Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope

  Diễn Đàn MathScope > Đại Học Và Sau Đại Học/College Playground > Giải Tích/Analysis

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


 
01-05-2018, 08:33 AM   #1
LAhpnss
+Thành Viên+
 
: Feb 2018
: 18
: 9
Biểu diễn giải tích của đường cong và mặt cong

Hiện tại em đang học sơ lược phần này. Và phần bài tập có yêu cầu tìm phương trình tham sống của đường cong và mặt cong. Em đăng thắc mắc bản chất của phương trunhf tham số là như thế nào? Những tiêu chí nào? Liệu có phải chỉ cần tìm các ẩn theo một đẳng thức nào đấy mà thỏa mã phương trình tổng quát là được ? Vd phương trình tham số của mặt trong R3 (x,y,z) Thì tìm biểu diễn theo u,v . Nhưng như vậy sẽ có nhiều cách biểu diễn khách nhau? Liệu chúng có liên quan đến nhau?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
 
01-05-2018, 02:40 PM   #2
beyondinfinity
+Thành Viên+
 
 
: Dec 2009
: 456
: 64
Biểu diễn tham số có thể xem như cách nhúng (kèm theo một số điều kiện) của một $d$ chiều vào trong một không gian lớn hơn (đường: 1 chiều, mặt: 2 chiều). Đại khái là ví dụ như $(0,1)$ có thể bị uốn và đặt vào trong $\mathbb{R}^2$ tạo thành 1 đường trong $\mathbb{R}^2$, phép uốn chính là $f: (0,1) \to \mathbb{R}^2$, $u \mapsto f(u)$, nhưng tất nhiên phải uốn theo điều kiện yêu cầu:
- Đường trong không gian topo cần $f$ liên tục.
- Đường trong hình vi phân (trên đa tạp khả vi) cần $f\in C^k$
- Đường trong hình đại số cần $f$ là rational mapping
Trong trường hợp liên tục hoặc vi phân trong $\mathbb{R}^n$ (và trong đa tạp vì cơ bản locally thì đa tạp là $\mathbb{R}^n$), phương trình tham số hóa được dùng để định nghĩa cho đường cong (định nghĩa tổng quát của đường là đa tạp một chiều có thể chứng minh tương đương với định nghĩa tham số). Nhưng trong các trường hợp khác không phải lúc nào cũng tham số hóa được, và cách tham số hóa cũng không duy nhất, ví dụ như "đổi biến" bằng hàm diffeomorphism (song ánh kèm với điều kiện của phép uốn) $\phi: (0,1) \to (0,1)$ thì $f$ và $f\circ \phi$ là hai cách tham số hóa cho cùng một đường (theo nghĩa vi phân).
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

 


« | »







- -

Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 42.17 k/45.90 k (8.12%)]