Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope

  Diễn Đàn MathScope > Đại Học Và Sau Đại Học/College Playground > Logic, Tập Hợp, Toán Rời Rạc

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


 
22-11-2012, 08:28 PM   #16
Phudinhgioihan
+Thành Viên+
 
 
: Jul 2012
: Power of zero
: 35
: 29
:
Không phủ nhận lời giải của anh, nhưng em thấy hơi giả tạo. Cho 2 số thực x, y. Chứng minh $x+y=x \Rightarrow y=0 $ ta có $x+y+(-x)=[x+y]+(-x)=x+(-x)=0 $ $\rightarrow x+[y+(-x)]=[x+(-x)]+y=0+y=y $(*) Áp dụng cái (*) này: $\Rightarrow0.x=(0+0).x=0.x+0.x \Rightarrow 0.x=0 $
Chơi tới bến đêm nay, sáng mai cuốc bộ...

$0.x=(1+(-1) ).x=1.x+(-1).x=x+(-1).x $

Theo lẽ tự nhiên, ta đi cm $(-1).x=-x $


$0.x=x+(-1).x=x+(0+(-1)).x=0.x+x+(-1).x $

$\Rightarrow (-1).x=-x $

Thế thì xong rồi !
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Mathematic does not exist!

https://phudinhgioihan.wordpress.com/
 
22-11-2012, 08:37 PM   #17
pega94
+Thành Viên+
 
: Nov 2012
: 193
: 35
:
Chơi tới bến đêm nay, sáng mai cuốc bộ...

$0.x=(1+(-1) ).x=1.x+(-1).x=x+(-1).x $

Theo lẽ tự nhiên, ta đi cm $(-1).x=-x $


$0.x=x+(-1).x=x+(0+(-1)).x=0.x+x+(-1).x $

$\Rightarrow (-1).x=-x $

Thế thì xong rồi !
(Sẵn cho em hỏi tính trù mật của $Q $ và $R\Q $ trong $R $) với mọi số thực $x $ và mọi số thực dương $\epsilon $ ta tìm được $q $ và $p $ trong $Q $ và $r $ và $s $ trong $R\Q $ sao cho:
$x-\epsilon<p<x<q<x+\epsilon $
và:
$x-\epsilon<r<x<s<x+\epsilon $

Diễn giải ra câu chữ thì nên hiểu sau anh
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
 
22-11-2012, 09:44 PM   #18
Phudinhgioihan
+Thành Viên+
 
 
: Jul 2012
: Power of zero
: 35
: 29
:
(Sẵn cho em hỏi tính trù mật của $Q $ và $R\Q $ trong $R $) với mọi số thực $x $ và mọi số thực dương $\epsilon $ ta tìm được $q $ và $p $ trong $Q $ và $r $ và $s $ trong $R\Q $ sao cho:
$x-\epsilon<p<x<q<x+\epsilon $
và:
$x-\epsilon<r<x<s<x+\epsilon $

Diễn giải ra câu chữ thì nên hiểu sau anh
Thật ra 2 câu trên chỉ là suy ra từ tính chất trù mật của $\mathbb{Q} $ trong $\mathbb{R} $, tức giữa 2 số thực bất kỳ luôn tồn tại số hữu tỷ. Trong các sách đều có CM rồi, viết ra ở đây không tiện
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Mathematic does not exist!

https://phudinhgioihan.wordpress.com/
 
22-11-2012, 09:54 PM   #19
pega94
+Thành Viên+
 
: Nov 2012
: 193
: 35
:
Thật ra 2 câu trên chỉ là suy ra từ tính chất trù mật của $\mathbb{Q} $ trong $\mathbb{R} $, tức giữa 2 số thực bất kỳ luôn tồn tại số hữu tỷ. Trong các sách đều có CM rồi, viết ra ở đây không tiện
Cuối cùng cũng chả hiểu để làm gì luôn, sách viết có mấy dòng đó thôi.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
 
24-11-2012, 09:14 PM   #20
yeuthuong08
+Thành Viên+
 
: Feb 2011
: 57
: 28
:
Lời giải giả tạo là sao ta ? Mới nghĩ ra thôi mà. Học Toán cc thì em cũng phải quen tư duy theo lối chuyên nghiệp tí, như trong các sách ấy, thế mới dễ đọc tài liệu cũng như nghiên cứu chuyên sâu! Gạt bỏ kiểu lập luận sơ cấp hồi PT đi... Anh nhớ có nhà Toán học nào nói thế này...

"Muốn học được Toán cao cấp, cần phải bỏ Toán sơ cấp . Muốn học được Toán hiện đại, cần gạt bỏ Toán cao cấp". Em hiểu ý ông này nói gì chứ !
Vậy bạn hiểu ý kiến của ông ấy như thế nào?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
 
24-11-2012, 09:30 PM   #21
Phudinhgioihan
+Thành Viên+
 
 
: Jul 2012
: Power of zero
: 35
: 29
:
Chứng minh sự tồn tại $\sqrt[3]{5}$
Giờ ngẫm nghĩ cái chủ đề này hay hay thật. Rãnh không biết làm gì, ta đi chứng minh sự tồn tại của căn bậc n.

Bài toán:

Cho $a \in \mathbb{R}_+ $ và $n \in \mathbb{N}^* $
CM: tồn tại $b \in \mathbb{R}_+ $ sao cho $b^n=a $

Giải:

# Nếu $a=0,a=1 $ thì hiển nhiên.

# Nếu $a>1 $

Đặt $A=\{x \in \mathbb{R}_+ ; x^n \le a\} $

Vì $1 \in A $ nên $A $ khác rỗng và hiển nhiên bị chặn trên bởi a vì nếu $x \in A $ thì $x^n\le a<a^n $,

do đó A phải có một biên trên b trong $\mathbb{R} $

* Giả sử $b^n<a $

Vá»›i $\alpha \in (0;1) $

$(b+\alpha)^n-b^n=\sum_{k=1}^n C_n^kb^{n-k}\alpha^k $

$< \sum_{k=1}^n C_n^k b^{n-1} \alpha=(2^n-1) b^{n-1} \alpha $

Chọn $0<\alpha < Min(1, \dfrac{a-b^n}{(2^n-1)b^{n-1}}) $

$\Rightarrow (b+\alpha)^n -b^n < (2^n-1) b^{n-1} \alpha <a-b^n $

$\Leftrightarrow (b+\alpha)^n <a $

$\Rightarrow b+\alpha \in A $ nhưng $b+\alpha >b =Sup_A $ , mâu thuẫn!


*Giả sử $b^n>a $

Vá»›i $\beta \in (0;b) $

$b^n-(b -\beta)^n=\sum_{k=1}^n C_n^k (-1)^{k+1} b^{n-k} \beta^k $

$\le \sum_{k=1}^n C_n^k b^{n-k} \beta^k=\sum_{k=1}^nC_n^k b^n (\dfrac{\beta}{b})^k $

$< \sum_{k=1}^n C_n^k b^n \dfrac{\beta}{b}=(2^n-1) b^{n-1} \beta $

Chọn $0<\beta<Min(b,\dfrac{b^n-a}{(2^n-1)b^{n-1}}) $

$\Rightarrow b^n-(b-\beta)^n < (2^n-1)b^{n-1}\beta <b^n-a $

$\Leftrightarrow (b-\beta)^n >a $

$\Rightarrow b-\beta $ là một chặn trên của A, mâu thuẫn với $b=Sup_A $

Vậy phải có $b^n=a $

Nếu còn tồn tại phần tử $c \in \mathbb{R}_+, c \neq b $ và $c^n=a $

Thế thì $0=b^n-c^n=(b-c) \sum_{k=0}^{n-1} b^k c^{n-1-k} $

$\Rightarrow b=c $

# Nếu $0<a<1 $ , ta xét kết quả trên cho số $\dfrac{1}{a} $

Vậy khẳng định đã được CM



[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Mathematic does not exist!

https://phudinhgioihan.wordpress.com/
 
daylight (11-12-2012), pega94 (24-11-2012)


« | »







- -

Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 64.88 k/72.55 k (10.57%)]