{y-z}-1}{2^{y-z}+1}.\frac{c-1}{c+1} \ge \frac{2^{y-z}-1}{2^{y-z}+1}.\frac{1}{2} \\ \Leftrightarrow 2^{y-z} \le \frac{3b-a}{3a-b}$. Mà $3a-b < 0$ nên $2^{y-z} < 0$ (vô lý). Vậy nên $c \le 4$. Từ đó tìm ra được các bộ nghiệm ứng với $(a,b,c)$ là $(2,2,2), (2,3,2), (5,7,3), (6,11,2)$. __________________ i'll try my best. thay đổi nội dung bởi: quocbaoct10, 16-07-2015 lúc 02:13 PM |
The Following 4 Users Say Thank You to quocbaoct10 For This Useful Post: |
11-07-2015, 07:32 AM | #9 |
Super Moderator Tham gia ngày: Jan 2008 Bài gởi: 53 Thanks: 109 Thanked 27 Times in 17 Posts | Gọi W, N, P lần lượt là trung điểm của HA,HQ,HK. T là điểm đối xứng của Q qua W. Dễ thấy HT là tiếp tuyến của đường tròn (N), (PNH),(HFM). Sử dụng phép vị tự tâm H tỉ số 1/2 dễ dàng suy ra P,N,W nằm trện đường tròn Euler. Suy ra HT, FM, NP đồng quy tại J. Việc còn lại là chứng minh JK là tiếp tuyen (N). Suy ra đpcm thay đổi nội dung bởi: truongson2007, 11-07-2015 lúc 08:51 AM |
11-07-2015, 10:50 AM | #10 | |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Sep 2009 Bài gởi: 22 Thanks: 6 Thanked 7 Times in 5 Posts | Trích:
| |
11-07-2015, 12:38 PM | #11 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: May 2012 Bài gởi: 20 Thanks: 68 Thanked 21 Times in 12 Posts | Em gửi bản dịch tạm đề ngày thi thứ 2. thay đổi nội dung bởi: vanchay, 11-07-2015 lúc 12:42 PM |
11-07-2015, 01:05 PM | #12 |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Aug 2012 Đến từ: Chuyên Hà Tĩnh Bài gởi: 165 Thanks: 793 Thanked 216 Times in 93 Posts | Lại có hình và PTH là 2 phần thế mạnh của VN nên khả năng có nhiều vàng rồi. Bài hình ngày 2 cơ bản cũng là một bài toán biến đổi góc. Cụ thể như sau: Đpcm tương đương với $YF=YG$ hay $\widehat{AFO_1}=\widehat{AGO_2}$ hay $\widehat{BFD}=\widehat{CGE}.$ Điều này đúng theo cách xác định các điểm $F,D,E,G.$ Thật vậy $\widehat{DAF}+\widehat{DBF}=\widehat{C}+\widehat{ \alpha}$ và $\widehat{ECG}+\widehat{EAG}=\widehat{B}+\widehat{ \alpha}.$ Trừ từng vế ta được $\widehat{AGE}-\widehat{ADF}=\widehat{C}-\widehat{B}.$ Chuyển vế ta được $\widehat{BFD}=\widehat{CGE},$ đpcm. __________________ https://www.facebook.com/thaygiaocht thay đổi nội dung bởi: thaygiaocht, 11-07-2015 lúc 02:21 PM |
11-07-2015, 01:59 PM | #13 |
Senior Member | Các bạn cho mình hỏi là hàm số nếu chỉ cho điều kiện từ R -> R thì mình có thể cho x chạy đến vô cùng để tìm hàm được không? Mình có nghĩ ra một cách để giải bài 2 ngày 2 mà mông lung phần kia quá. |
11-07-2015, 07:02 PM | #14 |
+Thành Viên Danh Dự+ Tham gia ngày: Oct 2012 Đến từ: THPT chuyên Lê Quý Đôn-Nha Trang-Khánh Hòa Bài gởi: 539 Thanks: 292 Thanked 365 Times in 217 Posts | Câu 5: CHo $x=y=0$ thì được $f(f(0))=f(0)$. Thay $x=0, y=f(0)$, ta có $2f(0)=f(0)^2 \Rightarrow f(0)=0$ hoặc $f(0)=2$. TH1: $f(0)=2$. Thay $y$ bởi $x$, $x=0$ vào pt đầu, ta được: $f(f(x))=f(x)+2(x-1)$ (1) Thay $x$ bởi $x-1$, $y=1$ vào pt đầu, ta được: $f(x+f(x)-1)=x+f(x)-1$ Thay $x$ bởi $x+f(x)-1$ vào (1), ta được: $f(x)=2-x$. TH2: f(0)=0. Giả sử $f(x) \neq x$ $\forall x \in \mathbb{R}$. Thay $y$ bởi $f(x)-x$, ta được: $f(x(f(x)-x))=(f(x)-x)f(x)$ (2) Thay $y$ bởi $x-f(x)$, $x$ bởi $-x$, ta được: $f(-x(x-f(x)))=(x-f(x))f(-x)$ (3) Từ (3) và (2) suy ra $f(x)=-f(-x)$ (*) Thay $y$ bởi $-x$ vào pt đầu, ta được: $f(x)+f(-x^2)=x-xf(x)$ (4) Thay $x$ bởi $-x$ vào pt (4), ta được: $f(-x)+f(-x^2)=-x+x(f-x)$ (5) Từ (4) và (5) suy ra: $-f(x)+x-xf(x)=-f(-x)-x+xf(-x)$ (6) Thay (*) vào (6), ta có: $-f(x)+x-xf(x)=f(x)-x-xf(x) \Leftrightarrow f(x)=x$ (vô lý). Vậy: $f(x)=x$ $\forall x \in \mathbb{R}$. Vậy nghiệm của pt hàm là : $f(x)=2-x$ và $f(x)=x$. __________________ i'll try my best. thay đổi nội dung bởi: quocbaoct10, 11-07-2015 lúc 07:04 PM |
13-07-2015, 04:06 AM | #15 | |
+Thành Viên+ Tham gia ngày: Mar 2011 Bài gởi: 252 Thanks: 50 Thanked 164 Times in 114 Posts | Bài 6 rất khó ưa. Nếu chặn là $2014^2$ thì bài toán sẽ rất dễ thương, nhưng lấy chặn $1007^2$ thì khiến người ăn k ngon. Bài này viết dưới dạng bảng có lẽ dễ nhìn hơn. Chuyển về bảng trên bảng Ta xây dựng bảng ô vuông có chiều dài chiều rộng tuỳ ý như sau. Nếu $a_n=k$ thì các ô $(n,n)$ đến $(n+k-1,n)$ được điền số 1. Ta gọi ô $(n+k-1,n)$ là ô thấp nhất của cột $n$. Điều kiện của bài toán sẽ trở thành như sau: i) Tổng các số trên mỗi cột lớn hơn $0$ và nhỏ hơn $2015$ ii) $2$ ô thấp nhất của $2$ cột bất kì không nằm chung 1 hàng. Chọn $N,b$ Xét đơn biến $S(n)$ là tổng các số trên hàng $n$. Ta sẽ chứng minh được :$S(n)$ không giảm và $S(n) \le 2015$. Bời thế tồn tại $N,b \in \mathbb{N}$ sao cho : $S(n)=b \forall n>N$. (*) Ta chọn $N,b$ cho bất đẳng thức cần chứng minh như $N,b$ được kiếm ra ở trên. Giải nghĩa vế trái BDT theo bảng Với $n>m \ge N$. Đặt : $A$ là tổng các số từ cột $m+1$ đến cột $n$ $B$ là tổng các số từ hàng $m+1$ đến cột $n$ $C$ là tổng các số nằm trong hình chữ nhật $ (m+1,m+1) : (n,n)$ Ta có : 1)$A= \sum_{k=m+1}^n a_k$ 2)$A-C$ là tổng các số nằm có cột nằm từ $(m+1)$ đến $n$ và nằm từ hàng $n+1$ trở đi. 3) $B= \sum_{k=m+1}^n b $ (do (*)) 4) $B-C$ là tổng các số nằm có hàng nằm từ $(m+1)$ đến $n$ và nằm từ cột $m$ trở xuống. BDT ta cần chứng minh thực ra là $| (A-C)-(B-C) | \le 1007^2$ Về bất đẳng thức Giờ ta thấy ngay vầy, nếu đánh giá "nhẹ nhàng" thì ta có : $ 0 \le A-C,B-C \le 2014^2$ bởi thế nên ta sẽ có ngay $|A-B| \le 2014^2$ mà không quá lo lắng . Tiếc thay đề bài lại là $1007^2$. Với $n-m \ge 2015$, ,mình tạm đánh giá bằng trung gian mà chẳng "nhẹ nhàng" để diễn đạt lắm, thì được cái sau đây: $ \frac{b(b+1)}{2} \le B-C \le (b-1)(2015-\frac{b}{2})$ $ \frac{b(b-1)}{2} \le A-C \le b(2015-\frac{b+1}{2})$ Từ đó ta được $ -(b-1)(2015-b) \le A-B \le b(2014-b)$ Trích:
Với $n-m \le 2014$ thì cũng thế nhưng nhìn rối mắt :v __________________ thay đổi nội dung bởi: Kelacloi, 13-07-2015 lúc 09:47 PM | |
The Following 3 Users Say Thank You to Kelacloi For This Useful Post: |
Bookmarks |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|